Trang chủ > Lớp Giáo lý
Ni sư Trí Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Bát chánh đạo (tiếp theo)
Xem: 6746 . Đăng: 09/09/2021In ấn
Ni sư Trí Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Bát chánh đạo (tiếp theo)
Thứ 3 ngày 07 tháng 9 năm 2021 (nhằm mùng 01 tháng 8 năm Tân Sửu), Ni sư Trí Liên - Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, tiếp tục chia sẻ chủ đề Bát Chánh Đạo với Lớp Giáo lý trực tuyến.
BÁT CHÁNH ĐẠO (PHẦN 2)
II. Chánh Tư Duy
Chánh tư duy là pháp thứ hai trong Bát Chánh Đạo thuộc nhóm trí huệ. Chánh tư duy là suy nghĩ, là tư tưởng chân chính phát xuất từ sự biết chân chánh. Chánh tư duy là kết quả do chánh kiến mang lại. Tư tưởng chân chánh sẽ ảnh hưởng đến lời nói và hành động chân chính.
Kinh Pháp Cú dạy:
"Trong các pháp do tâm làm chủ,
Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên,
Tâm dơ tạo nghiệp chẳng hiền,
Như xe lăn bánh, khổ liền theo sau.
Trong các pháp do tâm làm chủ,
Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên,
Tâm thanh tạo nghiệp tốt hiền,
Như hình dọi bóng, vui liền theo sau."
Phẩm Song Yếu
Lời dạy này nhấn mạnh tư tưởng ảnh hưởng lời nói hay hành động. Mỗi tư tưởng ô nhiễm sẽ làm ta đau khổ. Lời nói hay hành động ác là sự diễn dịch sai lầm của tư tưởng. Nếu con người có tâm trong sạch, hạnh phúc do tâm mang đến sẽ theo sau.
Chánh tư duy chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy.
1. Xuất ly tư duy: từ bỏ tham ái
Đặc tánh đầu tiên của Chánh tư duy là tâm xuất ly hay tâm khước từ, từ bỏ sự đắm nhiễm của các giác quan và đời sống thế tục lợi dưỡng, khước từ hay xuất ly là ý chí hy sinh, thúc dục hành động để tiến đến quả lành diệt trừ tham ái. Chính tham ái, ái dục là nguyên nhân đưa đến khổ đau.
Đức Phật dạy nhiều về sự nguy hại của ái dục, Ngài thường đưa các ví dụ: ái dục như khúc xương, miếng thịt, bó cỏ khô, hố than hừng, cơn mộng…
Ái dục dẫn đến sự bất toại nguyện, đau khổ, sự nguy hại của ái dục vô cùng tận, dẫn đến luân hồi sanh tử.
“Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.”
Như Lai Thuyết (1) (S.v,420)
“Chơn lý thứ hai là Tập đế,
Nguyên nhân ái dục đắm phù hoa.
Nguyên nhân ái dục mê đời sống,
Ái dục triền miên cõi ái hà.”
NT. Huỳnh Liên
Người có trí tuệ thấy sự khoái lạc của các căn là không thật, là vô thường. Khước từ, (xuất ly, ly tham) là tiến bước trên con đường đoạn trừ phiền não, thẳng tiến trên lộ trình giải thoát.
2. Vô sân tư duy: tâm từ
Người có tư tưởng chân chính sẽ có lòng từ và lòng bi. Đây là hai đức tánh đặc biệt của tứ vô lượng tâm. Hai đức tánh này sẽ diệt trừ tánh ích kỷ và tăng trưởng lòng vị tha. Tâm này gọi là tâm vô lượng vì không có giới hạn chủng tộc, tôn giáo và màu da. Tâm này mang lại an lành cho tất cả chúng sanh.
Đức Phật dạy Ngài Rahula: “Này Rahula! Con hãy trau dồi lòng từ để diệt trừ tư tưởng ác. Con hãy trau dồi lòng bi để diệt trừ tâm sân.”
Lòng từ bi trái nghịch với tâm ác và tâm sân hận. Tham ái đưa đến sân hận và khổ não. Đối đầu với sân hận là tâm từ.
"Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật ngàn thu."
Vô sân tư duy là tư tưởng chân chính với lòng từ, không sân hận.
3. Vô hại tư duy: Tâm bi
Điểm thứ ba của Chánh tư duy là lòng bi. Đặc tánh của lòng bi là tâm rung động trước sự khổ của chúng sanh, luôn luôn muốn cứu giúp người khác thoát khổ, đến nơi chốn an lành. Đức Phật là tấm gương đại bi sáng chói. Lòng bi là nền tảng chung của giới đức. Tâm Bồ đề cũng như tất cả Bồ tát giới đều dựa trên lòng bi.
Khi nhìn cảnh thiên hạ đói khát, chết chóc, thấy người bị hành hạ tù đày, thấy người bệnh hoạn rên la, ta động lòng cảm xúc, chảy nước mắt, muốn ra tay cứu vớt để họ bớt khổ đau. Đó là lòng bi.
Lòng từ bi không chỉ giới hạn giữa con người, mà bao gồm tất cả chúng sanh, tất cả hành động với tâm vị tha, với lòng từ ái là từ bi.
Tóm lại, Chánh tư duy chỉ những tư tưởng về sự khước từ hay giải thoát (ly tham), ý tưởng về tình yêu thương vô ngã (tâm từ), và về bất bạo động, trải ra đến muôn loài (tâm bi). Điều này cho thấy rằng trí tuệ chân thật vốn có những đức tính cao quý trên, còn mọi tư tưởng về dục vọng vị kỷ, sân hận hay bạo động đều là kết quả của sự thiếu trí tuệ trong mọi lãnh vực đời sống cá nhân và xã hội.
Ban Truyền thông NGKS
----ooOoo----
BÀI LIÊN QUAN
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Nước và tâm sân ( Ban Truyền thông NGKS , 6200 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Hình ảnh Người Phật tử ( Ban Truyền thông NGKS , 7724 xem)
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm (phần cuối) ( Ban Truyền thông NGKS , 5556 xem)
Ni sư Hằng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Thiền và Hơi thở tự nhiên ( Ban Truyền thông NGKS , 8696 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Cải tiến tự thân, vượt sóng gió ( Ban Truyền thông NGKS , 6132 xem)
Ni sư Tín Liên thuyết giảng trực tuyến đề tài Vật gì chiếu sáng đời ( Ban Truyền thông NGKS , 5356 xem)
Sư cô Hòa Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Cứu cánh của Sa môn hạnh ( Ban Truyền thông NGKS , 7688 xem)
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Những bài kinh liên hệ đến nước ( Ban Truyền thông NGKS , 6940 xem)
Ni trưởng Xuân Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Bốn sự thật cao quí ( Ban Truyền thông NGKS , 5896 xem)
Ni Sư Hằng Liên đã chia sẻ pháp thoại với chủ đề Cách Chọn Niềm Vui ( Ban Truyền thông NGKS , 6660 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng