Trang chủ > Lớp Giáo lý

Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Nước và tâm sân

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 2322 . Đăng: 09/09/2021In ấn

 

Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Nước và Tâm sân

 

Ngày 06/9/2021 (nhằm ngày 30/7/Tân Sửu), Ni sư Tín Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, có buổi chia sẻ trong Lớp Giáo lý trực tuyến với đề tài NƯỚC VÀ TÂM SÂN.

 


 

 

 

Tâm sân đó là tâm giận, tâm si, tâm phiền não, cái chướng duyên trong cuộc đời của chúng ta. Chính tâm sân giận làm cho con người tạo ra bất thiện nghiệp, cho ra quả xấu ác ngay trong hiện tại cũng như ở tương lai. Tâm sân giận tùy theo hậu quả lớn hay nhỏ, nhiều hay ít mà hiển hiện. Trong mỗi chúng ta từ vô lượng kiếp đã tích tụ những chủng tử của tham, sân, si do không muội lược, không chú trọng làm cho yếu đi nên càng ngày càng nhiều, vô tình dẫn dắt vào các cõi địa ngục ngạ quỷ, súc sanh. 

Trong buổi pháp thoại, Ni sư đã chia sẻ đến các bài kinh liên hệ đến Nước và Tâm sân.

Bài kinh thứ nhất là bài kinh ngắn trích trong kinh Tăng Chi Bộ, chương mười ba, phẩm Kusinasa, bài kinh số 130 với tên “Chữ viết trên đá, trên đất, trên nước”. Nội dung trong bài kinh Đức Phật đã đề cập đến ba hạng người như sau:

“Ba hạng người này, này các Tỳ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người như chữ viết trên đá, hạng người như chữ viết trên đất, hạng người như chữ viết trên nước.

  1. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đá?

Ở đây, này các Tỳ-kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục lâu dài. Này các Tỳ-kheo, ví như chữ viết trên đá không bị gió hay nước tẩy xóa mau chóng, được tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, ở đây có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục lâu dài. Này các Tỳ-kheo, đây được gọi là hạng người như chữ được viết trên đá.

2. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đất?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không tiếp tục lâu dài. Này các Tỳ-kheo, ví như chữ viết trên đất bị gió hay nước tẩy xóa mau chóng, không có tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, ở đây có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không có tiếp tục lâu dài. Này các Tỳ-kheo, đây được gọi là hạng người như chữ được viết trên đất.

3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên nước?

Ở đây, này các Tỳ-kheo, có người dầu bị nói một cách kịch liệt, dầu có bị nói một cách ác độc, dầu có bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện, và hoan hỷ. Này các Tỳ-kheo, ví như chữ viết trên nước được mau chóng biến mất, không có tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, có người dầu bị nói một cách kịch liệt, dầu có bị nói một cách ác độc, dầu có bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện, và hoan hỷ. Này các Tỳ-kheo, đây được gọi là hạng người như chữ được viết trên nước.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

Đối với hạng người thứ nhất, đó là hạng người như chữ viết trên đá. Khi tâm sân của người này khởi lên, người này sẽ ôm lòng hiềm hận ấy lâu dài, ví như khắc trên đá “sống để dạ, chết mang theo”. Cho nên, qua thời gian như “khắc trên đá” thì những vết khắc, chữ khắc, hình khắc ấy vẫn còn lâu dài, không tẩy xóa được. 

Đối với hạng người thứ hai, tâm sân giận ít hơn. Khi tâm sân giận khởi lên, sau một thời gian ngắn lắng dịu, mát mẻ, thì lòng người đã hết giận. Như vậy, với hạng người này được xem như là hạng người như chữ viết trên đất, hay trên cát ví như ta lấy chân hoặc tay xóa đi vết khắc, chữ khắc, hình khắc trên cát, trên đất vậy.

Đối với hạng người thứ ba, tâm sân giận khởi lên nhưng do vì không phải là bậc thánh nên tâm sân giận vẫn còn. Tuy nhiên, tâm sân giận của người này rất hoan hỷ và mát mẻ. Tâm sân hết người này đạt đến quả vị Bất lai, hay Nhất lai, hay nói khác đi là tâm người này đã làm muội lược tâm tham, tâm sân thô tháo của mình đối với ngũ dục thế gian. Như thế, hạng người thứ ba tâm sân nhẹ nhàng ví như là chữ viết trên nước, khi tay vẽ trên nước thì hình khắc, chữ khắc, vết khắc trên nước đều không có hình dáng lưu lại. Cử chỉ bất như ý, không vương vấn lại trong tâm ý, dễ dàng hòa hợp, và tâm người này đang dần dần hướng tới trở thành Phật.

Tóm lại, tâm sân giận dữ, hiềm hận lâu dài ôm giữ trong tâm cũng như đốm lửa nhỏ khi gặp cơ hội sẽ đốt cháy, tạo thành cơn hỏa hoạn lớn.

Lại nữa, Ni sư tiếp tục dẫn giảng thêm bài kinh Thủy Dụ, trong Kinh Trung A hàm, phẩm 1. Bài kinh này do Ngài Xá Lợi Phất gọi các Tỳ-kheo vào thuyết.

“Thời Ngài Xá Lợi Phất nói với các Tỳ-kheo rằng, này chư hiền, hôm nay con sẽ nói năm pháp trừ phiền não. Các vị hãy lắng nghe và hãy khéo suy nghĩ, những gì là năm?

1/. Này chư hiền, hoặc có một người thân hành không thanh tịnh, nhưng khẩu hành thanh tịnh.

Ở đây, biểu lộ của thân người này bộp chộp, đi đứng không nghiêm trang. Tuy nhiên, khẩu hành của người này khi nói ra với lời nói tốt đẹp, đúng đắn. Với người có trí tuệ thông suốt, nếu có phiền não đối với hạng người này, nhìn vào cử chỉ thô tháo của người đó mà chấp, mà khởi tâm sân. Đức Phật dạy đối với hạng người này nên trải tâm từ, không nên nhìn vào mặt xấu “thân hành không thanh tịnh”, mà nghĩ ngay đến khẩu hành của người này nói những lời tốt đẹp, không nói lời hai lưỡi, đôi chối. Tương tự, trong đống rác có miếng vải tốt bị bỏ, lượm, giặt tận dụng khâu lại thành áo.

Tóm lại, với hạng người “thân hành không thanh tịnh, nhưng khẩu hành thanh tịnh” vẫn có khả năng đem lại lợi ích tốt cho mình, cho người.

2/. Hạng người thân hành thanh tịnh, nhưng khẩu hành không thanh tịnh.

Ni sư tiếp tục diễn giảng thêm để rõ nghĩa cho hạng người thứ hai này, khi một người với thân đi đứng trang nghiêm nhưng khẩu hình của người này không chân thật, được so sánh với người “thân hành không thanh tịnh, nhưng khẩu hành thanh tịnh”, giống như một giếng nước bị rơm rạ phủ kính trên mặt, nếu có một người khát nước đi trên đường ngang qua, người ấy chịu khó, chỉ cần gạt, hay khoác đống rơm rạ sang một bên, và hai tay bụm lấy nước lên có thể để uống, hoặc rửa tay. Cũng vậy, với người có trí tuệ thông suốt, nếu có phiền não chấp vào khẩu hành đối với hạng người thứ hai này, mà khởi tâm sân, thì Đức Phật khuyên nên trải tâm từ và hướng dẫn hạng người thứ hai này tu tập dần dần đến chỗ tốt đẹp, nhìn vào “thân hành thanh tịnh”, không nên nhìn vào mặt khiếm khuyết “khẩu hành không thanh tịnh”, mà chuyển hướng hạng người thứ hai này đến sự có hữu dụng cho người nói chung và cho bản thân họ nói riêng.

3/. Hạng người thứ ba là thân hành không thanh tịnh và khẩu hành không thanh tịnh, nhưng tâm tốt.

Đối với hạng người thứ ba này, nếu tâm sân ta khởi lên, khi thấy cử chỉ của thân hạng người này thô tháo, lời nói dua nịnh, hai chiều, đôi co. Tuy nhiên Đức Phật khuyên ta nên nhìn vào mặt tốt của hạng người thứ ba này ở cái tâm phát khởi tốt đẹp, chẳng hạn dắt một bà già qua đường, giúp đỡ người khốn khó…nếu hạng người thứ ba này gần gũi thầy tốt, bạn tốt, thì sẽ dần trở nên tốt đẹp, hữu dụng, giống như một chút xíu nước còn đọng lại dưới dấu chân trâu, vẫn còn một chút cần thiết đối với người đang bị khát. Cũng vậy, người bộ hành đang lóe mắt, thay vì bụm hai tay lấy nước lên để uống, sẽ làm đọng nước làm nước vẩn đục. Cho nên, người bộ hành cẩn thận quỳ xuống kê miệng xuống miệng giếng, để hớp nước uống. Hạng người thứ ba này với thân, khẩu không tốt đẹp, nhưng có chút tâm ý tốt đẹp, Đức Phật khuyên nên trải tâm từ, không sân giận, nhìn vào mặt tốt của tâm ý, không nhìn vào mặt xấu “thân hành không thanh tịnh, khẩu hành không thanh tịnh”, bởi vì với tâm ý tốt, thì hạng người này vẫn có một chút hữu dụng cho con người, cho chúng sanh.

4/. Hạng người thứ tư với thân, khẩu, ý không thanh tịnh.

Đây là hạng người thật sự nguy hiểm, tâm ác độc hiển hiện ra hình tướng. Đức Phật khuyên, đối với hạng người thứ tư này nên trải tâm từ, không sân giận, hoặc nên giúp hạng người này gần gũi thầy hiền, bạn tốt để có cơ hội trở thành người tốt cho xã hội.

Trong kinh Pháp Cú  Đức Phật khuyên:

“Kết bạn với kẻ hơn mình,

Hay là với kẻ ngang mình kết đôi.

Bằng không thà sống lẻ loi,

Còn hơn kết bạn với người ngu si”.

5/. Hạng người thứ năm với thân hành, khẩu hành và ý hành thanh tịnh.

Đây là hạng người tốt đẹp trong cuộc đời, được ví như một vườn hoa đẹp tươi tốt. Khi gặp hạng người có thân, khẩu, ý thanh tịnh, ta không nên khởi tâm sân mà nên tiếp cận, kết thành thiện hữu trí thức, kết thân để học tập với nhau để thăng hoa trong đời sống tâm linh.

Sau cùng, Ni sư đã tóm gọn lại năm pháp để đối trị tâm sân, giúp người hành giả nương theo học tập tiến tu trên con đường giải thoát.











 






 

 

Ban Truyền thông NGHPKS

-----ooOoo----- 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ