Trang chủ > Lớp Giáo lý
Ni sư Hằng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Thiền và Hơi thở tự nhiên
Xem: 8670 . Đăng: 08/09/2021In ấn
Tối ngày 05/9/2021 (nhằm ngày 29/7/Tân Sửu), Ni sư Hằng Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn – Nam Cát Tiên, có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài “Thiền và hơi thở tự nhiên”.
Tọa Thiền
Bắt đầu buổi pháp thoại, Ni Sư đã hướng dẫn thính chúng cùng an trú tâm vào hơi thở tự nhiên để trải nghiệm sự tĩnh lặng. Quan sát ‘từng hơi thở vào, từng hơi thở ra’, với 15 phút lắng dịu nội tâm như vậy sẽ giúp chúng ta làm quen với ngôn ngữ thực hành thiền.
Thiền và hơi thở tự nhiên
Sự thật, thiền không phải là phương pháp bí truyền của riêng Phật giáo. Đặc biệt, hiện nay với phương tiện công nghệ 4.0 thiền được giảng dạy mở rộng và ứng dụng trong nhiều lãnh vực đời sống. Hầu hết các pháp thiền phổ thông, dù xuất phát từ Tôn giáo hay không tôn giáo đều lấy đối tượng hơi thở làm nền tảng. Riêng thiền Phật giáo được thực tập vững chắc trên lộ trình giới-định-tuệ, mới có thể hướng đến sự giải thoát khổ đau đích thực.
Ni Sư giải thích lời dạy tọa thiền của Cố Ni trưởng, (đệ nhất Ni Trưởng - trưởng NGHPKS): Thiền tọa tướng an lành, thể chư Phật độ sanh, Con phát tâm diệt tận, gốc bổn ngã vô minh. Bài kệ khuyến khích người học thiền từng bước cải thiện thân tâm an lành, đoạn trừ dần nguồn gốc tự ngã vô minh theo lời Phật dạy.
Tuy nhiên, tu tập thiền là quá trình kinh nghiệm chuyển biến thân tâm vô cùng phức tạp. Tùy vào duyên nghiệp cá nhân, việc tu thiền của mỗi người sẽ trải dài theo thời gian khác nhau để hoàn thiện. Nội dung pháp thoại chỉ giới thiệu vài nét về tầm quan trọng của việc giữ giới nghiêm túc khi thực hành thiền. Nếu không có nền tảng đạo đức trong tu tập thiền rất dễ phát sanh ngã mạn và bất chấp nhân quả. Vì thế, hành thiền theo đúng phương pháp của Đức Phật phải có giới thanh tịnh để đạt được chánh định, nghĩa là thiết lập sự chú tâm tỉnh giác với trí tuệ như thật, có khả năng chuyển hoá nội tâm.
Như đã biết, sự thật là yếu tố then chốt giúp người tu thiền không bị lệch lạc về tâm thức. Do đó, thiền giả không nên quá chủ quan về tri thức uyên bác học Phật pháp mà bỏ quên sự hành trì miên mật. Ngược lại, thực hành quá mức mà không thông hiểu pháp học cũng sẽ trở nên chướng ngại. Trong mùa đại dịch, điều kiện giản cách xã hội giúp chúng ta có nhiều thời gian quay về chính mình, nhưng cố chấp hành thiền không kinh nghiệm sẽ rất nguy hiểm. Ni sư khuyến khích người mới học chỉ nên ngồi khoảng 20 phút mỗi thời thiền với hơi thở tự nhiên. “Hơi thở là dòng chảy của sự tồn tại, là cầu nối của thân với tâm qua sự sống và cái chết. Quan sát hơi thở thuần túy tự nhiên theo lời dạy của Đức Phật sẽ cân bằng thân tâm.” Tuy nhiên, vì căn tánh chúng sanh khó nhiếp tâm và dễ loạn động; chư Tổ - Phật giáo đã dùng nhiều cách khác nhau giúp người mới học thiền nhiếp niệm nhanh hơn bằng phương tiện số đếm hay các đối tượng kết hợp cùng hơi thở. Nhưng điểm cuối định tâm phải trở về với hơi thở tự nhiên mới có thể khám phá và cải thiện bản thân. Do thời gian giới hạn, Ni sư sẽ tiếp tục bàn luận về thiền và hơi thở tự nhiên vào buổi học kế tiếp.
Sau phần giải thích khái quát về thiền, Ni Sư khích lệ hành giả phát nguyện hành trì giới và thực hành thiện pháp, làm nền tảng vững chắc cho tiến trình an trú - định tâm. Buổi pháp thoại khép lại với lời chúc nguyện an lành và niềm phấn khởi của đại chúng.
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi thuyết giảng:
Ni chúng tại Thiền viện Pháp Sơn
Thính chúng nghe giảng trực tuyến:
Ban Truyền thông NGHPKS
BÀI LIÊN QUAN
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Cải tiến tự thân, vượt sóng gió ( Ban Truyền thông NGKS , 6120 xem)
Ni sư Tín Liên thuyết giảng trực tuyến đề tài Vật gì chiếu sáng đời ( Ban Truyền thông NGKS , 5336 xem)
Sư cô Hòa Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Cứu cánh của Sa môn hạnh ( Ban Truyền thông NGKS , 7672 xem)
Ni sư Tín Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Những bài kinh liên hệ đến nước ( Ban Truyền thông NGKS , 6896 xem)
Ni trưởng Xuân Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Bốn sự thật cao quí ( Ban Truyền thông NGKS , 5864 xem)
Ni Sư Hằng Liên đã chia sẻ pháp thoại với chủ đề Cách Chọn Niềm Vui ( Ban Truyền thông NGKS , 6640 xem)
Ni sư Hòa Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi ( Ban Truyền thông NGKS , 6688 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ đề tài Giảng về nghĩa chữ Phật (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 6516 xem)
Sư cô Hạnh Liên chia sẻ trực tuyến bài Kinh Ánh Trăng ( Ban Truyền thông NGKS , 5804 xem)
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến về Tam Pháp ấn trong Kinh Vô Ngã tướng (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 8140 xem)
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng