Trang chủ > Lớp Giáo lý

Sư cô Trang Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Hạnh phúc vô hình

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 5138 . Đăng: 24/08/2021In ấn

 

Sư cô Trang Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Hạnh phúc vô hình

 

Lúc 19h30 ngày 20/8/2021 (nhằm ngày 13/7/Tân Sửu) Sư cô Trang Liên đã chia sẻ trực tuyến với chủ đề Hạnh phúc vô hình trong buổi học của lớp Giáo lý trực tuyến.


 

  1. Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc là sự tràn đầy hỷ lạc về vật chất hoặc tinh thần. Là sự cảm nhận cái vui sướng mọi khát khao đã được thành tựu trọn vẹn. Hạnh phúc của mỗi người không giống nhau vì mỗi người có mỗi quan niệm khác nhau. Tiền chưa hẳn hạnh phúc vì tiền không giữ được mạng sống, cuộc sống sung túc thành đạt chưa hẳn hạnh phúc vì mỗi thành viên trong gia đình luôn bất hòa, sức khỏe tuổi thọ chưa hẳn hạnh phúc vì họ luôn trắng tay với đời sống bẩn chật. Nên hạnh phúc có thể định nghĩa là một cảm thọ vui khi mọi điều mong ước họ đạt thành. Khi cảm thọ vui đã khởi lên (lạc thọ) một thời gian cảm thọ ấy không còn nữa và họ lại muốn đi tìm hạnh phúc khác để có cảm thọ khác và cứ như thế họ vô tình giẩm đạp lên hạnh phúc để đi tìm hạnh phúc vì vậy hạnh phúc mãi vô hình.

  1. Những hạnh phúc mà con người có được:

Trong kinh Đức Phật có dạy: “Chúng sanh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là nhân tố phán xét chính. Vì nghiệp có sai khác nên hoàn cảnh có khác và chiêu cảm cũng có khác.

  1. Hạnh phúc về thân:

Thân người khó được mà chúng ta đã được làm người. Khi diễn tả về thân mà con người có được, Đức Phật đã dùng hình ảnh con rùa mù sống dưới đại dương một trăm năm mới nổi lên một lần và trên mặt biển ấy có một bọng cây trôi nổi khi bị sóng biển dập dồn đánh tạt vào bờ rồi bị sóng biển lôi trở về đại dương, thế mà con rùa mù ấy tìm được bọng cây và chui vào còn dễ hơn là chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung mà được trở lại làm người trên cõi đời này.

Con người cũng là một loài động vật nhưng động vật có tư duy, có tình thức. Con người được cấu thành bởi 2 từ đó là từ con và từ người. Khi nào ta hành xử không tốt, bất thiện thì nhân tố con nổi bật, khi ta đối nhân xử thế với lòng cao thượng, hành theo thiện pháp thì yếu tố và chất người đang nổi bật trong ta. Dù cuộc sống có như ý hay bất như ý thì ta vẫn có hạnh phúc được làm người và có mặt trên cuộc đời này.

Trong kinh Dược Sư có nêu lên 9 loại hoạnh tử:

Thứ nhứt: người bệnh không đủ thuốc thang, không người chăm sóc, bệnh không đáng chết mà phải qua đời.

Thứ hai: những kẻ chơi bời đam mê tửu sắc.

Thứ ba: bị bắt, bị xử tử hình.

Thứ tư: chết chìm, thứ 5 chết cháy.

Thứ sáu bị ác thú, thứ bảy rơi từ trên cao

Thứ tám bị khổ đau vì lầm thuốc độc.

Thứ chín mai một vì thiếu thức ăn.

Đó là 9 cách chết đột xuất ngoài sức tưởng tượng mà con người mắc phải.

Trần Đăng Khoa có làm bài thơ “Ở nghĩa trang Văn Điển”:

“Người hạnh phúc và người đau khổ

Đều gặp nhau trắng toát ở nơi này

Đều dài rộng như nhau vuông cỏ biếc

Đều ấm lạnh như nhau trong hơi gió heo may

Ôi thiên nhiên, cám ơn người nhân hậu

Những so le, người kéo lại cho bằng

ít nhất cũng là khi nằm xuống

Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vầng trăng...

Những nấm đất lặng thinh như trăm ngàn nấm đất

Ai hay đâu, đây là những con người

Với bời bời nỗi niềm tâm sự

Đến bây giờ có lẽ cũng chưa nguôi...

Tôi đi giữa nổi chìm bao số phận

Người xưa vẫn đây mà, có xa cách chi đâu

Tôi thầm gọi. Sao không ai lên tiếng

Chỉ hoang vắng dưới chân và sương khói trên đầu...

Cháu bé nào đây, vài tháng tuổi

Rợn mình nghe tiếng gió khóc u oa

Một cái với tay giữa lưng chừng trời đất

Cõi đời này thôi thế đã đi qua...

Và em gái xinh tươi, hiền dịu

Bao trái ngọt chín vì em, em đã nhận được gì ?

Tấm áo hoa chờ em vào tiệc cưới

Có ai ngờ thành áo liệm lúc em đi...

Và cụ, và ông, và cô, và bác

Thương nỗi gian nan theo suốt một đời người

Nên bia mộ quanh năm vẫn ấm

Và mùa đông, ngọn cỏ vẫn lên tươi...

Trời rộng vô cùng, đất cũng rộng vô cùng

Bởi khoảng trống mỗi con người bỏ lại

Cái khoảng trống nhỏ nhoi bằng chính vóc họ thôi

Mà cả thế giới này không sao bù nổi...

Cái chết vẫn rình ta sau từng ngưỡng cửa

Cua đường hẹp, chiều mưa, vài sải nước gần bờ

Ta chả là gì giữa bốn bề bất trắc

Chỉ tích tắc khôn lường ta đã hoá người xưa...

Ta đâu muốn ví đời mình cùng ngọn cỏ

Ngọn cỏ yếu mềm, ngọn cỏ nhỏ nhoi

Nhưng khi ta đã nằm dưới mộ

Cỏ vẫn xanh biêng biếc ở bên trời...

Trước thiên nhiên, con người như khách trọ

Như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến, thoáng lìa xa

Chúng ta sống bên nhau, dẫu năm này tháng khác

Thì cũng vẫn chỉ là một thoáng giữa sân ga...

Mặt trời lặn, mặt trời còn mọc lại

Ngôi sao rụng vào đêm vĩnh viễn chẳng luân hồi

Trước mặt ta là hàng hàng bia đá

Con Người ơi! Hãy thương lấy con Người...”

  1. Hạnh phúc về tâm:

Con người gồm có 2 phần đó là thân và tâm. Thân là có hình tướng (hữu hình) có thể nhìn thấy được. Thân gồm 6 căn khi tiếp xúc 6 trần sanh ra sáu thức. Sự nhận thức có khi sẽ rơi vào 2 trường hợp là tiêu cực và tích cực. Ví như mắt tiếp xúc với cảnh sanh nhãn thức là cái biết của con mắt và 5 căn kia cũng vậy.

Vì một số người họ không có được sự nhận thức

Chuyện kể rằng Tô Đông Pha có mối giao hảo với thiền sư Phật Ấn. Một hôm Tô sáng tác bài thơ lấy làm đắc ý lắm bèn cho người mang tặng thiền sư Phật Ấn đang tu ở chùa Kim Sơn nguyên văn bài thơ như sau:

     “Khể thủ thiên trung thiên

Hào quang chiếu đại thiên

Bát phong suy bất động

Đoan tọa tử Kim Liên”

Dịch:

          “Đảnh lễ bậc giác ngộ

Hào quang chiếu vũ trụ

Tám gió thổi chẳng động

Ngồi vững tòa sen vàng”

Một khác Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi và đàm luận với Ngài Phật Ấn, 2 người ngồi kiết già với nhau và luận thiền. Đông Pha hỏi thiền sư Phật Ấn ngài nhìn tôi thế nào? Ngài Phật Ấn đáp: “Rất trang nghiêm giống một ông Phật”. Đông Pha nghe nói phấn khởi lắm. Phật Ấn hỏi lại ông: “Ông thấy ta ra sao?” Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen bèn đáp ngay giống 1 đống phân bò.”

  1. Hạnh phúc về quyến thuộc:

Bất cứ ai trong chúng ta đều mang trong mình 1 dòng máu của cha và mẹ. Công ơn của 2 đấng sanh thành này thì không bút mực nào viết ra cho cùng, không ngôn từ nào nói ra cho tận. Được sống trong tình thương yêu của cha và mẹ thì hạnh phúc nào bằng. Đủ mặt các thành viên trong bữa cơm chiều là tiêu biểu cho cuộc sống hạnh phúc.

Có một gia đình “Sakka” nọ họ sống với nhau thật hạnh phúc. Một hôm Sakka ra đồng cày ruộng, trong khi vô ý người con trai đốt cỏ ngay miệng hang rắn độc. Khi bị ngộp khói rắn đã bò ra cắn người con trai chết tại chỗ. Sakka cày ruộng đến đó thấy con chết ông dừng cày và ẳm người con trai yêu quý đặt lên bờ ruộng. Ông lại tiếp tục cày ruộng. Có người hàng xóm đi ngang qua ông nhắn người nhà hôm nay chỉ mang 1 phần cơm thôi và mang luôn vật liệu hỏa táng. Được tin tất cả người nhà đều ra đồng và đến nơi thấy xác người thân lần cuối. Mỗi người 1 phận sự kẻ kiếm củi, người đốt lửa…họ lặng lẽ thiêu xác người nhà mà không 1 tiếng khóc cũng chẳng có 1 lời than.

Trước sự kiện khác thường làm nóng lòng trời Đế Thích. Ngài liền ngự xuống nhân gian và hỏi thăm qua cơ sự. Tại sao trong gia đình có người chết mà không ai than khóc để tỏ lòng thương tiếc. Ông Sakka và thân quyến tuần tự giải thích như sau:

Ông Sakka:

          “Rắn già rắn phải bỏ da

Con tôi đã chết khóc la ích gì

Thức lìa thần xác vô tri

Đốt thiêu chẳng nóng biết gì tiếc thương”

Bà Sakka:

 “Con tôi lúc đến không mời

Ra đi cũng chẳng 1 lời tiễn đưa

Khổ vui duyên nghiệp sẵn chừa

Khóc than vô ích người đưa thêm phiền”

Người em gái đáp:

“Khóc than chỉ thiệt hại mình

Ích chi người chết thân hình vô tri

Thân nhân dù có sầu bi

Anh tôi đã chết biết gì khóc than”

Cô con dâu đáp:

“Trăng sao lấp lánh ngân hà

Trẻ con ngây dại khóc la kêu đòi

Chông tôi giã biệt cõi đời

Lửa thiêu không sợ khóc thời ích chi”

Người tớ gái đáp:

“Bình kia đã vỡ nát rồi

Chẳng hề lành lại mựa hề thở than

Chủ tôi thác xuống suối vàng

Lửa thiêu chẳng biết khóc than há cầm”

Người lái buôn góa vợ. Trong 1 chuyến buôn xa, ông để đứa con trai nhỏ ở nhà 1 mình. Một toán cướp bóc giết người rồi thiêu rụi cả ngôi làng. Người lái buôn về thấy ngôi nhà mình chỉ còn là 1 đống tro. Gần đó có xác của 1 đứa bé cháy đen. Người lái buôn rất khổ sở ông đem thi thể một đứa bé đi thiêu rồi đựng tro đứa bé vào một túi gấm luôn mang theo bên mình. Nhưng xác đứa bé kia không phải là con ông mà đứa con ông chỉ bị bọn cướp bắt cóc đi thôi. 3 tháng sau đứa con ông đã thoát khỏi tay bọn cướp và lần tìm về nhà vào một giữa khuya. Cậu bé gỏ cửa và bảo với cha rằng con đã về. Người cha không tin bảo rằng con mình đã chết, chính ông đã thiêu xác và luôn mang túi đựng tro nó bên mình còn ngươi chỉ là đứa trẻ tinh nghịch, đến đánh lừa ta mà thôi. Hãy đi đi, đừng quấy rầy ta nữa. Cậu bé đành phải bỏ đi và người cha vĩnh viễn mất đứa con.

  1. Hạnh phúc về tài sản:

Khi chưa có ta ước ao mong đợi, khi có rồi ta lại lãng quên. Đối với người xuất gia thì lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Với cuộc sống người tu sống là để tu tập, để phụng sự lợi đạo ích đời nên không màng đến danh và lợi, đôi lúc sử dụng làm phương tiện để độ sanh, cắt ái từ thân lấy chúng sanh làm quyến thuộc.

Người tại gia tài sản là sự nghiệp “của cải người như huyết mạch người.” Con người học hành, làm việc để lo cho cái xác thân và gia đình riêng của mình nhưng lòng tham của người thì không bao giờ biết đủ. Còn nhỏ muốn học giỏi, muốn có việc làm, muốn nhà, muốn xe, muốn mái ấm gia đình, bươn chải làm để mua cái này sắm cái kia. Có điều này lại muốn điều khác nên trong kinh Di Giáo Đức Phật dạy “Người không biết tri túc tuy giàu nhưng bàn hàn. Người có biết tri túc tuy nghèo nhưng giàu sang. Kẻ không biết tri túc thường bị năm dục lôi. Kẻ có biết tri túc nhìn thấy bắt thương ôi.”

  1. Con đường đưa đến hạnh phúc
  1. Thân trong sạch

Nghĩa là thân không sát sanh, trộm cắp, tà dâm.

  1. Không sát sanh:

Dù là phật tử hay không phải là phật tử ta cũng không nên làm thế. Người có tác ý muốn giết người hoặc tất cả các loài động vật có sự sống hay xúi người khác giết đều là sát sanh.

Nếu hội đủ năm điều sau đây sẽ kết thành tội:

          1. Chúng sanh có thức tánh      

          2. Biết rằng chúng sanh có thức tánh

          3. Cố ý giết

          4. Cố gắng tìm cách giết chúng sanh ấy

          5. Giết chúng sanh có thức tánh ấy nhờ sự cố gắng.

  1. Không trộm cướp:

Nghĩa là không có tác ý trộm cướp khi biết đồ ấy có chủ, chủ không bằng lòng cho hoặc xúi người khác lấy về cho mình.

Người đã xem là tội trộm cắp cũng hội đủ 5 điều sau mới tác thành tội:

          1. Của có chủ giữ gìn

          2. Biết rằng của có chủ

          3. Cố tâm trộm cướp

          4. Tìm mưu kế trộm cướp

          5. Trộm cướp được nhờ sự cố gắng

  1. Không tà dâm:

Tà dâm là điều mà các bậc trí thức, hiền nhân luôn xa và tránh. Nó là điều tội lỗi sai trái khiến con người phải đau khổ.

Người được gọi là phạm giới tà dâm phải hội đủ 4 điều sau:

          1. Người mà ta không nên hành dâm

          2. Tâm muốn hành dâm với người không nên hành dâm

          3. Cố gắng tìm cách hành dâm

          4. Đã hành dâm được do sự cố gắng

  1. Khẩu trong sạch

Nghĩa là không nói dối, không nói đâm thọc, không nói thêu dệt, nói lời hung ác.

  1. Không nói dối

Miệng đã không nói bằng bốn hình thức trên mà còn không dùng thân để ra dấu hiệu dối gạt người.

Người được gọi là nói dối phải hội đủ 3 điều sau:

  • Dùng lời không thật
  • Tâm muốn nói sai sự thật
  • Làm cho người khác biết rõ chuyện mình muốn nói.
  1. Không nói đâm thọc (còn gọi là nói lưỡi hai chiều)

Nghĩa là đến người này nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người này.

Ba yếu tố để gọi là lời nói đâm thọc chia rẽ:

  • Người có thể chia rẽ
  • Sự muốn chia rẽ, muốn 1 bên thân với mình
  • Cố gắng cho được vừa ý
  1. Không nói thêu dệt:

Nghĩa là việc như thế nào nói như thế đó không được thêm ý, thêm lời để làm cho sự việc phức tạp và nghiêm trọng hơn.

  1. Không nói lời hung ác:

Nghĩa là lời nói hung ác có vẽ chửi rủa người hoặc nói lời có ý muốn kẻ khác bị xui xẻo, tai họa đến hoặc lời nói làm người khác mất danh giá, tiếng xấu đồn xa.

  1. Ý trong sạch (còn gọi là tâm trong sạch)

Một việc làm được thành tựu được bắt đầu từ ý nghĩ, sau đó mới hành động. Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật có dạy rằng:

“Trong các pháp do tâm làm chủ

Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên

Tâm thanh tạo nghiệp tốt hiền

  Như hình dọi bóng vui liền theo sau.”

Khi thân hành động để có lợi ích trọn vẹn phải hội đủ 3 điều kiện:

  • Trước khi làm hoan hỷ
  • Trong khi làm hoan hỷ
  • Sau khi làm hoan hỷ

Những hình ảnh buổi học:

 










 

 











Ban Truyền thông NGHPKS 

-----ooOoo-----

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ