Trang chủ > Lớp Giáo lý

Ni sư Nguyện Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Biết khổ để tìm vui

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 6582 . Đăng: 26/08/2021In ấn

 

Ni sư Nguyện Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề "Biết khổ để tìm vui"

 

Tối ngày 19 tháng 8 năm 2021 (nhằm ngày 12 tháng 7 năm Tân Sửu) tại Zoom Lớp Giáo lý của Ni giới hệ phái Khất sĩ, Ni sư Nguyện Liên - Tiến sĩ Phật học Trung Quốc, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM, Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, đã chia sẻ pháp thoại BIẾT KHỔ ĐỂ TÌM VUI.

 

 

 

Đầu tiên Ni sư hướng dẫn Phật tử học cách lắng nghe, quan sát, để hiểu nghiệp lực, phước báu, để được bao dung, được trải lòng yêu thương đến mọi người.

Ni sư dạy: Tổ sư nói: “Nếu chúng ta sống thuận theo chánh kiến sẽ được thẳng tiến không bao giờ thối lui”

Ni sư đã tán thán quý Phật tử biết học online để duy trì việc nghe giảng Phật pháp để không bị gián đoạn vì dịch bệnh.

Sau đây là nội dung bài giảng của Ni sư:

 

 

Nói về Duyên khởi của đề tài.

Trong cuộc sống hằng ngày phải đương đầu, đối diện với biết bao khổ đau, phiền lụy như già, bệnh, chết và vô số những phiền lụy khác, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Nói cụ thể hơn là phải đối diện với những sự việc không vững bền, không tồn tại vĩnh viễn trong thế gian.
Sự biến động về mọi việc trong cuộc sống gọi là “vô thường” mà vô thường sẽ đưa đến khổ đau.


Thế nên trong thời pháp đầu tiên Đức Phật đã tuyên bố “Đời là bể khổ”.
Tuy nhiên, giáo lý nhà Phật từng khẳng định không một kết quả, sự việc nào xảy ra mà không có nguyên nhân.
 Thế thì khổ do nguyên nhân nào gây ra?
“Ta chỉ dạy có mỗi một điều mà thôi, đó là khổ đau và con đường để chấm dứt khổ đau”.

Đức Phật nói khổ là để hướng dẫn cho chúng ta con đường tu hành để đạt đến một cuộc sống an lạc, hạnh phúc tức cái vui Niết bàn. Vậy làm thế nào để chúng ta biết khổ để đưa đến thoát khổ tức tìm được niềm vui Niết bàn?
NT. Huỳnh Liên đã phổ thành thơ với bài kệ như sau:

Chơn lý đầu tiên là khổ đế
Dẫy đầy nỗi khổ cõi trần gian
Sanh, già, đau, chết thêm phiền não
Nước mắt nhơn sanh bốn biển tràn.

Trước tiên Đức Phật nói khổ về thân, về tâm, sau đó là hoàn cảnh
Thân này có sinh, già, bệnh, chết
Tâm: như thương yêu xa lìa khổ, cầu muốn không được khổ, thù ghét gặp nhau khổ
Hoàn cảnh: những nạn thiên tai hỏa hoạn, dịch bịnh xảy ra...
Những phiền não khổ đau luôn chi phối, sai sử con người là bởi họ không hiểu được quy trình vận hành của vạn pháp theo quy luật nhân duyên, nhân quả sự sống sai lầm, không thuận chơn lý, không phù hợp chánh pháp
Trong Chơn lý Công lý võ trụ Tổ sư cũng nói: “Mọi nỗi vui buồn trong từng giây, từng phút là do nhơn quả, bằng không nhơn quả tức là sự phẳng lặng Niết bàn công lý, thì không còn sự khổ não của vui buồn lộn xộn”.

Nói chung đời là bể khổ là một lẽ thật. Đó là đạo lý vô thường như trong Kinh Kim Cang đã nói....
Bất cứ cái gì vô thường đều dẫn đến khổ đau. Các pháp khổ đau này lại do dục sinh ra...
Thế nên trong Kinh Bát Đại Nhân Giác:

Đa dục vi khổ,
Sanh tử bì lao,
Tùng tham dục khởi,
Thiểu dục vô vi,
Thân tâm tự tại.

Ai ai cũng phải đối đầu với sự già, bệnh và chết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình bệnh dịch,…
Cho nên nói già khổ, bệnh khổ, chết khổ. Nếu chúng ta thấy rõ luật vô thường như thế, không mong muốn thân này, tất cả những người thân của chúng ta sống mãi mãi, thì khi già, bệnh, chết đến có khổ chăng?
Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng:
Không còn luyến ái vấn vương
Là điều cao thượng thơm hương Niết bàn.

Trong kinh Niết Bàn, Đức Phật có dạy bài kệ:

Chư hành vô thường (Các hành vô thường)
Thị sinh diệt pháp (Là pháp sinh diệt)
Sinh diệt diệt dĩ (Sinh diệt, diệt rồi)
Tịch diệt vi lạc (Tịch diệt là vui).

Như vậy lời dạy cơ bản của Đức Phật là muốn thoát khỏi khổ đau chúng ta phải thấy được lẽ chân thật của vạn pháp sẽ sống tự tại, an nhiên không bị chúng chi phối, đó là chúng ta biết cách chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui, hạnh phúc.

Trong Chơn lý Tam giáo Tổ sư cũng từng khẳng định: “Đức Phật chỉ muốn cho ai nấy lần lần được sự giác ngộ biết sáng như Ngài. Vì hễ giác ngộ rồi thì không còn sở chấp, mà không còn sở chấp là sao sao cũng được, cũng xong, thì sự chết sống, khổ vui, đến đi, còn mất, có không, vinh nhục, lợi hại chẳng ăn thua gì”.

Hoặc như trong Chơn lý Cư sĩ cũng dạy: “Của cải, sắc thân, quyến thuộc, cuộc đời thảy bỏ hết, mà chỉ còn tồn lại cái giác biết, của sự học là hết mê lầm, thì mới không còn sự khổ”.

Do vậy, chơn lý thứ hai đức Phật nói:

Chơn lý thứ hai là Tập đế,

Nguyên nhân ái dục đắm phù hoa.

Nguyên nhân ái dục mê đời sống,

Ái dục triền miên cõi ái hà.

Thế nên, Đức Phật nói đến sự biến động về mọi việc trong cuộc sống là “vô thường”. Mục đích để chúng ta nhận chân được bản chất thật sự của chúng. Đến một lúc nào đó sẽ dừng lại, và nếu ta tham ái thì ta sẽ đau khổ.

Điều này trong Chơn lý Nguồn đạo lý Tổ sư đã dạy: “Trong đời mà có tai nạn, từ nạn nhỏ đến nạn to là đều bởi tại chúng sanh nhân loại có lòng tham, tự mình tạo ra cái chết khổ tai nạn lấy mình, từ xưa đến nay mãi như vậy”.

Hoặc trong Chơn lý Đi học Tổ cũng nói: “Chúng sanh cũng vì mê muội mà phải khổ, mãi chịu khổ sanh tử luân hồi, càng khổ càng lướt tuông đi tới, lăn rớt xuống vực sâu, lún ngộp dưới sình lầy không còn ngó lại sau lưng xoay mặt trở ra, tháo lui quay lại, để bước lội lên bờ, theo về tiếng gọi của ông cha thầy bạn. Những kẻ quá si mê, xoay lưng quay ngược với đạo đức, ố ghét kẻ sĩ hiền như thế, ít hay chịu lóng nghe nhìn ngó, thấy biết chi chi, để khi gặp nạn khổ lại tức tối ác hung, và tạo thêm đau khổ nữa”.

Do tham ái mà chấp thủ, bám víu vào các đối tượng của tham ái. Sự khao khát về dục lạc sẽ dẫn đến khổ đau, bởi vì lòng khao khát ấy không bao giờ thỏa mãn. Trong kinh Pháp Cú 16 – Phẩm hỷ ái Đức Phật dạy: “Tham ái sinh sầu ưu, tham ái sinh sợ hãi. Ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi”. 

Điều này trong Chơn lý Ngũ uẩn Tổ sư cũng có dạy: “Chỉ sống bằng cách nhắm mắt đưa chơn, đánh liều, mặc cho cái ý dục lôi kéo trối kệ theo trước mặt, do đó mà nhục vinh lợi hại, khổ vui làm gió, xô đẩy ngửa nghiêng, đầu óc đảo lộn. Rồi thì sống chết, đến đi, còn mất, có không, mặc sức cho vô thường hãm hại, phạt mãi một chỗ, luân hồi mãi một nơi, ấy là chưa kể sự đi lui, trăm kiếp ngàn đời không trông gì tiến hóa!”.


 










 

Ban Truyền thông NGHPKS

-----ooOoo-----

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ