Trang chủ > Lớp Giáo lý

Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 6478 . Đăng: 04/08/2021In ấn

 

Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ

 

Ngày 02/8/2021 (nhằm ngày 24/6/Tân Sửu), Ni sư Kiên Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài LỤC ĐỘ.

 

 

 

Đi vào phần nội dung của buổi giảng, Ni sư giải thích để quý Phật tử hiểu về Lục độ.

Lục độ là sáu phương pháp tu tập có công năng như một chiếc thuyền, đưa chúng sanh từ bờ bên này - bờ vô minh của thế gian, vượt sang bờ bên kia - bờ giác ngộ của chư Phật.

Lục độ gồm sáu phương tiện: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ.

Ba La Mật có nghĩa là qua bờ bên kia. Bồ Tát không trụ ở bờ bên này của giác ngộ, mà các Ngài tu hành với mục đích là tự hoàn thiện mình và cứu độ chúng sanh. Các Ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh là đối tượng của việc làm.

. Tu Bố thí Ba la mật vạn duyên đến tự xả hết.

. Tu Trì giới Ba la mật chư ác tự dừng.

. Tu Nhẫn nhục Ba la mật thì tâm tự nhu nhuyến.

. Tu Tinh tấn Ba la mật thì vĩnh viễn không thối chuyển.

. Tu Thiền định Ba la mật thì tạp niệm không sanh.

. Tu Bát nhã Ba la mật thì chánh niệm rõ ràng.

Bát nhã là Tuệ hạnh thuộc về Đại trí, còn Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định là Phước hạnh thuộc về Đại bi.

Ni sư giải thích pháp môn Bố thí: Bố thí là Đàn na cũng gọi là Thí xả, chính là sự vứt bỏ, chia sẻ, ban cho hay cung cấp. Nghĩa là chúng ta dùng tâm Bồ đề của mình đem những thứ có được để bố thí cho người cần thiết. Bố thí Ba la mật còn gọi là  Đàn na Ba La mật hay Bố thí đáo bỉ ngạn. Đây là cách cho hoàn toàn tuyệt đối và bố thí này để đối trị với phiền não và tâm tham ái.

 

 

 

Nội dung của Bố thí chia làm ba loại đó là tài thí, pháp thí và vô úy thí.

- Tài thí là đem vật chất của mình tặng cho người khác một cách vô điều kiện. Dùng tâm thanh tịnh đem tiền bạc, thức ăn, nước uống, y phục, thuốc men v.v...bố thí cho những người khác gọi là ngoại tài thí. Đem thân thể của chính mình, thậm chí là sinh mệnh của mình, những gì thuộc sở hữu như mắt, tai, mũi, lưỡi v.v...bố thí cho những người khác để thỏa mãn nguyện vọng của chúng sanh, làm cho họ thân tâm được an lạc, gọi là nội tài thí.

- Pháp thí là đem Phật Pháp mà mình hiểu biết được giảng cho người khác nghe, làm cho họ cũng có thể học Phật tu hành và được giải thoát. Sự giải thoát ở đây có nghĩa là sự an lạc, cởi mở, không còn những khúc mắc phiền não ở trong lòng. Chúng ta lấy thiện pháp mà Đức Phật đã tuyên giảng khuyên người khác tu thiện đoạn ác. Từ ý nghĩa trên chúng ta thấy công đức của pháp thí  lớn hơn tài thí.

- Vô uý thí nghĩa là khi người khác gặp khó khăn chúng ta an ủi khích lệ, làm cho tinh thần họ phấn chấn để vươn lên một cách can đảm, hiểm nguy thành an. Hoặc như người có tâm sợ hãi do thiên tai, bệnh tật, chết chóc...chúng ta đem những lời động viên, bảo bọc che chở để họ an tâm vơi đi nỗi lo lắng.

  Bố thí Ba la mật vừa làm lợi ích cho người, vừa làm lợi ích cho mình.

Chúng ta có nghe câu "cách cho hơn của đem cho", chúng ta cho như thế nào mà người ta nhận về cảm thấy có niềm vui, thì đó chính là phước báu mà chúng ta có được từ việc bố thí.

Chúng ta bố thí nhưng phải trân trọng người nhận, như vậy công đức mới trọn vẹn.

Quý Phật tử biết rằng không phải tài sản mới là bố thí, mà một lời nói hay, một việc làm nhỏ hay một nụ cười vui vẻ xuất phát từ tâm thành thiết tha mang đến lợi lạc đều có công đức.

Ni sư chia sẻ câu chuyện với một ý nghĩa sâu sắc, đã nói lên được về việc bố thí xuất phát từ tâm thanh tịnh, không ngã chấp nên kết quả vô cùng lớn lao và công đức rất vô lượng.

Trong buổi giảng hôm nay Ni sư nói về vấn đề Bố thí, để quý Phật tử hiểu rằng trong cuộc sống của mình dù chúng ta có tiền hay không tiền vẫn có thể chia sẻ cho người trong gia đình, bạn bè, thậm chí cho cộng đồng. Điển hình như hôm nay chúng ta ngồi đây nghe Pháp là đã bố thí cho xã hội một điều là chúng ta "không đi ra ngoài". Đó chính là cái chúng ta tiếp nhận được tinh thần của nhà nước kêu gọi, thi hành theo chủ trương trong thời gian giãn cách xã hội chúng ta học được rất nhiều pháp trong lúc này, đó cũng là điều chúng ta thực hành Bố thí.

Bố thí có công đức thiết thực và rộng lớn, đem lại hạnh phúc an vui giúp cho rất nhiều người. Chúng ta hãy lấy pháp Bố thí làm phương châm cho chính mình, để được lợi ích trong hiện tại và mai sau.

 

Nên nhớ:

Dù ta không có bạc tiền

Vẫn còn bảy thứ để đem tặng người.

 

Một là “nhan thí”: nụ cười

Tặng bằng nét mặt vui tươi của mình

Hân hoan, niềm nở, chân thành

Miệng cười gieo mối cảm tình muôn nơi.

 

Hai là “ngôn thí”: đẹp lời

Tặng bằng câu nói khiến người an nhiên

Ngợi khen, khích lệ, động viên

Nói lời an ủi, dịu êm tâm hồn.

 

Ba là “tâm thí”: tấm lòng

Tặng bằng đối đãi tốt cùng thế nhân

Lòng mình rộng mở, thành tâm

Khiến cho cuộc sống muôn phần đẹp thêm.

 

Bốn là “nhãn thí”: cái nhìn

Tặng bằng ánh mắt dịu hiền, thân thương

Tâm từ tỏa rạng thơm hương

Nhìn bằng thiện ý mười phương an nhàn.

 

Năm là “thân thí”: việc làm

Tặng bằng hành động bản thân của mình

Giúp người một cách nhiệt tình

Với lòng nhân ái, chân thành khôn vơi.

 

Sáu là “tọa thí”: chỗ ngồi

Tặng bằng nhường chỗ cho người đứng quanh

Nơi mình ngồi chẳng cần giành

Ai mà cần chỗ thời mình nhường thôi.

 

Bảy là “phòng thí”: tặng người

Cho người cần chốn nghỉ ngơi qua ngày

Mình đem phòng trống trải này

Mời người an nghỉ, lòng đầy thiết tha.

 

Chúng sinh trong cõi ta bà

Theo lời Phật dạy như là kể trên

Dù tay trắng, chẳng bạc tiền

Nhớ còn bảy thứ đó đem tặng người

Vận may sẽ đến tuyệt vời

Như hình với bóng! Cuộc đời an vui!

        (Đạo Phật ngày nay)

 








 
















Ban Truyền thông NGHPKS 

-----ooOoo-----

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)

THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ