Trang chủ > Lớp Giáo lý
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Nghiệp ảnh hưởng đến con người như thế nào
Xem: 9114 . Đăng: 14/08/2021In ấn
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài "Nghiệp ảnh hưởng đến con người như thế nào"
Ngày 11/8/2021 (nhằm ngày 04/7/Tân Sửu), Ni sư Tín Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, trú xứ Tổ đình Ngọc Phương, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO.
Trong kinh Pháp Cú Đức Phật có nói:
"Trong các Pháp do tâm làm chủ,
Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên.
Tâm nhơ tạo nghiệp chẳng hiền,
Như xe lăn bánh, khổ liền theo sau.
Trong các Pháp do tâm làm chủ,
Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên.
Tâm thanh tạo nghiệp tốt hiền,
Như hình dọi bóng, vui liền theo sau".
Như vậy chúng ta thấy rằng: "Tâm nhơ tạo nghiệp chẳng hiền", còn "Tâm thanh tạo nghiệp tốt hiền".
Chính nghiệp là cái đem đến hạnh phúc hay khổ đau cho con người, nghiệp nói đầy đủ là nghiệp báo. Những thứ gần gũi theo chúng ta như bóng không rời hình, và trong những kiếp chúng ta đi quanh trong sanh tử luân hồi cũng do sự dẫn dắt của nghiệp.
Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về nghiệp, để hướng dẫn cho đời sống của mình ngày càng tốt đẹp, tạo nên những điều thiện lành làm hành trang cho những kiếp về sau.
Như vậy nghiệp nghĩa là gì?
Chữ Nghiệp tiếng Pali là Kamma, tiếng Phạn (Sanskrit) là Karma, nghĩa đen của nó là hành động, nói cho đầy đủ là hành động có tác ý, có chủ ý. Nghiệp chính là trạng thái tâm thiện và bất thiện của mình. Ở dục giới của chúng ta có tám thiện tâm và mười hai bất thiện tâm. Những hành động tốt đẹp của mỗi người đều xuất phát từ tám thiện tâm và những hành động bất thiện của chúng ta khởi lên ở thân khẩu ý do tham sân si, là mười hai bất thiện tâm.
Như thế thì ở dục giới cái thiện tâm và bất thiện tâm chính là nghiệp. Một khi tâm nào khởi lên là lập tức được lưu lại và cho ra cái quả liền. Quả đó có thể là sanh báo hay hậu báo, tức là nó hiện hành ra cho người đó ngay trong kiếp này hay kiếp sau, hoặc nhiều kiếp sau, nhưng mà sẽ kết thành quả. Tâm của chúng ta; thiện tâm hay bất thiện tâm xuất hiện thì có khả năng kết thành quả, vì vậy thiện tâm, bất thiện tâm này chính là nghiệp. Ở sắc giới nó là năm sắc giới thiện tâm, ở vô sắc giới thì là bốn vô sắc giới thiện tâm. Cho nên những tâm này có công năng tạo nghiệp.
Ni sư chia sẻ các loại nghiệp, phân làm bốn loại:
1. Về phương diện đạo đức là thiện nghiệp và bất thiện nghiệp.
2. Về phương diện tùy theo nơi sanh thì có 3 loại; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
3. Tùy theo quả trổ nhanh hay chậm, sớm hay muộn có thể chia làm 3 loại; Hiện báo nghiệp, Sanh báo nghiệp và Hậu báo nghiệp.
4. Tùy theo khả năng dẫn dắt đi tái sanh chia làm bốn loại; Cực trọng nghiệp, Cận tử nghiệp, Tập quán nghiệp và Tích lũy nghiệp.
Ni sư giải thích những phần tiếp theo
- Nguồn gốc của nghiệp Nghiệp tạo ra có nghiệp quá khứ và nghiệp hiện tại, nghiệp quá khứ là do vô minh và nghiệp hiện tại là do ái, thủ nên có hữu...
- Đặc tính của nghiệp
. Gieo nhân nào gặt quả nấy, gieo nhân thiện gặp quả lành; gieo nhân bất thiện gặp quả xấu.
. Nghiệp ai làm người đó chịu.
. Nghiệp tới thời kỳ trổ quả là không tránh khỏi, nghiệp trổ quả một cách bình đẳng.
Trong thuyết về nghiệp báo của Đạo Phật phước đức có thể chuyển nghiệp, chúng ta làm những việc thiện thế vào cho những lỗi lầm mà chúng ta đã làm trong quá khứ, thì có khả năng chuyển được nghiệp đó. Cho nên cái đặc biệt của thuyết nghiệp báo nó khác với thuyết định mệnh, định mệnh là mỗi việc mình phải trả hết. Đức Phật nói rằng tất cả những nghiệp chúng sanh đã tạo từ vô thỉ đến nay mà trả hết, thì biết bao giờ chúng sanh thoát ra khỏi luân hồi, cho nên phước đức có thể chuyển được nghiệp.
Trong truyện Kiều Nguyễn Du có câu:
"Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
Đây muốn nói là định nghiệp, nhưng Phật giáo chúng ta thì nhấn mạnh rằng không có gì là cố định cả, ác nghiệp mình có thể chuyển. Cho nên khi chúng ta phải đối diện với một kết quả không tốt đẹp, thì chúng ta phải cố gắng chuyển bằng cách như lạy sám hối, làm phước hồi hướng cho oan gia trái chủ để có sự hoan hỷ.
Chúng ta còn nghiệp là còn tái sanh, chỉ có A La Hán sẽ không còn tái sanh, nhưng người thế gian trong tam giới còn nghiệp là còn tái sanh.
Chúng ta phải hiểu rõ về nhân quả nghiệp báo, nghiệp ở trong dòng tâm thức của chúng ta, chính nghiệp đem đến cho con người hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp này và những kiếp về sau. Chúng ta trong sạch hay nhiễm ô là do tự mình gột rửa mà thôi.
Chúng ta phải tự xét trong tâm mình, điểm bất thiện nào khởi lên thì phải chánh niệm để chuyển cho nó trở nên tốt đẹp. Chỉ có ta mới trau sửa tâm mình, không phải là người khác, khi tâm tốt thì quả tốt, tâm xấu thì quả xấu. Chúng ta phải luôn tạo nghiệp lành, đó là hành trang tốt đẹp cho kiếp hiện tại và những kiếp về sau.
Ban Truyền thông NGHPKS
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
NS. Thích Nữ Tuệ Liên thuyết giảng: “Giới thiệu khái quát Kinh Vô Ngã tướng” ( Ban Truyền thông NGKS , 11856 xem)
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài “Làm thế nào để vượt thoát khổ hiện tại và tương lai ?” ( Ban Truyền thông NGKS , 8192 xem)
Ni sư Triệu Liên tiếp tục chia sẻ chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm ( Ban Truyền thông NGKS , 7996 xem)
Ni trưởng Chúng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Sám hối là cách chuyển nghiệp tốt nhất ( Ban Truyền thông NGKS , 11856 xem)
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến Ý nghĩa sám hối trong Phật giáo ( Ban Truyền thông NGKS , 14864 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ - Hạnh Bố Thí (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 7628 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Sự xuất hiện của Tam bảo ( Ban Truyền thông NGKS , 5712 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ ( Ban Truyền thông NGKS , 6264 xem)
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm ( Ban Truyền thông NGKS , 7804 xem)
Sư cô Hạnh Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Hành trang cách ly ( Ban Truyền thông NGKS , 7484 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ