Trang chủ > Lớp Giáo lý

Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Lục độ Ba la mật (tiếp theo)

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 7702 . Đăng: 24/08/2021In ấn

 

Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Lục độ Ba la mật (tiếp theo)

 

Ngày 12/8/2021 (nhằm ngày 05/07/Tân Sửu), Ni sư Kiên Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, đã có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài LỤC ĐỘ BA LA MẬT (tiếp theo).

Phần này, Ni Sư tiếp tục giảng giải Ba la mật tiếp theo là Trì Giới và Nhẫn Nhục

 

 

 

 

2. Trì giới Ba-la-mật

Theo tinh thần Bồ tát, trì giới có ba trình độ: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình giới.

Nhiếp luật nghi giới là nghiêm trì giới luật, gìn giữ oai nghi, thu nhiếp thân tâm thì người khác dễ sinh lòng quí kính, từ đó dễ cảm hoá thu phục họ.

Nhiếp luật nghi chính là Bồ tát dung thân giáo để làm lợi ích cho mọi người, giữ gìn oai nghi tịnh hạnh là chính mình thăng tiến trên con đường tu tập. Ở đây đề cập đến Bồ tát tại gia và Bồ tát xuất gia.

Bồ tát tại gia dạy chúng ta phải nghiêm trì giữ gìn năm giới căn bản một cách trọn vẹn đó là (1. Không sát sanh, 2. Không trộm cắp, 3. Không tà dâm, 4. Không nói dối, và 5. Không uống rượu, chất gây nghiện).

Đối với những vị Bồ tát hạnh thì giữ 5 giới căn bản cộng 4 giới trọng, 28 giới khinh.

Đối với Bồ tát xuất gia thì giữ 5 giới căn bản cộng 10 giới trọng, 48 giới khinh.

Đối với tỳ kheo thì giữ gìn 250 giới và tỳ kheo ni 348 giới.

Nhiếp thiện pháp giới là vận dụng nhiều phương tiện giúp đỡ người khốn khó nhằm chinh phục tâm lý người, sau đó giáo hoá người hướng tới tu hành. Giúp người vượt qua mọi chướng ngại khó khăn về tinh thần, giúp người nhận ra được ánh sáng cuộc đời nhằm vượt thoát khổ đau cả tâm lẫn ý thông qua ngũ minh gồm: Nội minh, ngoại minh, y phương minh, công xảo minh, và thanh minh).

Nhiêu ích hữu tình giới, Bồ tát nguyện dùng chánh pháp hoá độ tất cả chúng sanh cùng khắp pháp giới. Khơi phát hạt giống bồ đề ẩn giấu trong tâm của mỗi chúng sanh nảy mầm trổ quả. Kinh Pháp Hoa Phật day: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu phật tánh”.

Giữ giới thanh tịnh là sống an lạc trong thanh quy một cách an yên và tự tại vì giới luật là hình thang giúp chúng ta bước lên bậc thánh.

“Giới nghi như cánh loài chim

Bước chân thần túc bay tìm cao siêu”

(Đệ nhất Ni trưởng)

3. Nhẫn nhục Ba-la-mật

Nhẫn nhục: dịch là Sản đề, là ý nhẫn nại, là năng an năng nhẫn, là không sanh sân nhuế ưu sầu. Nhẫn nhục là pháp làm cho mình và người khác đều có thể tu dưỡng được an ổn.

Nhẫn nhục Ba la mật còn gọi là Sản đề Ba la mật hoặc An nhẫn Ba la mật, Nhẫn nhục độ vô cực;

Theo nghĩa hẹp, nhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi là Nội ma và Ngoại ma, nên nhớ “vô ma khảo bất thành đại đạo”.

Theo nghĩa rộng, nhẫn nhục là không sanh tâm khởi niệm khi tiếp duyên xúc cảnh. Nhẫn nhục có thể phân làm ba loại: Sanh nhẫn, Pháp nhẫn và Vô sanh pháp nhẫn.

1. Sanh nhẫn (Nại oán hại nhẫn): nhẫn nại đối với chúng sanh làm tổn hại cho mình. Đối với người và việc trên phương diện hủy báng hay ca ngợi đều có thể chịu đựng một cách an nhiên, không sanh tâm sân nhuế; khi bị người quở mắng, đánh hại cũng không sanh tâm oán hận.

2. Pháp nhẫn (An thọ khổ nhẫn): đối với những nghịch cảnh trong môi trường tự nhiên như đói no, lạnh nóng.v..v. đều có thể sống một cách tự tại ung dung.

3. Vô sanh pháp nhẫn (Đế sát pháp nhẫn): dùng ý chí bền vững kiên cố, thẩm đế, quan sát, tư duy những gì mà chúng ta nhận biết về Phật pháp.

Lợi ích của việc tu hạnh nhẫn nhục là có nguồn năng lượng dồi dào về sự bình yên tĩnh tại cho mình và lan tỏa từ trường rất mạnh khiến người có thể cảm nhận từ trường một cách an lạc.

Kết thúc buổi giảng, Ni sư nêu ví dụ sống để thực hành hạnh nhẫn nhục bằng cách hãy quán mình như là khúc gỗ, cây cột, đất đá ven đường khi có người muốn gây nghiệp bất thiện cho mình.

 







 








 







 




Ban Truyền thông NGHPKS 

-----ooOoo-----

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ