Trang chủ > Lớp Giáo lý

Sư cô Hạnh Liên chia sẻ đề tài Nhân quả của thiên tai dịch bệnh

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 12498 . Đăng: 25/09/2021In ấn


Sư cô Hạnh Liên chia sẻ trực tuyến đề tài "Nhân Quả Của Thiên Tai Dịch Bệnh"

 

Thứ ba, ngày 14 tháng 9 năm 2021 (nhằm ngày 08/8 Tân Sửu), Sư cô Hạnh Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ pháp thoại trực tuyến với chủ đề Nhân Quả Của Thiên Tai Dịch Bệnh.


 

 

Mở đầu Sư cô trích dịch một câu hỏi của Phật tử Đài Loan trong bộ sách “Nhân gian Phật giáo tiểu tùng thư” do Đại sư Tinh Vân trước tác, trong phần “Quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề sát sanh”, có câu hỏi như sau: “Hiện nay thế giới bị thiên tai, nhân họa không ngừng, có người cho rằng đây là quả báo về nghiệp sát của nhân loại. Xin hỏi Đại sư, giáo lý từ bi và Giới cấm sát sanh của Phật giáo có thể cải thiện được vấn đề này của xã hội chăng, có thể chuyển được cộng nghiệp của nhân loại không?

Đại sư đã dùng Y Báo và Chánh Báo trong giáo lý Nhân quả, Nghiệp báo của Phật giáo để giải thích về vấn đề Biệt nghiệp và Cộng Nghiệp. Đồng thời đưa ra nguyên nhân của thiên tai dịch bệnh là kết quả tất yếu của những ai sống bằng nghề không lương thiện. Những thiên tai về đất như tuyết lở, động đất, lahars, lở đất và các dòng bùn, phun trào núi lửa; những thiên tai về nước như lũ lụt, sóng thần; những thiên tai về gió như bão tuyết, bão, hạn hán, mưa đá, gió nóng, vòi rồng; những thiên tai về lửa như hoả hoạn; những thiên tai về sức khoẻ như bệnh dịch, nạn đói.v.v. Những thảm hoạ thiên nhiên này ảnh hưởng tới môi trường, dẫn tới những thiệt hại rất lớn về tài chính và mạng sống con người.

Mà phương pháp tiêu trừ thiên tai dịch bệnh có thể thông qua sám hối, phát nguyện, rộng kết duyên lành, hoan hỷ với người, cho đến tu năm giới, thập thiện, thực hành Tứ nhiếp pháp, Bát chánh đạo, Lục Ba la mật, Tứ vô lượng tâm, Tam vô lậu học .v.v. Có ánh sáng thì bóng tối tự nhiên biến mất, có Phật pháp thì có thể cầu được bình an, chỉ cần mỗi người thực hành Phật pháp, không những có thể tiêu trừ thiên tai dịch bệnh, mà còn có thể cải thiện được các vấn đề của xã hội, tịnh hóa nhân tâm, tự nhiên có thể chuyển hóa được cộng nghiệp của đại chúng.

Hôm nay Sư cô thảo luận về quả báo của nghiệp sát để làm rõ vấn đề Nhân quả của thiên tai dịch bệnh.

Ngũ Giới là năm điều ngăn cấm mà Phật đã chế ra, để ngăn những tưởng niệm ác, nói năng chẳng lành, hành động bất chính. Năm điều răn ấy là: Không được giết hại, không được trộm cướp, không được tà dâm, không được nói dối, không được uống rượu.

Điều răn cấm thứ nhất mà Phật khuyên chúng ta là không được giết sanh mạng, từ loài người cho đến các loài vật. Sanh mạng có một giá trị quý báu, nhất là sanh mạng người; giết hại sanh mạng kia để tô bồi sanh mạng này là một điều ác, không hợp lý đạo.

Sư cô trích dẫn bài kệ Giới Sát của Ni trưởng Huỳnh Liên và phân tích thành bốn ý lớn là: Tôn trọng Phật tánh bình đẳng, nuôi dưỡng lòng từ bi, tôn trọng sự công bằng và tránh nhân quả báo ứng oán thù; để làm sáng tỏ mục đích mà Đức Phật khuyên chúng ta không nên giết thác sanh linh.

Những vấn đề tích cực của cá nhân cũng như ngoài xã hội sẽ đạt được như: trong lòng không bứt rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ nhàng, thư thới, giấc ngủ được an lành, nét mặt được hiền hòa, trong sáng; chiến tranh sẽ không có, hóa giải được các thiên tai dịch bệnh, mà các nghiệp sanh tử luân hồi cũng được giải thoát v.v... chính là những lợi ích của sự không giết hại.

Kế đến Sư cô tường thuật lại điển tích giữa Đức Thế Tôn và vị Bà La Môn đang đau khổ vì mất con. Người Bà La Môn ấy đang nếm vị “Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời”, thì được Thế Tôn an ủi và cảnh tỉnh bằng câu chuyện tiền kiếp về mối quan hệ giữa vị Bà La Môn này và cậu thanh niên kia. Cậu thanh niên ấy trong kiếp trước vốn là một một đứa bé mang cung tên đến chơi dưới một gốc cây thần. Gần đó có ba người đang ngồi trò chuyện, thấy đứa bé tính bắn con chim sẻ trên cây, họ nói: “Nếu cậu bắn trúng con chim sẻ ấy, thì đáng được gọi là tiểu anh hùng.” Nghe vậy, đứa bé thích quá, giương cung bắn trúng, chim sẻ rơi xuống, chết ngay. Ba người kia khen ngợi rồi bỏ đi. Vì nhân duyên này, vô số kiếp họ thường gặp nhau và cùng chịu tội. Trong ba người này, một người sống ở trên thiên giới, một người hóa sanh làm Long vương trong biển, một người là trưởng giả hiện nay. Đứa bé vừa hết kiếp trời, xuống làm con của trưởng giả. Giờ nó đã sanh vào biển làm con của Long vương, nhưng vừa sinh ra, bị Kim sí điểu chúa bắt ăn thịt. Nay cả ba người đều đau khổ, than khóc. Vì đời trước ba người này vui theo, khích lệ việc bắn chim của đứa bé.

Điều này cho thấy rằng, tất cả quả tốt hay xấu mà chúng ta đang thọ nhận hiện nay, gốc là từ cái nhân chúng ta gây thuở trước, chứ không phải bỗng dưng mà có. Người tạo nghiệp sát, đoản mạng của chúng sanh, nên thọ mạng yểu. Người khích lệ sát sanh là cộng nghiệp, sẽ cùng đau khổ vì mất con.

Bên cạnh đó, Sư cô đã trích dẫn một đoạn trong Kinh Tăng Chi III để xác định quả báo của sự giết hại như sau:"Này các Tỳ kheo, nếu sát sanh được thực hiện, được luyện tập, được làm cho sung mãn thì sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Nếu quả dị thục hết sức nhẹ của sát sanh là được làm thân người với tuổi thọ ngắn" (Kinh Tăng Chi III) và: "Này gia chủ, sát sanh, do duyên sát sanh tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ ưu". (Kinh Tăng Chi III).

Nhưng trong cõi trần ai bụi bặm, 

Giữ làm sao khỏi lấm tấc son?”

 Người tại gia còn nhiều ràng buộc về gia đình, công việc, quan hệ xã hội v.v... sao giữ được Giới cấm sát sanh một cách trọn vẹn?

Ở đây không bắt buộc chúng ta phải giữ triệt để như thế, trong những ngày trai giới, thì nên ăn chay hoàn toàn. Còn những ngày khác chỉ cần giữ phần quan trọng  không giết người, và các con vật lớn như: trâu, bò, ngựa, chó, heo... Nếu ăn mặn, thì nên ăn ba món tịnh, đó là: Mắt chẳng ngó thấy người ta giết, Tai chẳng nghe thấy người ta giết, Chẳng nghi là giết vì mình. Còn nhiều con vật nhỏ, nếu tránh giết được bao nhiêu thì quý bấy nhiêu. Nhất là không nên giết hại sinh vật một cách vô lý, giết để thỏa lòng thích giết. Không nên để cho ác ý sanh khởi. Đồng thời nên tránh sự huân tập trong hoàn cảnh giết hại.

Đối với những vấn đề vô tình hay cố ý gây ra cái chết cho chúng sanh, thì:

Nay đến trước Phật tiền sám hối, 

Lượng từ bi xả tội lỗi lầm, 

Ăn năn gội rửa lòng phàm, 

Con nguyền sửa đổi việc làm từ nay.”

Tuy nhiên, muốn cho sự sám hối này thành tựu triệt để, thì phải phát nguyện cụ thể như ăn chay kỳ, hoặc ăn chay trường, phóng sanh, không giết những con vật lớn, không khởi ác ý khi sát sanh, những ngày cúng kiến, chay lạt không giết thác sanh linh v.v…

 “Hiệu ứng cánh bướm” do nhà toán học và khí tượng học Edward Lorenz công bố vào năm 1969 rằng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.” Cũng vậy, với sự tinh tấn và tâm Bồ đề dõng mãnh, chúng ta sẽ có thể góp phần chuyển hóa được cộng nghiệp của đại chúng, đồng thời sẽ cải thiện được các vấn đề thiên tai dịch bệnh. Là Phật tử, chúng ta hãy giữ giới để xứng đáng với danh nghĩa là đệ tử của Đức Phật.

 


 




 






 








Ban Truyền thông NGHPKS

-----ooOoo-----

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ