Trang chủ > Lớp Giáo lý

Ni sư Phụng Liên chia sẻ đề tài Giảng về nghĩa chữ Phật trong Lớp Giáo lý trực tuyến

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 6862 . Đăng: 25/08/2021In ấn

 

Ni sư Phụng Liên chia sẻ đề tài Giảng về nghĩa chữ Phật trong Lớp Giáo lý trực tuyến

 

Ngày 18/8/2021 (nhằm ngày 11/7/Tân Sửu), Ni sư Phụng Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, thuyết giảng với đề tài GIẢNG VỀ NGHĨA CHỮ PHẬT trong Lớp Giáo lý trực tuyến.

 

 

 

 

Chúng ta gọi Đức Phật, Đạo Phật hay Phật tử xuất phát từ ngữ căn của tiếng Pali gọi là BUD, nghĩa là "Hiểu biết, Giác ngộ, Tỉnh thức". Từ đó ta có từ Buddha; dha có nghĩa là người, Bud tiếng việt gọi là Bụt.

Như vậy chữ "Bud" nghĩa là sự hiểu biết, sự giác ngộ, sự tỉnh thức, và chữ "dha" gọi là người giác ngộ, người hiểu biết, người tỉnh thức.

Người mà có sự giác ngộ, hiểu biết và tỉnh thức toàn vẹn chúng ta gọi là Phật.

 

Nếu chúng ta để chữ Bud thêm chữ dhism (tổ chức, Đạo), thì chữ Buddhism gọi là tổ chức Đạo Phật; Đạo của những người cùng chung đến với nhau bằng sự hiểu biết và giác ngộ.

Chữ Bud mà thêm dhist (đệ tử, tín đồ), thì chữ Buddhist gọi là Phật tử. 

 

Sa môn Cồ Đàm là người đầu tiên đạt giác ngộ hoàn toàn nên gọi Ngài là Phật - Buddha. Do đạt được nhiều lợi ích từ thực hành giáo pháp Phật nên số lượng người theo Đức Phật tu tập ngày càng đông, những người này được gọi là Phật tử - Buddhist. Nhiều người biết đến tổ chức Tăng Đoàn và giáo lý dạy về con đường giải thoát nên đặt tên cho tổ chức đó là Đạo Phật - Buddhism.

 

Chúng ta không thể nói được số lượng người theo Đạo Phật là bao nhiêu, cho tới bây giờ con số thống kê cũng chẳng chính xác, không thể đếm được. Mỗi chúng sanh hiện diện  trên cuộc đời này đều có sẵn chủng tử đó là căn tánh "bao dung nhân hậu", dù chúng ta đang  phiền não hay bực bội người nào nhưng nhìn thấy họ khóc hay khổ thì sẽ hết giận ngay. Bản chất của chúng ta luôn có tâm từ trong đó là "Từ Bi Hỷ Xả" hay "vô ngã vị  tha", nên ít khi xem mình là quan trọng, dễ tha thứ và hoan hỷ cho người khác. Những yếu tố tốt đẹp như thế gọi là Đạo Phật. Ai sống với những đức tánh đó, hết còn phiền não tham sân, người đó được gọi là Phật. Ai hiểu và phát triển những đức tánh tốt đẹp sẵn có đó gọi là Bồ Tát.

 

Đức Phật Thích Ca là một nhân vật lịch sử, nghĩa là người có thật. Tên cha mẹ đặt cho Ngài là Tất Đạt Đa, họ Cồ Đàm, thuộc Bộ Tộc thiểu số Thích Ca. Ngài sinh vào năm 624 và mất năm 544, trụ thế 80 năm. Ngài trãi qua 45 năm (Bắc tông nói 49 năm) cuộc đời mình đi khắp các miền đất nước Ấn Độ để thuyết chánh pháp làm cho người tỉnh thức, không còn lầm chấp về bản ngã và thế giới. Đức Phật thành Phật rồi nhưng Ngài không kêu gọi những người khác phải đến làm đệ tử của Ngài để được chỉ dạy cho, mà Đức Phật đi khắp các nơi thuyết pháp để giúp cho mọi người sống tỉnh thức như Ngài vậy. Chúng ta thấy Đạo Phật là bình đẳng, ai cũng có thể trở thành Phật hết.

 

 

Chủ trương của Đạo Phật:

1/ Đạo Phật không chấp nhận có linh hồn tức bác bỏ, không chấp nhận sự tồn tại hay có mặt của linh hồn trong con người, chỉ có thân và tâm cùng hoạt động với nhau.

2/ Đạo Phật không chấp nhận có thần linh, đấng tối cao hay thượng đế nào có thể can thiệp, quyết định sự có mặt, sự tồn tại đời sống giàu sang hay vui buồn và sự mất đi của bất cứ chúng sanh nào. Chúng ta đến đây là do nghiệp dẫn, nếu không tạo nghiệp thì sẽ không đến.

3/ Đạo Phật đặt nặng vấn đề khuyến khích mỗi người hãy tự hiểu biết đúng đắn về bản chất của thân tâm (tức ngũ uẩn). Nghĩa là mỗi người muốn được sống tự tại an vui thì tự mình phải có sự hiểu biết đúng đắn về bản ngã, về thế giới.

Tâm chúng ta sống với sự bình yên "chơn tâm Phật tánh", thì cái thân sẽ không tạo nghiệp, còn nếu như cái tâm tham sân tật đố thì thân sẽ hành động, chạy theo sự dẫn dắt của tâm mà tạo nghiệp.

Đức Phật dạy mỗi người hãy nên cố gắng, tự mình hiểu biết về bản chất của thân và tâm, sự hiểu biết đúng đắn gọi là giác ngộ. Người hiểu biết gọi là Hữu tình giác hay người giác ngộ. Người sống với sự hiểu biết gọi là Phật hay người giác ngộ, người tỉnh thức.

 

Giảng rộng về nghĩa chữ "Phật".

Phật là một danh từ chung chỉ cho một trạng thái tâm lúc nào cũng luôn hoan hỷ, ai cũng có thể thực hành được con đường để thành Phật.

 

1. Nguồn gốc tên gọi "Phật".

Chữ Phật là phiên âm của từ Hán Việt, xuất phát từ ngữ căn Buddha, nghĩa tiếng Việt là sự giải thoát, sự mở ra, sự cởi trói không còn bị ràng buộc, hoặc là ngộ ra được một vấn đề. Những người đang thực hành phương pháp mở ra gọi là Bồ Tát, những người mà mở ra hoàn toàn, bỏ đi được những xiềng xích, người đó được gọi là Phật.

Chúng sanh sở dĩ luôn đau khổ là do tham và vô minh, cho nên cứ quanh quẩn trong ba cõi sáu đường, khi chúng ta tìm ra được nguyên nhân tại sao mình khổ, thì đó chính là sự giác ngộ, là tỉnh thức.

Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên đã nói lên tâm trạng khi được nghe tiếng Phật:

"Trong thế giới này, được nghe tiếng Phật là điều rất hy hữu,  nhưng càng hy hữu hơn là sự xuất hiện của một vị Phật". Mỗi người chúng ta hãy cảm thấy hạnh phúc và may mắn, vì mình vẫn còn nghe và nói lên được tiếng Phật.

 

2. Yếu tố thành Phật

a) Pháp môn tu thành Phật

Trong bài kinh - Tương Ưng Bộ Kinh của quyển một, Đức Phật tuyên bố: "Nơi nào có người thành tựu bốn Đạo, chứng đắc bốn Quả, Giới Định Tuệ đầy đủ thì chính nơi đó có người giác ngộ giải thoát, có Phật".

Người nào có Giới Định Tuệ đang đi trên bốn Đạo, trước sau gì cũng chứng đắc được bốn Quả và thành Phật.

Như vậy muốn trở thành Phật phải giác ngộ chân lý Tứ Thánh Đế; Bốn sự thật cao thượng, phải biết nguyên nhân của khổ và con đường thực hành để chấm dứt nguyên nhân tạo nên cái khổ, trạng thái hết khổ được gọi là Niết Bàn.

b) Ba hạng Phật và các pháp hành trợ duyên (Ba La Mật) để thành Phật

Muốn tu tập thành công, chúng ta phải có pháp hành trợ duyên.

. Hạng Phật thứ nhất là Phật Thanh Văn A La Hán. Nghĩa là người nghe giáo lý từ Đức Phật chỉ dạy cho con đường tu hành, cuối cùng là đắc quả A La Hán và trở thành Phật, gọi là Phật Thanh Văn A La Hán.

. Hạng Phật thứ hai là Phật Độc Giác. Vị này tu Mười Hai Nhân Duyên, đôi khi là Tứ Diệu Đế. Vị này tự đi theo con đường đó, tự nghiên cứu, tự mình giác ngộ không có ai chỉ dạy. Phật Độc Giác cao hơn Phật Thanh Văn A La Hán, sự giác ngộ và pháp trợ duyên cao hơn, chỉ có điều do vị này im lặng và suy nghĩ nhiều, tự tu tự chứng không chia sẻ được với ai, cũng biết là khổ, nguyên nhân của khổ, nhưng cách giải thích ra không làm cho người ta hiểu rõ.

. Hạng Phật thứ ba là Phật Chánh Đẳng Giác hay còn gọi là Phật Toàn giác, là Như Lai. Vị Phật này cao hơn Phật Độc Giác và Phật Thanh Văn A La Hán, năng lực của vị này là vô song, các pháp hành trợ duyên Ba La Mật là hoàn thiện. Chỉ Phật Chánh Đẳng Giác mới có khả năng thuyết pháp và độ được rất nhiều người có khả năng thành Phật giống như mình. Phật Chánh Đẳng Giác là người đầu tiên tìm ra con đường giác ngộ, nên gọi là Phật Toàn giác, và chỉ Phật Chánh Đẳng Giác mới có khả năng thọ ký cho người khác thành Phật ở giai đoạn nào. Phật Chánh Đẳng Giác sau khi giác ngộ tìm ra con đường giải thoát cho mình, xong rồi quay trở lại cứu độ chúng sanh.

 

Như vậy chúng ta biết có ba hạng Phật trên cuộc đời này, các pháp  hành trợ duyên tùy theo sự phát nguyện giữ Ba La Mật của mình thì vị này có tên là Phật Thanh Văn A La Hán, Phật Độc giác và Phật Chánh Đẳng Giác.

 

Các pháp hành Ba La Mật

  Muốn thành Phật Thanh Văn A La Hán thì thực hành mười pháp hành Ba La Mật.

  Muốn thành Phật Độc Giác thì thực hành hai mươi pháp hành Ba La Mật.

  Muốn thành Phật Chánh Đẳng Giác thì thực hành ba mươi pháp hành Ba La Mật.

Nhưng căn bản thì chỉ có mười pháp hành Ba La Mật đó là: Bố Thí, Trì Giới, Xuất Gia, Trí Tuệ, Tinh Tấn, Nhẫn Nại, Chân Thật, Quyết Ðịnh, Tâm Từ và Tâm Xả.

Mười pháp hành này sẽ được giải thích rõ trong buổi giảng tiếp theo.



























 


 

Ban Truyền thông NGHPKS 

-----ooOoo-----

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ