Trang chủ > Lớp Giáo lý
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm (tiếp theo)
Xem: 6206 . Đăng: 17/08/2021In ấn
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm (tiếp theo)
Ngày 14/8/2021 (nhằm ngày 07/7/Tân Sửu), Ni sư Triệu Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, trú xứ Tổ đình Ngọc Phương, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài NGUỒN THỰC PHẨM HÀM DƯỠNG THÂN TÂM (tiếp theo).
Bài giảng hôm nay đó là loại thức ăn thứ ba Tư niệm thực.
Chúng ta cần phải ghi nhớ là bốn loại thức ăn như Đoàn thực, Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực, được Đức Thế Tôn giới thiệu và dạy các vị Tỳ kheo phải ăn như thế nào để nuôi dưỡng thân và tâm, trong bài kinh Tử Nhục số 373 - Kinh Tạp A Hàm.
Loại thức ăn thứ nhất là Đoàn thực để nuôi thân, loại thức ăn thứ hai Xúc thực để nuôi lẽ sống, là cái cảm thọ.
Như vậy loại thức ăn thứ ba Tư niệm thực là gì?
Tư niệm thực có nghĩa là nuôi lẽ sống bằng ý chí, bằng tâm nguyện và bằng tư duy. Tư có nghĩa là tư duy, suy nghĩ; Niệm là nhớ nghĩ. Chúng ta vừa tư duy vừa nhớ nghĩ điều gì để chế tác món ăn gọi là thực dưỡng cho tâm.
Như vậy có hai chiều kích để nuôi thân này, đó là chúng ta phải chế tác món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm thức theo hướng thượng và hướng hạ. Hai chiều này đối ngược nhau, không phải là thuận chiều. Nếu chúng ta chỉ có mỗi hướng thượng thì cũng không đủ kinh nghiệm để chúng ta đưa những thức ăn nào mà mình chế tác, đôi khi chiều nghịch nhưng nó là một lực thúc đẩy chúng ta có kinh nghiệm về những gì không như ý trong cuộc đời này nhiều hơn là cái thuận chiều. Và dĩ nhiên chiều kích đi lên đó là sự nhớ nghĩ về những điều tích cực nhất mà chúng ta thường xuyên chế tác và không được gián đoạn.
Chúng ta sống trong cõi dục; tài, sắc, danh, thực, thùy điều nào chúng ta cũng muốn, hàng ngày luôn chi phối chúng ta. Mặc dù đây là chiều xuống nhưng chúng ta phải đối diện với sự thật đó, để thỏa mãn lòng ham muốn của mình. Chúng ta phải nhận diện cho được ý muốn mỗi khi phát khởi, không được trốn tránh, chúng ta thấy đó là điều xấu mà không cho niệm tưởng suy nghĩ lại, để rút kinh nghiệm không đi con đường đó nữa, chớ không phải suy nghĩ rồi bị các dục này nó lôi kéo. Như vậy món ăn mà chế tác để nuôi dưỡng tinh thần của chúng ta đó là sự thành công đối lập với sự thỏa mãn của ham muốn.
Qua cái tham dục chúng ta thắng phục, hân hoan trong các hỷ lạc. Chúng ta suy tư trong các pháp lạc đang có thì tâm chúng ta đã thành công, an vui hạnh phúc trong kiếp hiện tại này. Nếu như hàng ngày chúng ta chỉ chọn một hướng tích cực là suy nghĩ về những ước nguyện được hạnh phúc an vui, được giải thoát mọi khổ đau, chúng ta chỉ mong cầu những việc mà trên thế gian này không thể cung cấp cho được, điều đó cũng không đúng. Chúng ta phải chánh tư duy để có đủ lý trí đối diện những nghịch cảnh trong cuộc đời.
Hàng ngày chúng ta nuôi dưỡng những điều tích cực chứa trong tâm, khi có những niệm khổ hay bất an khởi lên thì hãy quán những niệm đó để có thể vượt qua được một cách nhẹ nhàng.
Cuộc đời này không có gì bằng phẳng cả, chúng ta có cầu mong sống mãi không "già, bệnh, chết" cũng chẳng được, điều này Đức Thế Tôn đã dạy trong bài kinh Vô Ngã Tướng rất rõ, đó là một định luật chắc chắn không thay đổi là "vô thường, khổ, vô ngã".
Đức Thế Tôn nói trong tất cả hàm linh thì loài người là hạnh phúc nhất, có thể nghe, thực hành và thành tựu đạo quả Như Lai. Chúng ta mang thân làm người, đầy đủ sáu căn như thế này là quá hạnh phúc rồi, đừng mong cầu nơi nào khác, cứ thẳng con đường hướng thượng mà đi, tự nhiên cánh cửa hạnh phúc sẽ mở ra mà không cần phải loay hoay đi tìm.
Chúng ta nên cố gắng giữ giới và thực hành pháp của Đức Thế Tôn dạy, mỗi ngày cần phải buông xả một chút thì thân tâm sẽ luôn được nhẹ nhàng.
Đức Thế Tôn nói rằng cuộc đời này là khổ, nhưng không vì thế mà chúng ta chẳng vượt qua được. Ngài để lại giáo lý để chúng ta nương theo thực hành mà giải thoát những nỗi khổ niềm đau.
Thân Ngũ uẩn của chúng ta có được hiện tại đây là do sự vận hành nghiệp thức trong nhiều đời, xấu đẹp hay giàu nghèo được sắp đặt, không phải do ta. Nghiệp là kết quả của những hành động, chúng ta phải chấp nhận cái nghiệp và quả báo mà trong kiếp này chúng ta tiếp nhận. Chúng ta vì không đủ nội lực để vượt qua, nên cứ hay than rằng mình không làm gì hết mà sao cứ khổ mãi, chúng ta có làm nhưng vì không thấy mà thôi. Đa số con người ai cũng thích mặt phải và không chấp nhận mặt trái, luôn bị ngũ dục bao quanh nên cứ mãi rong chơi trong miền đó, mà không phải nơi Tịnh độ.
Tư niệm thực Đức Thế Tôn dạy các vị Tỳ kheo phải luôn suy nghĩ và phòng hộ sáu căn, bởi vì sáu căn là những điều dẫn chúng ta đến sự nguy hiểm nhất, dẫn chúng ta rơi vào những lỗi nhỏ nhất trong cuộc sống.
Tư niệm thực Đức Thế Tôn dạy chúng ta suy nghĩ những điều gì để được an toàn và giải thoát, đó là chúng ta phải suy nghĩ về giới, về lời dạy của Đức Phật, suy nghĩ về cảnh nào là an ổn. Khi chúng ta mở con mắt ra nhìn, mở lỗ tai nên lựa chọn âm thanh nào để nghe, lựa chọn hướng nào chúng ta đi và xúc chạm v.v...nên dùng thân này gạn lọc và đưa những điều thanh tịnh vào trong tâm, gọi là chế tác các món ăn qua cái suy nghĩ của mình một cách thấu đáo nhất.
Chúng ta phải giữ trọn vẹn phẩm hạnh của người Phật tử, giữ giới cho trong sạch và thanh tịnh, phải thấy từ những lỗi nhỏ nhất, khi lỡ phạm sai lầm thì thành tâm sám hối. Chúng ta phải thiền định để quán chiếu những sự được, mất, thành, bại bằng việc tu tập hướng đến nội tâm thanh tịnh, phải suy nghĩ câu "được mất, bại thành, bỗng chốc hóa hư", cho nên có muốn thành tựu hay hạnh phúc mãi mãi cũng không được. Chúng ta nên biết, đã gọi là sự vận hành của nghiệp cho nên không thể nào muốn một chiều kích được, hãy quay lại quán chiếu bằng sự thanh tịnh của chính mình, để thấy rằng không có gì đau khổ triền miên hết. Chúng ta phải nhận diện mọi việc bằng thân, bằng cảm thọ, bằng tâm, bằng pháp, khi chúng ta đối diện được và sống trong hiện tại với sự có mặt của thân này. Cái gì tốt đẹp thì đưa vào trong thân, còn không thì xem như là một kinh nghiệm, một phương tiện phải có mặt trái và phải để rồi chúng ta vượt qua không bị nó lôi cuốn và đau khổ.
Đức Thế Tôn dạy rằng quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa đến, hãy sống trong phút giây hiện tại là an lạc nhất. Chúng ta không ăn lại những thức ăn của ngày hôm qua, mà hàm dưỡng thức ăn gì mới mẻ nhất bằng chánh niệm, suy nghĩ, quán tưởng về thân, về cảm thọ, về tâm, về sự tiếp nhận pháp hàng ngày v.v...
Tư niệm thực là những thức ăn để nuôi dưỡng tâm này; suy tư, nhớ nghĩ và nhận diện, cuối cùng là trở về.
Chúng ta hãy sống bằng sự tỉnh thức nhất trong hiện tại, chúng ta gặp được Phật pháp, nghe được chánh pháp, tu đúng đường hướng và giữ giới chính chắn thì hãy thẳng tiến mà đi, sẽ được giải thoát những khổ đau của kiếp người.
Tư niệm thực là thức ăn về tinh thần và tâm rất sâu sắc, chúng ta phải cẩn thận để chọn lựa những thức ăn đưa vào tinh thần cho đúng thời đúng lúc và đúng với cái nghiệp hiện tại của mình, thấy được điều đó để có những kết quả tốt đẹp hơn và cái nghiệp của mỗi kiếp chúng ta sanh thân là những nghiệp thiện lành.
Tư niệm thực này là tư tưởng nên khó giữ, có một nhà triết học nói rằng "còn suy nghĩ là còn sống", nhưng Đức Phật thì dạy rằng dứt những suy nghĩ vọng niệm trong tâm là món ăn thiền định để nuôi dưỡng tâm chúng ta.
Tất cả những vọng niệm sanh diệt mất còn, thành trụ hoại không... những tư tưởng đó chúng ta đừng suy nghĩ quá nhiều trong tâm. Hãy nhận diện và quay trở về, đừng tích lũy sẽ trở thành những thói quen, thành cái nghiệp của mình.
Để thâu tóm được những thức ăn nuôi dưỡng trong tâm này, chúng ta hãy đưa vào A-lại-da thức chúng ta nhãn căn thanh tịnh, nhĩ căn thanh tịnh... bằng lục căn thanh tịnh. Lục căn thì phải tiếp xúc với lục trần nhưng hãy biến thành lục thức, tất cả đều thanh tịnh như vậy.
Như vậy loại thức ăn Tư niệm thực là tư duy, nhớ nghĩ, niệm tưởng, nếu đi cho đúng đường thì quán chiếu bằng thiền định, để thấy được thức ăn bổ dưỡng cho tâm chúng ta như thế nào.
Ban Truyền thông NGHPKS
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Sư cô Thảo Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Văn tư tu trong mùa dịch ( Ban Truyền thông NGKS , 5632 xem)
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Nghiệp ảnh hưởng đến con người như thế nào ( Ban Truyền thông NGKS , 8320 xem)
NS. Thích Nữ Tuệ Liên thuyết giảng: “Giới thiệu khái quát Kinh Vô Ngã tướng” ( Ban Truyền thông NGKS , 10860 xem)
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài “Làm thế nào để vượt thoát khổ hiện tại và tương lai ?” ( Ban Truyền thông NGKS , 7348 xem)
Ni sư Triệu Liên tiếp tục chia sẻ chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm ( Ban Truyền thông NGKS , 7324 xem)
Ni trưởng Chúng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Sám hối là cách chuyển nghiệp tốt nhất ( Ban Truyền thông NGKS , 10832 xem)
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến Ý nghĩa sám hối trong Phật giáo ( Ban Truyền thông NGKS , 14024 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ - Hạnh Bố Thí (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 7336 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Sự xuất hiện của Tam bảo ( Ban Truyền thông NGKS , 5424 xem)
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ ( Ban Truyền thông NGKS , 5424 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng