Trang chủ > Lớp Giáo lý
Ni sư Triệu Liên tiếp tục chia sẻ chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm
Xem: 8170 . Đăng: 13/08/2021In ấn
Ni sư Triệu Liên tiếp tục chia sẻ chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm
Ngày 07/8/2021 (nhằm ngày 29/6/Tân Sửu), Ni sư Triệu Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, trú xứ Tổ đình Ngọc Phương, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài NGUỒN THỰC PHẨM HÀM DƯỠNG THÂN TÂM (tiếp theo).
Trước khi đi qua phần mới, Ni sư tóm lại bài đã chia sẻ tuần trước cho quý Phật tử nhớ và hiểu, để nắm rõ bài học của buổi giảng phần tiếp theo ngày hôm nay.
Trong bài kinh Tử Nhục số 373 - kinh Tạp A Hàm, Đức Thế Tôn đã trình bày bốn loại thức ăn đến các vị Tỳ kheo; Thứ nhất là Đoàn thực, thứ hai là Xúc thực, thứ ba là Tư niệm thực và thứ tư là Thức thực.
Đoàn thực là loại thức ăn dùng để duy trì sinh mạng của một con người, nó được thông qua đường miệng. Thức ăn có bổ dưỡng hay gây hại cho sức khỏe là do chúng ta phải biết cách phân biệt để lợi ích cho bản thân mình.
Đối với người tu, để chuẩn bị con đường giải thoát cho kiếp này thì chúng ta phải nỗ lực, từ thân cho đến tâm mình phải sống thế nào cho trọn vẹn.
Ni sư dẫn một câu chuyện để nhắc nhở quý Phật tử trong khi ăn chúng ta phải giữ chánh niệm, gởi tâm từ đến món ăn và xem như đó là phương thuốc để nuôi dưỡng cái thân của mình mà thôi.
Ni sư chia sẻ tiếp tục loại thức ăn thứ hai đó là Xúc thực.
Xúc thực có nghĩa là thức ăn đưa vào bên trong tâm thức của chúng ta, thông qua sáu giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Cái gì mình có thể chạm tới; con mắt có thể nhìn thấy, lỗ tai có thể nghe, lỗ mũi có thể ngửi mùi v.v… tất cả những điều đó gọi là Xúc thực.
Cũng giống như Đoàn thực, Xúc thực có khả năng nuôi dưỡng hay tàn hại.
Chúng ta tiếp xúc ở đây không phải là rờ hay chạm vào được, mà tiếp xúc này nghĩa là chạm bằng tâm - bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân... Nhưng khi mình xúc chạm để đưa nó vào, mình phải xem như là một thực dưỡng để đưa vào trong tâm cho nên phải biết gạn lọc. Giống như một cái lu nước mà chúng ta cứ lấy tay quậy hoài thì không bao giờ lu nước trong được. Tâm của chúng ta cũng như thế, mình cứ dùng con mắt cho nó tiếp xúc với sắc trần, thì chắc chắn tâm sẽ bị nhiễm ô.
"Bởi vì mắt ngó trời xanh,
Cho nên mắt cũng long lanh màu trời.
Bởi vì mắt ngó biển khơi,
Cho nên mắt cũng xa vời đại dương".
(Trụ Vũ)
Vì vậy chúng ta hãy kiểm tra con mắt của mình lại, chúng ta nhìn những loại thực dưỡng nào để đưa vào tâm hồn ta một cách thanh tịnh và trang nghiêm.
Đệ nhất Ni trưởng có nói:
"Mắt thường thanh tịnh quan chiêm,
Đừng hay nhìn liếc, kiếm tìm chi chi.
Ngó đường chánh, ngó nẻo đi,
Ngó vào tâm trí, kiên trì không lơi".
Chúng ta được thân người với sáu căn đầy đủ là một điều may mắn, nên có cái nhìn hướng thượng, đưa con mắt nhìn về nẻo chánh, đừng cứ mãi rong chơi trong biển sanh tử luân hồi rồi quên đi mình là Phật tử.
Lỗ tai cũng vậy, chúng ta nên chọn thức ăn vào ngang qua lỗ tai đưa vào tâm thức mà giúp cho chúng ta sửa mình trong hiện tại và làm tâm trí mỗi ngày sáng lên thì chúng ta nên nghe.
Đệ nhất Ni trưởng dạy chúng ta nên nghe những lời chân thật ngữ, bất cú ngữ, nhưng mà phải là lời ái ngữ dịu dàng.
"Tai thường thanh tịnh thảnh thơi,
Đừng hay nghe lóng những lời đơn sai.
Nghe thuyết pháp, nghe giảng bài,
Nghe vào tâm trí, hôm mai sửa mình".
Quý Phật tử hãy luôn nỗ lực tinh tấn niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, giữ các giới mình đã thọ, nên nghe giáo pháp của Đức Thế Tôn qua những lời thuyết giảng của chư Tăng để tu tập, hướng đến mục tiêu cuối cùng của cuộc đời này là sự giải thoát.
Đức Thế Tôn dạy cuộc đời chúng ta sống chỉ trong một hơi thở, thở vào mà không có thở ra thì như xong một đời. Cho nên chúng ta phải quý trọng thời gian mình đang sống, hãy an trú trong pháp lạc, buông bỏ tham sân si để thân tâm luôn nhẹ nhàng tự tại.
Câu thơ sau của Đệ nhất Ni trưởng nói về mũi:
"Mũi thường thanh tịnh trong lành,
Đừng hay ngửi hít thơm tanh thế thường.
Ngửi Giới hương, ngửi Định hương,
Ngửi vào tâm trí, hơi thường tinh anh".
Và câu tiếp theo nói về lưỡi:
"Lưỡi thường thanh tịnh sạch lành,
Đừng hay nói dối, đừng tranh mối lằn.
Nói Pháp lý, giảng Kinh văn,
Nếm vào tâm trí thức ăn tinh thần".
Quý Phật tử nên nhớ một điều, nếu chúng ta dùng lời ái ngữ ngọt ngào để giúp người khác vượt qua niềm đau nỗi khổ cho là phương tiện, nhưng đừng nuôi dưỡng cái phương tiện đó lâu ngày nó trở thành thói quen, chúng ta sẽ phạm vào cái giới là không nói thật.
Cuộc đời này ngắn ngủi, chúng ta đừng nên cứ nuông chiều cái thân, để rồi tiếp xúc với những vị an ổn tạm thời, sẽ không đưa chúng ta theo hướng giải thoát.
Quý Phật tử nên cố gắng nói là nói giáo pháp, hiểu được bao nhiêu chia sẻ cho người khác nghe, để giúp họ từ từ an lạc, buông xả được những ràng buộc thân tâm.
"Phải tinh tấn hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả".
Ni sư mong rằng ngày hôm nay "xúc thực" bằng lục căn lục trần để nuôi dưỡng tâm chúng ta ngày càng trong sáng. Quý Phật tử nhớ mình nên sống thuận pháp tùy duyên giống như Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã nói:
"Cõi trần vui Đạo cứ tùy duyên,
Đói bụng thì ăn mệt ngủ liền.
Báu vật trong nhà thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm khỏi hỏi thiền".
Thuận theo như vậy mà sống thì cuộc đời chúng ta luôn an vui và hạnh phúc.
Ban Truyền thông NGHPKS
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Ni trưởng Chúng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Sám hối là cách chuyển nghiệp tốt nhất ( Ban Truyền thông NGKS , 12092 xem)
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến Ý nghĩa sám hối trong Phật giáo ( Ban Truyền thông NGKS , 15200 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ - Hạnh Bố Thí (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 7684 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Sự xuất hiện của Tam bảo ( Ban Truyền thông NGKS , 5768 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ ( Ban Truyền thông NGKS , 6448 xem)
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm ( Ban Truyền thông NGKS , 7848 xem)
Sư cô Hạnh Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Hành trang cách ly ( Ban Truyền thông NGKS , 7520 xem)
Long An: Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến kinh Vô Ngã tướng (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 9600 xem)
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Ý nghĩa sám hối trong Phật giáo ( Ban Truyền thông NGKS , 11012 xem)
Ni sư Phụng Liên giới thiệu về Đạo Phật trong buổi giảng online ( Ban Truyền thông NGKS , 5364 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ