Trang chủ > Lớp Giáo lý
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Ý nghĩa sám hối trong Phật giáo
Xem: 10766 . Đăng: 28/07/2021In ấn
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Ý nghĩa sám hối trong Phật giáo
Sống trên thế gian này chúng ta không ai tránh khỏi những lỗi lầm, cho nên Cổ Đức có câu "nhân vô thập toàn", nghĩa là ở đời không ai hoàn toàn trong sạch, quan trọng là chúng ta biết lỗi mà nghĩ đến cách sửa đổi trở nên người tốt, trong Đạo Phật gọi là sám hối. Để quý Phật tử hiểu rõ hơn thế nào là sám hối, hôm nay vào lúc 19h30 ngày 23/7/2021 (nhằm ngày 14/6/Tân Sửu), Ni sư Tuệ Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Cố vấn Trụ trì chùa Thuận Phước (Long An) có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài "Ý NGHĨA SÁM HỐI TRONG PHẬT GIÁO".
Trong kinh Đức Phật dạy có hai hạng người cao quý, hạng người thứ nhất là không làm điều ác và hạng người thứ hai là có tội nhưng biết sám hối. Phàm làm người còn lên xuống ba cõi sáu đường thì không có ai dứt hết tội lỗi, cho nên cần phải sám hối.
Ni sư đi vào phần định nghĩa để quý Phật tử hiểu thế nào là sám hối.
Sám hối chữ Phạn là Samma, Sám là ăn năn lỗi trước, Hối là chừa phạm lỗi sau. Sám hối là biết ăn năn hối hận trước những lỗi lầm đã mắc phải và nguyện không tái phạm lại lỗi lầm đó nữa.
Chúng ta nghe trong kinh có câu: “Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau. Vậy sám hối đúng nghĩa theo chánh pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau.
Ni sư giải thích rằng sám hối trong Phật giáo không phải là rửa tội hay xả tội, mà do chính chúng ta tu tập sửa đổi bản thân để thăng hoa trên con đường tu tâm dưỡng tánh, bằng cách là chúng ta tu tập những điều thiện lành, chuyển hóa tam nghiệp, (thân khẩu ý) của mình.
Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương có nói: "Người có lỗi mà không biết ăn năn sám hối, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển dần dần thành sâu rộng...".
Bài này trong "Tinh Hoa Bí Yếu" Đệ nhất Ni trưởng đã phổ thơ:
"Phật dạy người có lỗi,
Không ăn năn sám hối.
Tội ấy chất vào thân,
Nặng nhiều thêm gấp bội.
Như nước dần về biển,
Càng ngày càng rộng sâu.
Còn như người có lỗi,
Biết sám hối hồi đầu.
Đổi dữ làm lành rồi,
Các tội bèn tiêu diệt.
Như bịnh xuất mồ hôi,
Thuyên giảm rồi dứt tuyệt".
Cho nên quý Phật tử phải ý thức về ý nghĩa của việc sám hối, đó là biết lỗi và thành tâm sám hối.
Các phương thức sám hối trong Phật giáo gồm có:
- Tác pháp sám hối
- Hồng danh sám hối
- Thủ tướng sám hối
(Ba pháp này thuộc về sự)
- Vô sanh sám hối (thuộc về lý)
Ni sư chia sẻ bốn câu sau đây để quý Phật tử thấy rõ những việc ác mình làm đều do tham sân si, từ thân khẩu ý:
"Các nghiệp ác tạo thành từ trước,
Tham, sân, si, đã trót gieo nhân,
Từ lời, từ ý, từ thân,
Nay con sám hối một lần trọn xong".
Ni sư nhấn mạnh một điều để quý Phật tử biết rằng ai cũng có tội cả, nhưng làm sao để tiêu trừ tội lỗi đó mới là điều quan trọng. Ngoài việc sửa đổi thì chúng ta phải làm những việc thiện lành để tăng trưởng phước đức.
Ni sư dẫn chứng những câu chuyện cho quý Phật tử thấy nhiều người đã từng gây tạo nghiệp ác nhưng biết quay đầu hành thiện, tội sẽ nhẹ đi, tất cả đều xuất phát từ tâm thành sám hối.
Sám hối là một trong những phương pháp cần thiết cho tất cả mọi người. Chúng ta cần phải thực hành để cải thiện đời sống cá nhân được bớt khổ thêm vui, an lạc trong từng phút giây hiện tại.
Một số hình ảnh ghi nhận:
Ban Truyền thông NGHPKS
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Ni sư Phụng Liên giới thiệu về Đạo Phật trong buổi giảng online ( Ban Truyền thông NGKS , 5316 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Ngũ uẩn trong kinh Vô Ngã Tướng (Phần cuối) ( Ban Truyền thông NGKS , 8100 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Ngũ uẩn trong kinh Vô Ngã Tướng (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 5756 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Tìm hiểu gì khi mới vào đạo ( Ban Truyền thông NGKS , 6336 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Ngũ uẩn trong kinh Vô Ngã Tướng ( Ban Truyền thông NGKS , 12188 xem)
Long An: Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến bài kinh Vô Ngã Tướng từ chùa Thuận Phước ( Ban Truyền thông NGKS , 15744 xem)
Long An: Lớp Giáo lý Chùa Thuận Phước chuyển sang hình thức trực tuyến ( Ban Truyền thông NGKS , 9648 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ