Trang chủ > Lớp Giáo lý
Ni sư Hòa Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Xem: 7422 . Đăng: 30/08/2021In ấn
Ni sư Hòa Liên chia sẻ trực tuyến đề tài "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi"
Ngày 28/8/2021 (nhằm ngày 21/7/ Tân sửu) Ni sư Hòa Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ có buổi chia sẻ trực tuyến về đề tài "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi".
Trong kinh Đức Phật có dạy: “Ta là hải đảo của ta, nương mình vững chắc hơn là nương ai”. Thời Đức Phật còn tại thế, sau khi Đức Phật tuyên bố 3 tháng sau Ngài nhập Niết bàn, Ngài Xá Lợi Phất là trưởng tử của Đức Phật, Ngài xin nhập Niết bàn trước Phật vì Ngài không nỡ nhìn Đức Phật Niết bàn, và Đức Phật im lặng. Sau đó Ngài Xá Lợi Phất trở về quê hương của mình và nhập Niết bàn, khi nhục thân của Ngài được trà tỳ xong Ngài La Hầu La mới đem bình tro cốt của Ngài Xá Lợi Phất trở về trình lên Đức Phật.
Lúc đó Ngài Anan mới bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn con nhìn thấy bình tro cốt của Ngài Xá Lợi Phất mà chân tay con bủn rủn, bởi vì Ngài Xá Lợi Phất là một người anh, một người thầy thay Phật để dạy dỗ chúng con mà nay đã nhập diệt rồi, cho nên chúng con không biết nương vào ai để tu học.
Đức Phật mới rầy Ngài Anan: Này Anan, Ngài Xá Lợi Phất Niết bàn có lấy đi của ông phần giới, phần định, phần huệ nào không mà chân tay ông bủn rủn, và nhân đó Đức Phật mới dạy cho Ngài Anan rằng, hãy tự nương tựa lấy chính mình, đừng nương vào một điều gì khác. Sau khi ta diệt độ hãy lấy giới luật làm thầy mà tiến bước trên con đường tu.
Chúng ta biết rằng, Đức Phật sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề Ngài vừa tròn 35 tuổi, Ngài còn rất trẻ, nhưng trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ có rất nhiều giáo phái khác nhau, đặc biệt là Bà la môn giáo, họ là những giáo sĩ Bà La Môn tu tập lâu năm. Cho nên bước đầu tiên trong việc hành đạo của Đức Phật Ngài gặp rất nhiều khó khăn, có những cư sĩ ngoại đạo họ hay đến chấp vấn Đức Phật, họ hỏi rằng, tại sao có những vị tu sĩ tu tập lâu năm mà chưa giác ngộ, trong khi Đức Phật mới ba mươi mấy tuổi mà đã giác ngộ rồi, điều này lấy gì để làm bằng chứng cho sự giác ngộ đó.
Đức Phật không đưa bằng chứng gì cả, mà Ngài nói như thế này: Có 4 điều mà chúng ta đừng bao giờ khinh thường. Thứ nhứt, là đừng khinh thường một đốm lửa nhỏ, đốm lửa tuy nhỏ nhưng khi gặp gió sẽ trở thành một đám cháy rừng. Thứ 2, đừng khinh thường một con rắn độc con nhỏ, con rắn độc này tuy còn nhỏ, nhưng mà nọc của nó có thể giết chết một mạng người. Thứ 3, là đừng khinh thường một vị Hoàng Tử còn nhỏ, vị Hoàng Tử sau này lớn lên sẽ kế vị ngôi vua và trở thành vị vua trong thiên hạ. Thứ tư, là đừng nên khinh thường một vị Sa môn trẻ hay những vị tu sĩ trẻ, nếu vị này gặp bậc thiện hữu tri thức dẫn dắt tin tấn nỗ lực tu tập có thể đắc quả sớm hơn những vị Tỳ kheo tu tập lâu năm. Đây là 4 điều mà Đức Phật dạy chúng ta đừng nên khinh thường. Trên con đường giáo hóa độ sanh, Đức Phật cũng gặp nhiều sự trở ngại trong việc hành đạo.
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Đức Phật đi về vườn Lộc Uyển thuyết bài pháp đầu tiên để độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như, từ đó Tam bảo mới được hình thành có Phật, có Pháp và có Tăng. Tiếp đến Đức Phật đã độ cho 2 người cư sĩ và quy y cho họ đó là hai vị cư sĩ mà Phật độ đầu tiên trong lịch sử còn ghi lại là cha mẹ của Ngài Yasa trở thành người Phật tử đó là Ưu bà tắc và Ưu bà di. Sau 49 năm hoằng pháp độ sinh, đến năm Ngài 80 tuổi Đức Phật vào Niết bàn .
Trước khi vào Niết bàn, Đức Phật độ cho ông Tu Bạt Đà La, là người đệ tử cuối cùng trước khi Ngài nhập diệt. Đức Phật thuyết cho ông một thời pháp rồi cho ông Quy y. Quy y xong ông đắc quả Tu Đà Hoàn, năm đó ông 81 tuổi. Đây là 2 trường hợp Quy y của những người đầu tiên và người cuối cùng của Đức Phật khi Ngài còn tại thế.
Trong những bộ kinh Nikaya ghi chép lại có rất nhiều trường hợp những vị cư sĩ khi đến nghe Phật thuyết pháp liền đắc quả Tu Đà Hoàn, quả vị này thì Phật tử có thể đắc được. Quả vị này gọi là kiến đạo, sau khi đắc Quả vị đầu tiên này thì chúng ta nỗ lực tu cao hơn nữa, thì giai đoạn này gọi là tu đạo.
Thường quý Phật tử đến chùa hay có những vấn đề thắc mắc, là thường nghe câu ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Như vậy mạnh ai nấy tu, chứ không ai tu giùm ai được. Câu này quý vị nên phân ra làm 2 vế, tức là trong nhà Phật có chia ra những Quả vị, Quả vị đầu tiên là kiến đạo, thấy rõ đường đi nước bước, quả vị này có được là do thầy do bạn chỉ dạy cho mình mà mình biết. Quả vị thứ 2 là tu đạo, là ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Thí dụ, chẳng hạn quý vị hỏi đường đi lên Thành Phố nhờ người chỉ cho quý vị, chỉ theo lối đó thì quý vị sẽ đi đến Thành Phố chẳng hạn. Nhờ người chỉ mà mình nhận rõ con đường, thì đó gọi là kiến đạo, mà đi có đến Thành Phố hay không thì tùy theo sức của mỗi người, ai đi mau thì đến mau, ai đi trước thì tới trước, còn người nào có đi thì mới tới, còn người nào đi nửa đường bỏ cuộc thì không tới. Giai đoạn này do nỗ lực của mình gọi là tu đạo. Thành ra một vị Phật tử có thể chứng Quả vị kiến đạo, có nghĩa là thấy rõ được đường đi nước bước, còn đến chỗ đạt đạo hay không là do sự nỗ lực của mỗi người.
Thời Đức Phật còn tại thế, có một vị Bà la môn ngoại đạo thời bấy giờ ông đến hỏi Phật thế này:
- Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có bảo đảm là tất cả Phật tử tu theo Phật đều có thể đắc quả Niết bàn hay không?
- Đức Phật đáp, Ngài không bảo đảm.
- Ông nói tại sao không bảo đảm? Mình không bảo đảm tại sao mình dám dắt người ta đi?
- Đức Phật hỏi lại ông thế này, thường ngày ông làm nghề gì?
- Ông trả lời tôi làm nghề hướng dẫn du lịch, tức là dắt mọi người đi nơi này nơi khác để tham quan.
- Đức Phật hỏi, giả sử như những người khách tham quan này họ hỏi ông đường đi đến thành Xá Vệ, ông có bảo đảm tất cả những người này dưới sự chỉ đường của ông họ sẽ đi đến nơi đến chốn hay không?
- Ông trả lời là ông không bảo đảm.
- Đức Phật hỏi tại sao không bảo đảm?
- Ông nói làm sao bảo đảm được, nếu tui bảo họ rẽ trái mà họ rẽ phải, nếu họ đi nửa chừng rồi họ thối lui hoặc họ không đi thì làm sao bảo đảm. Chỉ những người nào đi theo lời tui hướng dẫn và có kiên tâm đi đến cùng, thì người đó mới chắc chắn đến nơi, còn tui chỉ là người chỉ đường.
Cũng vậy, với những lời Đức Phật dạy, nếu chúng ta nghe và cố gắng thực hành không có bỏ cuộc nửa đường, thì người đó sẽ chắc chắn đến Niết bàn . Còn người nào đi nửa chừng rồi quay về, hoặc Phật dạy một đường chúng ta làm một nẻo thì người đó không thể đến nơi được. Đức Phật thường xưng là bậc Đạo sư, tức là người thầy chỉ đường, và Ngài có thể dắt chúng ta đến địa vị Tu Đà Hoàn, là địa vị kiến đạo, thấy rõ đường đi nước bước rõ ràng. Kiến đạo là điều kiện để một người Phật tử tại gia có thể chứng đến quả vị Tu Đà Hoàn.
Như vậy kiến đạo là gì? Thứ nhứt là người đó có cái nhìn đúng đắn về thân, tức là phải nhìn cho rõ thân này ra sao, trong danh từ chuyên môn gọi là phá thân kiến. Thứ hai là người đó không giữ những giới sai lầm, là giới cấm thủ. Thứ ba là người đó không còn nghi, mà đạt được 3 điều này là do lời của thầy, của bạn, của những vị thiện hữu tri thức chỉ dạy. Sau khi mà thấu rõ 3 điều này thì người đó chứng quả Tu Đà Hoàn, là thấy rõ đường đi, từ đó người này phải tự nỗ lực tiêu trừ tập khí của mình, thì sẽ lần lượt chứng những Quả vị cao hơn. Trước hết, phải học tập và phá bỏ kiến chấp sai lầm về thân.
Câu chuyện kể về ông trưởng giả có 4 bà vợ, câu chuyên thế này:
Ngày xưa có một ông nhà giàu có 4 bà vợ, ông sống rất hạnh phúc với 4 bà này. Bà thứ nhứt ông thương lắm, món ngon vật lạ, quần là áo lụa thứ gì cũng kiếm đầy đủ cho bà hết, đó là bà thứ nhứt. Bà thứ hai tuy địa vị chăm lo không bằng bà thứ nhứt, nhưng mà ngày nào không gặp mặt bà thì ông ăn cơm không được. Còn bà thứ 3 thì chuyện vui buồn, phải quấy, no ấm, thị phi, phải trái gì cũng nói chuyện với bà. Còn riêng bà thứ tư thì ông không đoái hoài gì đến, chết cũng được sống cũng được hoàn toàn ông không để mắt tới, nhưng bà này thì yêu ông da diết như bóng không rời hình.
Câu chuyện của ông Trưởng giả là như vậy, cho đến khi sắp lâm chung thì ông cho gọi 3 bà vợ tới, còn bà thứ tư ông khỏi gọi mà bà cũng tới.
Ông nói với bà thứ nhứt, tình tui đối với bà thì rất nặng, nay tui sắp đi qua đời khác xin bà đi theo tui. Thì bà này nói không cách nào tui đi theo ông được, tui biết ông đối với tui rất nặng, nhưng chết rồi tình nghĩa chia ly dứt khoát, tui không đi theo ông được. Lúc đó ông tuyệt vọng quá vì ông định đem bà này đi qua đời sau, nhưng bị bà từ chối. Ông liền quay sang bà thứ 2, thì bà này tuyên bố một câu phủ phàng hơn, ông chết giờ nào thì tui đi lấy chồng giờ đó. Lúc đó ông buồn quá ông quay sang bà thứ 3, thì bà này sụt sịt khóc, bà nói ông chết thì tui buồn lắm, tui hứa là tui sẽ làm đám ma chay và đưa ông ra tới mộ, nhưng đừng bắt tui theo. Ba bà vợ mà ông thương mến nhứt, đều trả lời là không đi theo ông qua đời sau. Riêng bà thứ tư thì ông rất hờ hửng nên ông không hy vọng gì nữa, nhưng bà này tuyên bố, ông đi đến đâu tui đi đến đó.
Qua câu chuyện kể về 4 bà vợ của ông Trưởng giả, để nói không chỉ ông trưởng giả đó mới có 4 bà vợ, mà mỗi chúng ta đang sống trên thế gian này đều có 4 bà vợ như vậy.
Bà thứ nhứt là chỉ cho thân xác này, ngồi cũng lựa chỗ êm chỗ mát, nóng chút là quạt, lạnh chút thì đắp, ăn thì lựa món ngon vật lạ để ung đúc cho thân này, nhưng mà khi chúng ta lâm chung thì chúng ta cũng bỏ lại chứ không thể nào mang theo được. Còn bà thứ hai là tiền bạc, tài sản. Sống trên cuộc đời này mà không có tiền bạc, không có tài sản thì làm sao mà sống? Cho nên ngày nào mà không gặp mặt là chịu không nổi, tiền của tài sản khi chúng ta chết bà này tuyên bố đi lấy chồng khác, có nghĩa là thuộc về người ở lại, mà mình không mang theo được gì cả. Bà thứ 3 là chỉ cho vợ chồng con cái, là quyến thuộc nội ngoại hai bên, là những người phải có, để chúng ta tâm sự khi vui lúc buồn, mà chúng ta đang sống trên thế gian này. Người nào côi cút không bà con quyến thuộc thì hay tuổi thân, còn người nào bà con quyến thuộc nhiều thì phiền não nhiều, bà này vô cùng rắc rối, nhưng mà khi chúng ta chết thì họ buồn, cho nên bà khóc bà hứa làm ma chay nhưng tuyệt đối không đi theo. Như vậy là 3 bà vợ này là 3 cái thân thiết nhứt của mỗi con người trong cuộc đời; là thân xác, là tiền bạc, tài sản, là quyến thuộc là những cái mà chúng ta bỏ lại thế gian này.
Còn bà thứ tư là chỉ cho nghiệp, những nghiệp thiện, nghiệp ác mà chúng ta mang theo từ đời này sang đời khác như bóng với hình. Do đó Phật mới khuyên các vị Phật tử thời Phật, nếu biết thương mình thì phải lo cho bà vợ thứ tư, là cái tư lương vốn liếng mà mình đem qua đời sau, đó là những nghiệp lành và nghiệp dữ của mình. Do đó mà chúng ta phải cố gắng tu tập.
Đức Phật đã xác định rõ ràng, cuộc đời là vô thường, tất cả mọi người chúng ta ai rồi cũng chết, ai cũng cần chuẩn bị cho lúc ra đi, đó là hành trang cho sự tái sinh trong tương lai.
Đức Phật có dạy chúng ta, nếu tái sinh thì nên đi vào cõi lành chứ đừng nên đi vào cõi dữ. Điều kiện để chúng ta đi vào cõi lành thì Đức Phật dạy là phải Quy y Tam bảo, để trở thành một người Phật tử. Sau khi Quy y Tam bảo rồi, nếu có tái sinh thì cũng tái sinh vào 3 đường lành và vĩnh viễn không rơi vào 3 đường ác. Cho nên người Phật tử sau khi đã thọ Tam Quy - Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng, thì người này vĩnh viễn không rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Cho nên điều kiện tiên quyết của một người Phật tử là phải thọ Tam quy, trì Ngũ giới.
Trong các thời khóa Quy y, khi Quy y truyền giới thường hướng dẫn cho các Phật tử: Là Phật tử Quy y Phật rồi vĩnh viễn không rơi vào địa ngục, Quy y Pháp rồi không rơi vào ngạ quỷ, Quy y Tăng rồi vĩnh viễn không rơi vào bàng sinh.
Cho nên ở đây chúng ta cần hiểu rõ:
Quy y Phật vĩnh viễn không rơi vào địa ngục. Địa ngục đây chúng ta chưa nói đến là sau khi chết mình rơi vào trong địa ngục, vì mình chưa chết cho nên mình cũng không hình dung ra được địa ngục là như thế nào. Nhưng ở đây xin ví dụ để cho Phật tử thấy rõ như thế nào là địa ngục. Kính thưa quý Phật tử, một người mà không có phước báu do mình gieo trồng nhiều đời, thì kiếp này mình sinh ra mình phải chịu những quả báo xấu, sanh trong một gia đình nghèo khổ, trong gia đình đối xử với nhau cha không ra cha, con không ra con, vợ không ra vợ, chồng không ra chồng, một người mà sống trong một gia đình như vậy thì chẳng khác gì chúng ta đang sống trong địa ngục.
Trong kinh Đức Phật dạy: địa ngục là chỗ bất như ý xứ, nghĩa là một nơi không vừa ý mình thì đó cũng gọi là cảnh giới địa ngục. Cho nên một người khi Quy y Phật là biết nương tựa về Phật pháp thì người đó bớt được phiền não sân si, sống bằng niềm tin của chính mình. Cho nên ở đây chúng ta tu làm sao luôn luôn bình tỉnh đừng để những cảnh bất như ý làm rối loạn tâm mình, thì ngay hiện tại dứt cái nhân đọa vào địa ngục. Và vĩnh viễn không rơi vào địa ngục.
Qui y Pháp không rơi vào ngạ quỷ. Pháp ở đây là những lời Phật dạy cho hàng Phật tử, xuất gia và tại gia trong thời Phật. Ngạ quỷ là một loài chúng sinh đói khát, đói từ kiếp này qua kiếp khác và lúc nào cũng bị thiêu đốt bởi sự đói khát đó, nhưng ngạ quỷ là một loài hữu tình. Vậy nguyên nhân nào để chúng ta rơi vào loài này, đó là cái nhân tham, do tham lam mà sanh vào loài ngạ quỷ phải chịu đói khát. Đói ở đây chúng ta phân ra làm hai loại, một là đói về mặt sinh lý và một là đói về mặt tâm lý. Cái đói sinh lý là khi mình đói bụng thì mình ăn khoảng 1 hoặc 2 chén cơm vô thì no, đây gọi là đói sinh lý. Còn cái đói tâm lý là cái đói không bao giờ chúng ta thỏa mãn được. Cái đói của tâm lý, nghĩa là không bao giờ chúng ta bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại của mình, người ta nói cho người mù con mắt thì họ xin thêm cặp lông mày, đây là cái đói của tâm lý. Đời sống mình đáng lẽ chúng ta sung sướng, nhưng vì cái đói này mà khiến chúng ta đau khổ, đây là nói về thân mình. Quy y Pháp là áp dụng lời Phật dạy và biết tri túc với những gì hiện có của mình. Cho nên người Phật tử Quy y Pháp là ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, phá cái nhân tham là cái nhân để chúng ta không rơi vào ngạ quỷ.
Qui y Tăng không rơi vào đường súc sanh, tức là nương theo lời thầy lành bạn tốt của mình, thì vĩnh viễn không rơi vào loài bàng sinh.
Như vây, Phật tử Quy y Phật là luôn luôn tỉnh giác đừng để tâm tham chi phối mình, không rơi vào địa ngục. Quy y Pháp là bằng lòng với những gì mình đang hiện có, bỏ đi những cái mong cầu ảo tưởng vô vọng, và bớt hành hạ người khác về nhu cầu của mình, là dứt được tâm sân trong hiện tại cho nên phá được ngạ quỷ trong tương lai. Còn Quy y Tăng có nghĩa là nương theo lời thầy, lời bạn, sống kính trên nhường dưới, sớt cơm chia áo cho nhau, giữ sự tương giao tốt đẹp giữa những người thân của mình, thì phá được cái nhân ngu si ích kỷ của loài bàng sinh. Cho nên khi Phật tử thọ Tam quy rồi phải trì Ngũ giới, là năm giới cấm; không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đây là năm giới căn bản mà một người Phật tử cần phải giữ gìn.
Không sát sanh nên được sống lâu, vì không trộm cắp cho nên được tài sản giàu có, không tà dâm cho nên gia đình được hạnh phúc, không nói dối cho nên được mọi người tôn trọng và cũng không ai dối gạt mình, không uống rượu cho nên trí tuệ không bị lu mờ sinh ra đời nào cũng được thông minh sáng suốt. Một người thành tựu được năm giới mà mình đã thọ rồi nhứt định người này chấm dứt ba đường ác, nếu có tái sanh cũng sanh về cõi trời hay cõi người để hưởng cuộc sống an lạc và hạnh phúc.
Như vậy chúng ta nhận thấy được về lợi ích của việc thọ Tam quy trì Ngũ giới, và khi thọ Tam quy trì Ngũ giới rồi chúng ta phải nỗ lực tu tập thêm nữa, tự thắp lên cho mình ngọn đèn chánh pháp trong đời sống của mình. Cầu chúc cho quý vị luôn có một cuộc sống an vui hạnh phúc trong hiện tại, luôn vững niềm tin trong Phật pháp để vượt qua mùa đại dịch covid này.
Ban Truyền thông NGHPKS
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Ni sư Phụng Liên chia sẻ đề tài Giảng về nghĩa chữ Phật (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 7112 xem)
Sư cô Hạnh Liên chia sẻ trực tuyến bài Kinh Ánh Trăng ( Ban Truyền thông NGKS , 5996 xem)
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến về Tam Pháp ấn trong Kinh Vô Ngã tướng (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 8876 xem)
Ni Sư Hằng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài “Thực tập thiền và lợi ích của thiền trong dịch bệnh Covid” ( Ban Truyền thông NGKS , 7856 xem)
Ni sư Nguyện Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Biết khổ để tìm vui ( Ban Truyền thông NGKS , 5912 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ đề tài Giảng về nghĩa chữ Phật trong Lớp Giáo lý trực tuyến ( Ban Truyền thông NGKS , 6688 xem)
Sư cô Trang Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Hạnh phúc vô hình ( Ban Truyền thông NGKS , 6008 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Lục độ Ba la mật (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 7040 xem)
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Những điều quan trọng Phật tử cần biết ( Ban Truyền thông NGKS , 6608 xem)
Ni sư Trí Liên giảng Bát chánh đạo cho Lớp giáo lý trực tuyến ( Ban Truyền thông NGKS , 9212 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng