Trang chủ > Lớp Giáo lý

Sư cô Hòa Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Cứu cánh của Sa môn hạnh

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 7890 . Đăng: 06/09/2021In ấn

 

Sư cô Hòa Liên chia sẻ trực tuyến đề tài "Cứu Cánh Của Sa Môn Hạnh"

 

Ngày 27/8/2021 (nhằm ngày 20/7/Tân Sửu), Sư cô Hòa Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài "Cứu cánh của Sa môn hạnh".


 

 

 

I / NHẬP ĐỀ

Dưới góc nhìn của thế gian, cuộc sống của người xuất gia có gì đặc biệt? Có gì lợi ích? Có gì cao thượng? Tại sao phải từ bỏ gia đình, sống không gia đình? Phải lìa xa những hưởng thụ dục lạc ở đời? Sống đời ít muốn biết đủ, v.v và v.v

Và như vậy nếp sống thiền môn đã trở thành một sự quan tâm chú ý của rất nhiều giới trong xã hội, không thiếu những cái nhìn không thiện cảm, khắt khe, xa lánh, nhưng cũng không thiếu những cái nhìn hiểu biết, trân trọng pha lẫn sự kính nể, quý mến yêu thương.

Bài học “CỨU CÁNH CỦA SA MÔN HẠNH” chính là lời giải đáp những thắc mắc trên và khẳng định vị thế của người xuất gia, tại gia cư sĩ tu học chân chánh trong giáo pháp của Đức Như Lai giữa cuộc đời. .

II / THÂN BÀI

1. Giải thích tựa đề : “Cứu cánh của Sa môn hạnh”.

2. Nhân đức của bậc Sa môn:

 Hình tướng Sa môn; đi đứng nằm ngồi, ăn mặc nói làm.

3. Hạnh quả của bậc Sa môn :

- Đại Kinh Xóm Ngựa.

- Tiểu Kinh Thí Dụ Lõi Cây.

- Sa môn hạnh trong Mi Tiên Vấn Đáp.

- Sa môn quả trong Trường Bộ kinh.

4. Rút ra bài học tự thân từ 4 bài kinh trên.

- Xuất gia.

- Tại gia cư sĩ.

III/ KẾT LUẬN

Đây là một bài giáo lý giới thiệu về nhân đức hạnh quả của một bậc xuất gia, đã trải qua một thời gian tu tập, hằng quán tưởng, hằng suy niệm để tìm ra đáp án giải thoát khổ đau của một kiếp người, và kết quả cuối cùng thân chứng được niết bàn an lạc, chấm dứt tử sanh cho mình và cho người.

 

NỘI DUNG CHI TIẾT PHẦN 1

1/ Giải thích 2 chữ “cứu cánh”

Trong tiếng việt hiện đại chữ “cứu” dùng cho 3 nghĩa.

 Nghĩa đầu tiên; cứu là cứu trợ, cứu hỏa, cứu tinh, cấp cứu, hay cứu giúp, cứu đói, cứu vớt.

Nghĩa thứ hai: Châm cứu, ngãi cứu, chúng ta dùng chữ này trong chữa bệnh, dùng lá ngãi cứu xay nhuyễn vo thành viên hoặc thành cây hơ lên các huyệt đạo trong cơ thể để điều trị bệnh thân.

 Nghĩa thứ ba: truy cứu, tra cứu, xem xét kỹ lưỡng thấu đáo.

Chữ “cánh” nghĩa là sau cùng, tột cùng, không còn gì ở sau nữa, chỉ đích đến cuối cùng của một điều gì đó. Ý nghĩa của bài nằm ở chữ "Cánh" này.

Trong các kinh Nikaya, danh từ Sa môn thường được dùng để chỉ cho người xuất gia.

Sa môn: dịch âm từ tiếng Phạn, nói đủ là sa – môn - na (samana) gồm có 2 nghĩa chính:

1. Cần tức giả “cần tức“ lại có 2 ý:

- Cần hành chúng thiện, tức diệt chư ác, nghĩa là siêng làm các việc lành, dứt bỏ các việc ác.

- Cần tu giới định tuệ, tức diệt tham sân si, nghĩa là siêng tu giới định tuệ, tức diệt tham sân si.

2. Bần đạo giả: Người chịu nghèo, chẳng giữ của cải (an bần thủ đạo).

Theo Du Già luận và Câu xá luận có bốn loại Sa môn:

a) Thắng đạo Sa môn: Bẩm sinh mến mộ Phật mà xuất gia, có khả năng diệt trừ phiền não và chứng thắng đạo.

b) Thuyết đạo Sa môn: Chuyên dứt trừ mê hoặc, chứng ngộ chân lý, có khả năng tuyên giảng chánh pháp, khiến cho chúng sanh vào với Phật giáo.

c) Hoại đạo Sa môn: Phạm giới cấm, làm điều ác, làm hoen ố cửa thiền, hư hoại mạng mạch Phật pháp.

d) Hoạt đạo Sa môn: Có khả năng chế phục phiền não, siêng năng tu hành thiện pháp, khiến cho mạng căn trí tuệ ngày càng phát triển.

Trong bốn loại này, loại thứ ba là loại nên tránh.

2/ Nhân Đức của bậc Sa môn: Việc học pháp và thực hành pháp là nhân tố quan trọng của một bậc Sa môn Thích tử, là món lương dược bổ dưỡng cho giới thân huệ mạng của một người xuất gia, vì vậy cho nên trước khi hướng dẫn cho một vị Tỳ kheo dựa theo tiến trình tu tập Giới Định Tuệ.

Trong Đại Kinh Xóm Ngựa việc trước tiên Đức Phật đã khuyến cáo chúng Tỳ kheo: “Này các Tỳ kheo, các ông đã được xưng là Sa môn, đã tự nhận là Sa môn thì phải tu tập như thế nào để xứng được chân chánh và sự tự nhận được như thật. Có thế thì đối với những đồ cúng dường mà các ông thọ hưởng mới có được lợi ích lớn, được kết quả lớn và sự xuất gia của các ông mới không thành vô dụng, có kết quả có thành tích.

 - Hình tướng Sa môn: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn mặc, nói làm.

Từ giả thân quyến quyết chí khoác áo người tu là muốn vươn tới chân trời cao rộng của người học đạo, đó là sự giải thoát mọi sự ràng buộc của thân tâm trong cuộc sống ngũ dục thường tình, cho nên phải có sự thay đổi từ thân đến tâm, phải khác đời từ tứ oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn mặc nói làm. Đây là một việc làm cần và đủ để từ đó hình thành nên một bậc xuất gia đúng nghĩa là xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia. Phải làm cho được 3 điều này thì mới có được hình tướng của Sa môn, nếu chưa làm được thì phải cố gắng nỗ lực làm cho được, đây là bổn phận trách nhiệm lớn lao quan trọng của người xuất gia. Xem như đây là nấc thang đầu tiên để bước vào ngôi nhà Phật pháp. Một định hướng rõ ràng, một mục tiêu quan trọng trên bước đường tu tập, cho nên không được lãng quên, lơ là, hay đánh mất phương hướng, nếu không sẽ không thành tựu được bước thứ hai đó là hạnh quả của Sa môn. Phải như trong Quy Sơn Cảnh Sách Tổ dạy “Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tranh chi đức”, nghĩa là bên trong cần giữ cái niệm công phu tu tập, bên ngoài thì mở rộng cái đức hạnh không tranh chấp, xa rời trần thế, cầu mong giải thoát.

Chúng ta thường nghe lời dạy dỗ rèn luyện về tứ oai nghi của người xuất gia:

“Khi đi đứng tới lui tự giác,

Khi đắp y, mang bát, uống ăn,

Duỗi co, nói nín ngồi nằm,

Thảy đều tự giác để tâm biết mình”.

 

Hay trong Thập Lục Hạnh:

"Đi bước khoan thai,

Đứng ngay thẳng hàng

Ngồi đứng nghiêm trang

Nằm nghiêng thanh thản

Nói lời pháp ngữ

Làm sự độ sanh

Ăn thức trai thanh

Mặc manh hoại sắc,

Thức tánh thanh văn,

Ngủ tiên duyên giác

Sống hành Bồ tát,

Chết đạt chơn như

Thân trau giới luật

Tâm buộc định thiền

Trí chiếu tuệ viên

Tánh yên chơn tánh”.

Và cũng có thể học gọn trong bốn câu về tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi đó là: Đi như phụng, rồng. Phụng là loài chim cao quý thường bay cao bay xa, giới luật được ví như đôi cánh của con phụng cũng nâng bước chân của người xuất gia đi tới những phương trời cao rộng về giới đức. Vì vậy chim cần đôi cánh, quý trọng đôi cánh, thì người xuất gia cũng quý trọng giới luật, quan trọng giới luật, không để bị gãy bị trúng tên làm cho không thể bay cao bay xa được. Đứng như tùng, cây tùng cây bách là loại cây cổ thụ có tuổi thọ lâu năm, nó có đặc tính là chịu đựng bão tố giông gió, dù vậy cây vẫn đứng sừng sững hiên ngang không bị nghiêng không bị quật ngã bởi thời tiết "ngồi như chung, nằm như cung”. Ngài Trí Giả Đại Sư thêm vào hai tướng nữa là ăn và thuyết pháp. Thuyết pháp cũng là hạnh Sa môn, nói nghĩa thâm diệu của giáo pháp giúp cho người nghe thâm nhập trí huệ của Như Lai mà không thấy chán.

Ngày xưa quy định, sau khi thọ giới ít nhất 5 năm phải hiện sáu tướng giải thoát của Sa môn. Bổn sư thấy đệ tử tròn hạnh Sa môn như vậy mới cho đi vân thủy 3 năm. Vân là mây, thủy là nước, mây cũng là nước, nước cũng là mây. Trong suốt 3 năm đi vân thủy mà không ai ngăn cản được ta và ta cũng không gây trở ngại việc của người. Đó là kiểu mây bay ngang núi, nhưng núi không cản được mây và mây cũng không làm hư núi. Đi theo hạnh Tỳ kheo như vậy thì không làm trở ngại cuộc đời. Thủy là nước có khả năng len vào lòng đất, Tỳ kheo đi khất thực thanh tịnh người thấy thì họ hướng thiện, tu hành được giải thoát.

Về việc ăn uống của người xuất gia, trong kinh Di Giáo tiết thứ ba “Xứng lượng vừa phải” Phật dạy :

Này các Thầy Tỳ khưu:

Thọ các thức ăn,

Xem như dùng thuốc,

Mặc dầu xấu tốt,

Chớ giảm chớ tăng.

Miễn đủ nuôi thân,

Qua cơn đói khát,

Như ong lấy mật,

Chẳng hại sắc hương.

Nhận của cúng dường,

Tỳ khưu cũng vậy,

Trừ phiền diệt quấy,

Chớ quá tham cầu.

Bằng quá tham cầu,

Mất lòng tín thí,

Ví như người trí,

Độ lượng sức bò,

Nhiều ít lần dò,

Không cho kiệt lực.

Và theo Thanh tịnh Đạo Luận của Ngài Buddhaghosa cũng có bốn cách thọ dụng liên quan đến giới hạnh của người xuất gia:

- Một người không đủ giới đức, sử dụng 4 vật dụng được cúng dường, ngay cả sự có mặt trong Tăng chúng cũng gọi là dùng như kẻ trộm.

- Một người có giới mà không chân chánh giác sát trong khi dùng 4 vật thực cúng dường, gọi là dùng như mắc nợ.

- Một người sử dụng 4 vật dụng để đạt được bảy bậc hữu học (4 đạo 3 quả) thì dùng như hưởng gia tài của tổ tiên (vì họ là những người con của Như Lai, họ dùng những vật dụng như thừa hưởng gia tài của cha để lại).

- Một vị đã đoạn trừ hết phiền não, không còn bị các dục sai sử, vị này dùng các vật cúng dường như người chủ.

Đối với 4 loại này, cách dùng tốt nhất là dùng như người chủ.

Những hình ảnh ghi nhận: 













Ban Truyền thông NGKS

----ooOoo----

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ