Trang chủ > Lớp Giáo lý

Ni sư Phụng Liên chia sẻ đề tài Giảng về nghĩa chữ Phật (tiếp theo)

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 6818 . Đăng: 29/08/2021In ấn

 

Ni sư Phụng Liên chia sẻ đề tài Giảng về nghĩa chữ Phật (tiếp theo)

 

Ngày 25/8/2021 (nhằm ngày 18/7/Tân Sửu), Ni sư Phụng Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, có buổi chia sẻ với đề tài GIẢNG VỀ NGHĨA CHỮ PHẬT (tiếp theo) trong Lớp Giáo lý trực tuyến.


 

 

 

Đức Phật thành đạo, Ngài đã tìm ra được nguyên nhân tại sao chúng sanh không thoát ra khỏi luân hồi và tại sao chỉ an phận trong cuộc sống, là vì tất cả chúng sanh đều có tâm nguyện và con đường thực hành khác nhau. Cho nên Đức Phật đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta: "Phật tánh ai cũng giống như nhau, căn bản thiện lương ai cũng như nhau, tâm nguyện ước mong hạnh phúc ai cũng như nhau, nhưng vì chúng ta chưa gặp chánh pháp, Như Lai đã xuất hiện ở đời thuyết giảng chánh pháp và Như Lai đã đặt chúng ta ngang hàng với Đức Phật".

 

Đức Phật đã từng giải thích với một vị Tỳ kheo và trước mặt rất nhiều nam nữ cư sĩ,  Ngài nói rằng: "Sự giác ngộ, sự thực hành và sự giải thoát ai cũng giống nhau", cho nên mới có từ "Tăng bảo".

Tăng bảo ở đây không có nghĩa là người xuất gia, Tăng bảo là một nhóm người, một đoàn thể, gồm nhiều người cùng chung lý tưởng và đang đi trên con đường thực hành giáo lý hạnh phúc. Những người này có thể là đã chứng đạt hoặc đang thực hành để tìm về sự giác ngộ giải thoát. Như vậy trong hàng Tăng bảo đó bao gồm người xuất gia và tại gia.

 

Đức Phật dạy rằng muốn tu tập để được giải thoát, điều trước tiên là phải Giác Ngộ. Giác là tự mình, Ngộ là  hiểu ra, nghĩa là hiểu ra một vấn đề mà từ trước tới giờ chúng ta chưa hiểu, nên cứ mãi đi tìm từ nhiều sách vở và những phương pháp, nhưng khi đọc được giáo lý của Đức Phật và thực hành mà chúng ta giác ngộ.

 

Cho nên muốn trở thành Phật thì phải giác ngộ về bốn sự thật của cuộc đời, còn gọi là giác ngộ chơn lý Tứ Đế: "đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là phương pháp diệt khổ, và đây là đạo quả chúng ta chứng được khi áp dụng phương pháp đó".

Chúng ta phải thực hành con đường Bát Chánh Đạo để thành tựu bốn quả. Tùy theo sự thực hành của mỗi người, cấp bậc thấp nhất đó là nhập lưu vào dòng Thánh, bước lên cấp bậc thứ hai là sau khi thực hành Bát Chánh Đạo và tiến dần lên gọi đó là Nhất Lai, chỉ đến cuộc đời một lần thôi. Cấp bậc thứ ba cao hơn do đoạn trừ được nhiều phiền não hơn gọi là Bất Lai, không còn đến cuộc đời này nữa. Và cấp bậc thứ tư chính thức bước vào dòng Thánh gọi là A La Hán. Sau khi thành tựu bốn Đạo và bốn Quả thì chúng ta sẽ có Niết Bàn, đó là sự giải thoát.

 

Đức Phật đã chỉ ra cho chúng sanh con đường và phương pháp tu tập rõ ràng, chỉ có thành Phật thì mới chấm dứt hoàn toàn khổ đau, nếu sanh về cõi chư Thiên hay hưởng phước Phạm Thiên thì vẫn còn trong vòng sanh tử luân hồi, phải chịu khổ đau. Cho nên đừng mong cầu được hưởng phước ở cõi nào, mà chỉ cần có pháp môn tu tập để thực hành được như Phật, thì khi đó chúng ta mới đạt được sự an vui hoàn toàn.

 

Phật có ba hạng:

. Phật Thanh Văn A La Hán (Phật thấp nhất)

. Phật Độc Giác (Phật cao hơn hạng Phật thứ nhất)

. Phật Toàn Giác (Phật toàn đỉnh)

Khi đã thành Phật thì sự giác ngộ và con đường tu tập đều giống nhau, sở dĩ có tên gọi khác nhau là vì thực hành Ba La Mật ở mức độ khác nhau.

Mười pháp hành Ba La Mật đó là: Bố Thí, Trì Giới, Xuất Gia, Trí Tuệ, Tinh Tấn, Nhẫn Nại, Chân Thật, Quyết Ðịnh, Tâm Từ và Tâm Xả.

 

Ba La Mật có nghĩa là một sự hoàn hảo.

Một số ví dụ sau đây về pháp hành Ba La Mật.

- Bố thí Ba La Mật, nghĩa là sự bố thí hoàn hảo, một việc làm cho ra bằng tâm từ, mang tất cả tình thương ý muốn thật sự tốt đẹp không toan tính, và chẳng bao giờ đòi hỏi ai biết đến hay mang ơn những gì mình đã cho đi, miễn sao sự cho này đến tay người nhận, giúp họ vượt qua được khó khăn trước mắt, hoặc  người ta hoan hỷ nhận để cho mình có sự chia sẻ chút phúc lành, đó là sự chuẩn bị chu đáo hoàn hảo trước khi cho ra. Trong lúc cho phải có một sự khiêm nhường, trân trọng người nhận và sau khi cho xong chúng ta vui vì người khác đã nhận và sử dụng. Như vậy, Bố thí Ba La Mật là sự cho ra hoàn hảo giữa ba thời: trước khi cho, đang cho và sau khi cho chúng ta đều hoan hỷ.

- Trì giới Ba La Mật nghĩa là là giới nào chúng ta đang có thì hãy giữ cho trọn vẹn, điển hình như giới thứ nhất của Phật tử, có ba cấp bậc  đó là "cố ý tránh xa việc sát sanh, hạn chế sát sanh và không sát sanh". Chúng ta giữ giới  được hoàn hảo thì phước càng cao.

- Chân thật Ba La Mật, nghĩa là phải sống chân thật, điều đó phải ngay từ chính bản thân mình trước, vì không thành thật với mình thì sẽ không thành thật với ai hết. Cho nên chân thật ở đây nghĩa là biết được việc làm của mình thiện hay bất thiện, biết mình tu và phước báu tới đâu, không giả dối.

 

Như vậy, sự khác biệt phước báu tái sanh cảnh giới nào hay giải thoát về cảnh giới Chư Phật là do chúng ta thực hành mười Pháp này hoàn hảo hay không, hoàn hảo thì gọi là Ba La Mật, bằng không thì chỉ có phước nhưng khi tái sanh trở lại thì khổ vô cùng.

 

. Để trở thành Phật Thanh Văn A La Hán thì phải giác ngộ Tứ Đế, thực tập bốn Đạo, thành tựu bốn Quả, đạt Niết Bàn. Trở thành bậc Thánh nhân, gọi là Phật chỉ cần thành tựu mười pháp hành Ba La Mật.

. Để trở thành Phật Độc Giác (cao hơn Phật Thanh Văn A La Hán) thì phải thực hành mười  pháp hành Ba La Mật bậc hạ và mười pháp hành Ba La Mật bậc trung.

. Để trở thành Phật Chánh Đẳng Giác (Toàn Giác, Như Lai) thì phải thực hành mười pháp hành Ba La Mật bậc hạ, mười pháp hành Ba La Mật bậc trung và mười pháp hành Ba La Mật bậc Thượng.

Phật Chánh Đẳng Giác hay Như Lai, Ngài không có thối thất tâm, trong Phật Chánh Đẳng Giác thì có Chánh đẳng giác với trí tuệ siêu việt; Chánh đẳng giác với lòng từ siêu việt; Chánh đẳng giác với đức tin siêu việt.

Mười danh hiệu của Phật Chánh Đẳng Giác (Toàn Giác, Như Lai) là: Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế tôn.

Để trở thành Phật Toàn Giác rất hiếm hoi, nhưng đã thành Phật Toàn Giác rồi thì giúp được vô lượng chúng sanh, còn Phật Thanh Văn A La Hán và Phật Độc giác thì chỉ giúp được ở một số hạn chế nào thôi.

 

Trong thời đại ngày nay, để trợ duyên cho sự tu tập chúng ta nên thực hành những pháp hạnh Ba La Mật. Cuộc sống hiện tại đang đối diện với bao khó khăn do dịch bệnh, chúng ta đừng đặt nặng quá vấn đề này mà phiền não, hãy xem đây như là một "kỳ nghỉ" để bổ sung những cái gì khiếm khuyết trên con đường tu tập, sau này khi cuộc sống trở lại bình thường thì chúng ta sẽ tiến bộ và tốt đẹp hơn.


 












 










Ban Truyền thông NGHPKS

-----ooOoo-----

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ