Trang chủ > Lớp Giáo lý
Sư cô Khánh Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Sợ - nguyên nhân và phương cách vượt thoát
Xem: 8646 . Đăng: 02/10/2021In ấn
Sư cô Khánh Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài "Sợ - nguyên nhân và phương cách vượt thoát"
Ngày 16/9/2021 (nhằm ngày mùng 10/8/Tân Sửu), Sư cô Khánh Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài “Sợ – Nguyên nhân và phương cách vượt thoát.”
Đầu tiên Sư cô gửi lời thăm hỏi và cầu chúc sức khỏe đến đại chúng. Lý do Sư cô chọn đề tài “Sợ – Nguyên nhân và phương cách vượt thoát”, đó là vì có một số Phật tử nhắn tin và điện thoại để nói về sự lo sợ có thể nói là khủng hoảng vì dịch Covid.
Được biết rằng, tình hình Covid đang diễn biến phức tạp, số người nhiễm và tử vong tăng cao không có dấu hiệu giảm đi. Mọi người đang phải gồng mình chống dịch và đều mong muốn đóng góp một chút gì trong đại dịch này.
Để cho nỗi sợ hãi và sự hoang mang lo lắng của chúng ta được lắng dịu, Sư cô đã chia sẻ đến đại chúng những kinh nghiệm của tự thân, những kinh nghiệm tương ưng với tâm dựa vào lời kinh Phật dạy, về việc xử lý nỗi “Sợ” sau khi nhìn kỹ, nhìn sâu về nó.
Sợ là cái gì? Sư cô đã diễn giảng cho chúng ta biết đó là cảm giác bất an, khiếp đảm, khiếp sợ về một sự việc, một sự vật, hiện tượng gì đó, để ít nhất chúng ta phải biết sợ là cái gì, nguyên nhân làm chúng ta sợ, từ đó mới có phương pháp đối trị và khắc phục vượt thoát ra nỗi sợ đó.
Tác hại của nỗi “sợ” không hề nhỏ, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đời sống của chúng ta, nó làm cho tâm chúng ta lúc nào cũng phập phồng lo sợ và nếu trạng thái bất an này kéo dài, nó sẽ dẫn đến sự khủng hoảng tinh thần, cuộc sống chúng ta sẽ bị chìm trong hoang tưởng, đánh mất đi hạnh phúc trong hiện tại.
Như vậy, nguyên nhân làm chúng ta “sợ” đó là do bản chất chúng ta muốn kiểm soát, luôn muốn làm chủ những gì của mình, những gì thuộc về mình, hay nói khác đi, nói theo ngôn từ của Phật giáo, đó là sợ làm tổn hại đến cái mà ta gọi là Ngã và Ngã Sở. Chúng ta luôn cho rằng trong chúng ta tồn tại một cái gì đó thường còn, bất sanh bất diệt, không bị thay đổi, không bao giờ mất đi, cho nên, chúng ta con chấp ngã là chúng ta còn đau khổ, còn sợ hãi. Đức Phật dạy: “Do ái sinh sầu ưu, do ái sinh sợ hãi. Ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?”.
Cuối lời, Sư cô đã đưa ra phương cách giải thoát, nên tìm giải pháp thoát khỏi khủng hoảng tinh thần, để vượt qua và khắc phục nỗi sợ về tâm lý. Thứ nhất chúng ta nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng và Giới; Thứ hai, chúng ta thực tập quan sát hơi thở, tạo nên sức mạnh tinh thần làm chủ cảm xúc; Thứ ba, chúng ta hãy suy nghĩ tích cực; Thứ tư, chúng ta dũng cảm đối diện, tu tập tâm từ và san sẻ tình yêu thương.
Kết thúc bài pháp thoại của Sư cô đến đại chúng, bằng câu chuyện “Mọi việc rồi sẽ trôi qua”. Thông qua câu chuyện đủ biết, trong cuộc đời này dù có gặp vấn đề khó khăn nào đó, hay tìm đến cái chết, thì hãy nghỉ rằng cuộc sống không có gì là không biến đổi, thay đổi theo thời gian. Nói như nhân gian, ông Trời không bao giờ tuyệt đường của ai, vấn đề là mình có kiên nhẫn, để tìm ra con đường đó không.
Một thông điệp, mà Sư cô chuyển đến đại chúng: “Mọi việc rồi cũng sẽ trôi qua, trận dịch này cũng vậy, sớm hay muộn rồi cũng sẽ qua đi.”
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Sư cô Hạnh Liên chia sẻ đề tài Nhân quả của thiên tai dịch bệnh ( Ban Truyền thông NGKS , 13348 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Mục tiêu của đời sống ( Ban Truyền thông NGKS , 8716 xem)
Ni trưởng Chúng Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Triển khai bốn câu kệ thị chúng của Ni trưởng Huỳnh Liên ( Ban Truyền thông NGKS , 8160 xem)
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Quan niệm về hạnh phúc của Phật ( Ban Truyền thông NGKS , 7284 xem)
Ni sư Hòa Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Tập làm chủ trước sự khen chê ( Ban Truyền thông NGKS , 6220 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Lục độ Ba la mật (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 6716 xem)
Ni sư Trí Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Bát chánh đạo (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 6940 xem)
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Nước và tâm sân ( Ban Truyền thông NGKS , 6936 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Hình ảnh Người Phật tử ( Ban Truyền thông NGKS , 8308 xem)
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm (phần cuối) ( Ban Truyền thông NGKS , 6228 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng