Trang chủ > Lớp Giáo lý
Sư cô Thảo Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Văn tư tu trong mùa dịch
Xem: 5842 . Đăng: 16/08/2021In ấn
Sư cô Thảo Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Văn – Tư – Tu trong mùa dịch
Ngày 13/8/2021 (nhằm ngày mùng 06/07/Tân Sửu), Sư cô Thảo Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, đã có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài “Văn – Tư – Tu trong mùa dịch”.
Lời đầu tiên Sư cô gửi lời thăm hỏi và cầu chúc sức khỏe đến đại chúng.
Trong thời pháp thoại này, Sư cô đã giới thiệu đến đại chúng đề tài; Văn Tuệ – Tư Tuệ – Tu Tuệ có lợi ích như thế nào? Khi chúng ta áp dụng, tu sửa, thực hành trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong mùa dịch này.
Văn --- Văn Tuệ = Chánh Kiến
Tư ---Tư Tuệ = Chánh Tư Duy
Tu --- Tu Tuệ = Thiền Định
Trên phương diện tu tập thì trí tuệ có ba loại: văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ. Ðây là các cấp độ trí tuệ thứ tự từ thấp lên cao làm căn bản liên hệ cho nhau.
* Văn tuệ: Là phương pháp tu tập trí tuệ nhờ vào sự nghe hoặc trực tiếp nghiên cứu, tụng đọc giáo lý mà lãnh hội ý nghĩa, phát sanh trí tuệ. Do lắng nghe mà sanh trí tuệ, hoặc nghe từ kinh, luật, luận, hoặc nghe từ thiện tri thức. nhờ nghe như vậy mà sinh được trí tuệ vô lậu của bậc Thánh.
Nghĩa rộng: Văn là nghe và được đặc biệt dùng trong nghĩa nghe chánh pháp nhưng ta có thể suy ra rằng tất cả những kinh nghiệm học hỏi được bằng cách biết sử dụng giác quan nghĩa là biết nhận xét tinh tế khi mắt ta nhìn thấy sắc, tai ta nghe âm thanh, lưỡi ta nếm vị; Nói một cách khác khi căn tiếp xúc với trần đều có thể giúp ta nhận thức được thực tướng của các hiện tượng giới.
Một hành giả có thể nghe một tiếng chim hót, thấy một chiếc lá rơi, một ngọn đèn phựt tắt, hay nhìn những bong bóng nước tan vỡ trên mặt hồ mà liễu ngộ được chân lý. Rồi Sư cô đưa ra ví dụ về câu chuyện của Ngài Xá Lợi Phất chỉ nghe một câu kệ ngôn do Đại Đức Assaji (Mã Thắng) thuyết đã trực nhận được lý nhân quả Tu Đà Hườn cho đại chúng dễ hiểu.
* Tư tuệ: Là trí tuệ có được nhờ vào quá trình tư duy, xét đoán, trầm tư về những lời dạy của Ðức Phật mà khai sáng thêm trí tuệ. Ðây là giai đoạn tiếp theo văn tuệ, tư duy những gì đã được nghe, được đọc... Ðó là tư duy về giáo lý Tứ đế, Thập nhị nhân duyên... liên hệ đến con người và sự vật.
* Tu tuệ: Khi đã có văn tuệ, tư tuệ thì đem áp dụng trí tuệ đó vào cuộc sống mà tu tập và hành trì thông qua thiền định, để thể nghiệm và thể nhập sự thật của các pháp. Chính nhờ tu tuệ mà có được chánh trí, chứng ngộ Niết bàn tối thượng. Chính trí tuệ này là trí tuệ thâm nhập thực tại vô ngã của các pháp mà Ðức Phật có được ngay đêm thành đạo.
Tiếp theo Sư cô lại trình bày đến đại chúng về những câu chuyện “Tích cực, tiêu cực và thương tâm từ mùa dịch”. Sau đó Sư cô đưa ra giới thiệu đến 27 bài học từ mùa dịch, mà Sư cô đã sưu tầm. Từ đó rút ra các bài học quan trọng thiết thực cho các hành giả áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, để đem đến đời sống an lạc hạnh phúc, những bài học đó là:
- Thiểu dục tri túc (ít muốn biết đủ)
Trong Kinh Di Giáo Đức Phật có dạy:
“Tri túc đất làm giường
Lòng vẫn thường hoan hỷ
Bất túc ở thiên đường
Cũng vẫn chưa vừa ý…”
- Cảm nhận hạnh phúc xung quanh chúng ta
“Hạnh phúc không ở cuối đường, mà hạnh phúc ở xung quanh đường chúng ta đang đi”.
- Tri hành hợp nhất
Trong kinh Dhammapada (Pháp Cú) Đức Phật dạy “Dầu thông suốt kinh luật mà không hành trì, cũng chỉ như kẻ mục đồng đếm bò cho kẻ khác. Người ấy không hưởng được hương vị giải thoát. Trái lại dù thuộc ít kinh luật nhưng cố gắng hành trì, từ bỏ tham, sân, si hiểu biết chân chính, tâm tự tại, không vọng chấp. Người ấy ắt hưởng được hương vị giả thoát.
Văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ ba môn học khuyết một không được. Nếu nghe mà không suy nghĩ, thì như làm ruộng mà không gieo mạ; Nếu suy nghĩ mà không tu, thì như làm ruộng mà không tát nước, bừa cỏ, rốt cuộc không có kết quả.
Lợi ích của trí tuệ không thể nghĩ bàn đối với cuộc sống hiện tại và tương lai. Chính vì thế mà Phật giáo lấy trí tuệ làm sự nghiệp (duy tuệ thị nghiệp). Qua những bài học từ mùa dịch, trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta đã nghe, thấy, chứng kiến, trải nghiệm, thấu hiểu. Từ đó Sư cô đã chia sẻ giảng giải đến đại chúng là khi hành giả muốn xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, an lạc trọn vẹn cho tự thân và cho tha nhân, muốn hiểu được chính mình và hiểu được người thì phải có trí tuệ để quán chiếu; muốn bước lên bờ giác ngộ giải thoát, trí tuệ vô lậu là yếu tố quyết định. Tu tập về trí tuệ vô lậu sẽ đạt được nhiều lợi ích thiết thực trong mùa dịch này, những điều đó được thể hiện rõ qua các điểm sau:
Như chúng ta học cánh nhận sai lầm và nói lời xin lỗi, học cách hòa hợp với bạn đời, người thận, con cái khi ở gần quá nhiều. Rồi phải học cách sống đơn giản, chịu đựng được sự thiếu tiện nghi và tiêu khiển thời gian có ích. Bên cạch đó chúng ta cũng phải học cách sống chậm lại để hiểu được cuộc sống bình thường là quý giá chứ không phải hiển nhiên, chúng ta sẽ biết rõ chữ vô thường, không gì bất biến, cảm giác được sự sống chết mong manh.
Cũng như trong kinh Di Giáo, Ðức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, nếu người có trí tuệ thì không có tham trước, thường tự tỉnh giác, không để sanh ra tội lỗi. Thế là trong pháp của ta có thể được sự giải thoát... Người có trí tuệ chân thật, ấy là chiếc thuyền chắc vượt qua biển già, bệnh, chết; cũng là ngọn đèn chiếu sáng cảnh tối tăm mờ ám; là món thuốc hay trị các thứ bệnh; là lưỡi búa bén chặt đứt cây phiền não. Thế nên các ông phải dùng tuệ: văn, tư, tu mà tự làm cho thêm phần lợi ích. Nếu người có trí tuệ chiếu soi, dù cho nhục nhãn thì cũng là người thấy được rõ ràng".
Trong thời lượng 90 phút, Trước khi kết thúc bài pháp thoại, Sư cô đã trình bày nội dung của Văn – Tư – Tu trong mùa dịch, thì chúng ta cần phải đối diện với cái khó cái khổ. Trong tình hình dịch bệnh đang hoành hành toàn nhân loại chúng ta cần cảm nhận được sự vô thường, biến những chướng duyên ở thực tại làm động lực để tinh tấn hơn, chuẩn bị hành trang vượt thoát khổ để được kết quả tốt đẹp trong hiện tại và tương lai. Và nhắc nhở đại chúng, phải thâm nhập lời dạy của Đức Phật, để ứng dụng vào đời sống hằng ngày mà chúng ta đã nghe được gì? Thấy được gì? Hiểu được gì? Khi chúng ta dùng trí tuệ thì không có tham trước, thường tự tỉnh giác, không để sanh ra tội lỗi. Từ đó chúng ta sửa được gì, tu được gì trong đề tài này? Để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, an lạc trọn vẹn cho tự thân và cho tha nhân, cùng bước lên bờ giác ngộ giải thoát.
Một số hình ảnh ghi nhận được trong buổi học trực tuyến:
Ban Truyền thông NGHPKS
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Nghiệp ảnh hưởng đến con người như thế nào ( Ban Truyền thông NGKS , 8536 xem)
NS. Thích Nữ Tuệ Liên thuyết giảng: “Giới thiệu khái quát Kinh Vô Ngã tướng” ( Ban Truyền thông NGKS , 11164 xem)
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài “Làm thế nào để vượt thoát khổ hiện tại và tương lai ?” ( Ban Truyền thông NGKS , 7616 xem)
Ni sư Triệu Liên tiếp tục chia sẻ chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm ( Ban Truyền thông NGKS , 7540 xem)
Ni trưởng Chúng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Sám hối là cách chuyển nghiệp tốt nhất ( Ban Truyền thông NGKS , 11168 xem)
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến Ý nghĩa sám hối trong Phật giáo ( Ban Truyền thông NGKS , 14316 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ - Hạnh Bố Thí (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 7448 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Sự xuất hiện của Tam bảo ( Ban Truyền thông NGKS , 5528 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ ( Ban Truyền thông NGKS , 5680 xem)
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm ( Ban Truyền thông NGKS , 7640 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng