Trang chủ > Lớp Giáo lý

Năm lợi ích của kinh hành

Tác giả: NT. Xuân Liên.  
Xem: 10486 . Đăng: 02/10/2021In ấn

 

Năm lợi ích của kinh hành (CANKAMATI)

                                                        

Kinh hành hay thiền hành là một pháp tu quan trọng của Đạo Phật, được ứng dụng rộng rãi, phổ cập cho hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể hành trì và gặt hái được kết quả, lợi ích thiết thực. Thời ấy đức Thế Tôn đã giảng dạy cho các vị Tỳ kheo thực hành pháp này, ngày nay chúng ta được thừa hưởng phương cách thực tập thiền hành qua kinh Tăng Chi đức Thế Tôn dạy như sau:

“Nầy các Tỳ kheo!  Kinh hành có năm lợi ích. Thế nào là năm?         

  1. Kham nhẫn được đường trường.
  2. Kham nhẫn được tinh cần.
  3. Ít bệnh.
  4. Đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các đồ được ăn, được uống, được nhai, được nếm.
  5. Định chứng được trong khi kinh hành được tồn tại lâu dài. Những pháp nầy, nầy các Tỳ kheo là năm lợi ích của kinh hành”.

 

Kinh nghĩa là trải qua, kinh qua; Hành nghĩa là làm, đi, chỉ cho sự hành động. Trong kinh Nikaya thường nhắc đến đức Thế Tôn hay đi kinh hành. Chẳng hạn như: Dùng cơm xong đức Thế Tôn đi kinh hành dưới cội cây Simsapa hay kinh hành trong rừng Đại Lâm. Như vậy kinh hành là một phương pháp tu có từ thời Phật. Ngày nay chúng ta thấy các chùa thường đi kinh hành hai lần vào buổi tối trước khi tụng kinh và khuya sau khi tụng kinh, trong các khóa tu hay an cư kiết hạ, tăng chúng đi kinh hành sau khi thọ trai xong. Chúng ta đi kinh hành theo thời khóa, còn Đức Thế Tôn đi kinh hành là một pháp môn tu nên Đức Thế Tôn nói đến năm lợi ích của kinh hành. Lợi ích thứ nhất là

  1. Kham nhẫn đường trường:

Kham nhẫn ở đây có nghĩa là rèn luyện cho mình có sức dẻo dai bền bỉ, chứ không phải là cam nhẫn hay chịu đựng. Đường trường là đường dài cỡ nào cũng đi nhẹ nhàng, dễ chịu, không có sự mệt nhọc, khó khăn hay cực khổ. Cũng ví như ngựa tốt là ngựa có khả năng chạy đường dài, người giỏi là người có sức nhẫn nại. Trong cuộc sống chúng ta thường gặp nhiều khó khăn, những điều bất như ý, không có phương pháp nào hay thần thánh nào có thể giúp chúng ta thành công, nếu không có sự kham nhẫn, bền chí. Cho nên ngạn ngữ có câu:

“Có đi mãi, đường dài hoá ngắn,

Còn nghỉ luôn, đường ngắn hóa dài.” Hay

Núi cao trèo mãi hết cao, đường dài đi mãi thì nào còn xa.

Trong kinh có mô tả: Ngày xưa Thế Tôn đi khất thực hay đi du hành thật xa…Người dân Ấn Độ mỗi khi nhìn thấy dáng đi của Thế Tôn chậm rãi khoan thai, họ như thấy sự bình an mát mẻ lạ thường, bởi vì cách đi của Thế Tôn toát lên một dáng dấp trang nghiêm, phản ảnh một nội tâm an lạc, cho nên đức Thế Tôn đi kinh hành là đi trong chánh niệm, bước đi vững chãi như con tượng chúa, để nói lên ý nầy Hoà thượng Thích GiácToàn - Phó Chủ tịch HĐTS - GHPGVN có viết bốn câu thơ:   

“Mỗi bước chân là mỗi đóa sen

Thấm nhuần mưa pháp sáng hoa đèn,

Bừng lên chân lý ngời ngời tỏa,

Mỗi bước chân là mỗi đóa sen.”

Còn bước chân chúng ta thì sao? Chúng ta thường bước đi với chủ đích làm gì đó, đi cuống quýt hơ hãi, hấp tấp, vội vàng như ma rượt, nên những bước chân của chúng ta không an lạc.  Vì vậy chúng ta nên chú ý bước chân của mình, chỉ cần đi bước khoan thai chậm rải, thở nhẹ nhàng, tập trung chánh niệm nhận biết hơi thở trên từng bước chân, hai bước cho hơi thở hay một bước cho hơi thở tùy theo hơi thở dài ngắn của chúng ta, cố gắng duy trì sự nhận biết rõ, sự nhận biết đó chính là:” Mỗi bước đi là một đóa sen”.

Đi từng bước chân có ý thức, đi với chủ đích nhận diện, thấy biết mình đang đi chứ không phải bị lôi kéo phải đi, đi như vậy chúng ta bị áp lực đưa đến khổ đau. Muốn làm chủ cuộc đời ít nhất phải biết làm chủ từng bước chân của mình trước. Khi đi quét sân, đi vào thiền đường, đi mua sắm, đi vào nhà bếp v.v…Ta đi có chánh niệm, thì ta sẽ tiếp xúc được cuộc sống mầu nhiệm, đi như vậy thì đường dẫu xa cỡ nào tâm vẫn luôn tươi mát.

II .Kham nhẫn tinh cần:

Đối với áp lực ngày càng cao của cuộc sống hiện đại, nếu ta kham nhẫn được đối với mọi công việc, sự kham nhẫn tinh cần giúp ta tăng cường khả năng chịu đựng. Tinh cần có bốn chi phần: chế ngự, đọan trừ, tu tập và phòng hộ

  1.  

 VD: Đồng hồ reo 4g thức dậy công phu, nhưng muốn ngủ nướng một chút nhớ lại khg nên nằm dài thành rắn, liền vội vàng rửa mặt => chế ngự.

Ngồi một mình buồn muốn tìm người nói chuyện cho vui, không đi nói chuyện mà đi kinh hành => chế ngự. Đang đi kinh hành bỗng thấy cây mồng gà mọc bên hàng rào, có hai màu đẹp quá định ngồi xuống nhổ đem về nhà trồng, chợt nhớ giới thứ hai không được lấy của không cho, mình dừng lại =>  Chế ngự  ăn, mặc, ở, bệnh. Vì sao phải chế ngự? chế ngự để không tạo nghiệp, để ly dục, ly ác bất thiện pháp. “sanh tử bì lao, tùng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại”

2.Tinh cần đoạn tận: Đoạn tận tham, sân, si. Khi tâm có tham, có sân, có si liền biết, đó là đoạn tận, biết để quán chiếu, để chuyển hóa… Quý vị thử nghĩ coi, khi mình nóng giận, gương mặt cứ nhăn nhó, khó chịu thì đẹp hay xấu? Rồi mình lại còn ôm cái tức giận ấy trong lòng dẫn đến ăn không ngon, ngủ không yên, người ta chưa khổ mà mình đã thấy khổ rồi. Không những tự làm khổ mình, lúc sân giận con người còn có thể nói ra những lời nói không hay với người khác, nói nhức óc, bể tim thậm chí dẫn đến hậu quả là bạo lực. Đó là tác hại của lòng sân. Nhờ có nghe pháp, có tu tập, nên biết quán chiếu, biết chuyển hóa, tâm mình bình an trở lại hết sân với điều kiện phải tinh cần quán chiếu thường xuyên. Thí dụ mình thấy người hàng xóm, nói xấu minh, mình giận qúa, nhưng nhớ lại mình đang tập tu, liền…

-“Quán ly SÂN tôi biết tôi hít vô, Quán ly SÂN tôi biết tôi thở ra….”

Đó là phương pháp đoạn tận phiền não. Mỗi khi thân có đau nhức hay bệnh tật thì cũng nên an trú vào hơi thở mà tác ý “hít vô tôi biết, thở ra tôi biết” hãy tu tập cách thức an trú cho được trong từng hơi thở, trong từng bước đi, hay nói cách khác là an trú trong thân hành của chúng ta, khi an trú được thân tâm mát mẻ, không còn chướng ngại pháp nữa, các chướng ngại đã được đẩy lùi. Đó là phương pháp tinh cần đoạn tận.

3. Tinh Cần tu tập:

Tinh cần tu tập pháp môn nào mình đã tu, nếu không siêng năng tu tập thì chẳng bao giờ có đủ năng lực chế ngự và đoạn tận tâm tham dục và các ác pháp có sẵn trong máu của chúng ta, cộng với các ác pháp từ bên ngoài tác động vào. Nhờ tinh cần tu tập thì năng lượng được tích lũy đầy đủ, tâm dần buông xả, các chướng ngại pháp được đẩy lùi.

Câu chuyện về Trưởng lão Ni Sona trích trong quyển “Ngay Trong Kiếp Sống Này” của thiền sư U Pandita, Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch:

Trưởng lão Ni Sona trước khi xuất gia là một người mẹ của mười đứa con. Chúng lớn lên, dần dần thành lập gia đình và ở riêng. Khi đứa con cuối cùng thành gia thất, chồng bà quyết định xuất gia tu hành. Một thời gian sau, Sona gom góp tất cả tài sản chia cho các con và bảo chúng tuần tự nuôi dưỡng mình.

Lúc đầu bà rất hạnh phúc. Bà lần lượt đến thăm hết đứa này đến đứa khác. Lúc ấy bà cũng đã già rồi. Nhưng dần dần về sau, các con của bà cảm thấy mệt mỏi khi bà đến ở với họ, vì họ phải bận rộn với gia đình của chính họ. Các con dâu và con rể thường than vãn, tỏ vẻ khó chịu và miễn cưỡng mỗi khi bà đến thăm. Thấy mình bị hất hủi, bị đối xử thiếu tình thương, bà đâm ra buồn nản và nhận ra rằng mình đang có một đời sống không thoải mái thanh cao chút nào. Có lúc bà nghĩ đến cái chết, nhưng bà thấy đây là giải pháp không thỏa đáng. Thế là bà quyết định đến chùa xin xuất gia.

Sau khi xuất gia, bà không thể đi khất thực hay làm các công việc khác trong chùa vì quá già. Hằng ngày bà chỉ giữ nhiệm vụ nấu nước cho các ni sư. Dầu đã già yếu, nhưng Sona rất thông minh. Nghĩ đến hoàn cảnh của mình, bà tự nhủ: "Ta chẳng còn sống được bao lâu nữa. Ta phải lợi dụng cơ hội này để tích cực hành thiền, không để mất một giây phút nào". Vì quá già yếu nên lúc kinh hành, ni sư Sona phải vịn vào tường, đi vòng quanh chùa. Lúc kinh hành trong rừng, Sona chọn nơi có cây mọc gần nhau rồi từ từ đi từ cây này sang cây khác. Nhờ chuyên cần tinh tấn với tâm quyết định dũng mãnh, chẳng bao lâu ni sư Sona đắc quả A la hán.

Chúng ta có thể thấy rằng sự vô ơn của đám con bà Sona là cơ duyên tốt để bà Sona giác ngộ. Sau khi thành đạo, ni sư Sona thường nói: “Hãy nhìn trong thế gian. Con người bị dính mắc vào đời sống gia đình và muốn hưởng hạnh phúc thế tục. Nhưng vì bị con cái hất hủi, nên ta đã từ bỏ gia đình, sống đời sống không nhà. Nhờ thế mà bây giờ ta đã đạt được chân lý giải thoát.”

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy rằng tinh cần tu tập là pháp môn quan trọng, muốn đạt kết quả tốt chúng ta cần phải tinh tấn tu tập không biếng lười, không hẹn hò, sáng nắng chiều mưa, hay một ngày tu, chín ngày nghỉ, lý do bận việc nầy bận chuyện kia, toàn là lý do không chính đáng, nên khó mà thành công. Siêng năng tu tập, như chúng ta siêng năng ăn cơm uống nước hằng ngày vậy. Tinh cần sẽ giúp thân tâm được thanh lọc trong sáng, cũng giống như nước lấy từ giếng hay từ fontaine được gạn lọc thành nước sạch thì mới có thể làm rất là nhiều việc như nấu ăn, chế biến thành những loại thức uống…Cũng vậy một khi tâm chúng ta đã trong sáng, thì mọi nếp nghĩ, việc làm hay lời nói có thể mang lại hạnh phúc, mang lại tươi mát cho ta và cho những người xung quanh ta.

4. Tinh cần hộ trì:  Hộ trì sáu căn là chi cuối cùng của tinh tấn

Mắt là cửa thành thứ nhất, ta phải giữ gìn trước, vì sắc tướng lúc nào cũng có trước mặt chúng ta, nên nó theo cửa mắt mà vào. Mắt được xem là cửa ải tam quan. Cửa ải tam quan là cửa địa đầu của đất nước. Nếu một khi cửa ái nầy mất, thì đất nước bị lung lay. Cũng vậy mắt bị xâm chiếm, thì tâm sẽ giao động, cho nên luôn phải giữ gìn mắt. Giữ gìn như thế nào?

Mắt thấy sắc tâm liền phòng hộ,

Năm căn kia chế ngự kịp thì,

Muốn trừ tham ái ưu bi,

Cửa thành nghiêm nhặt, chớ hề dễ duôi.

Giữ gìn mắt tức là phòng hộ mắt, chớ phóng tầm nhìn bên ngoài, lúc ở trong nhà (chùa) hay khi đi ra ngoài đường, luôn luôn nhắc tâm phải nhìn vào bên trong thân, biết rõ bước chân đi, đứng nhanh, chậm, nặng hay nhẹ v.v…Biết rõ hơi thở ra vào trong tứ oai nghi. Nếu hộ trì mắt được như vậy mắt sẽ không dính sắc trần thì tâm không phóng dật => ly dục ly ác bất thiện pháp. Năm căn còn lại cũng tu tập tinh cần như vậy.

Trong bốn điều tinh cần, điều nào cũng cần thiết, cũng cần phải siêng năng tu tập, tuy nhiên chúng ta phải thấy điều thứ tư là quan trọng hơn. Hộ trì các căn, căn mắt là quan trọng nhất, các căn còn lại như những người lính giữ cửa ải. Sức mạnh của sự tinh cần là đem đến thành công giúp chúng ta đạt được mọi mục tiêu.

Một năm có 365 ngày, ngày nào cũng nỗ lực tu tập, nghiêm túc, tận dụng thật tốt từng phút từng giây, chắc chắn sẽ có thu hoạch. Sự nỗ lực, nghiêm túc, kiên trì của chúng ta chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Ngược lại nếu ta không nỗ lực không chịu khó, thì chúng ta sẽ phải khó chịu lâu dài về sau.

Chúng ta nên nhớ:”Kẻ thắng là người không bao giờ chịu bỏ cuộc dù đoạn đường còn dài”. Bình tĩnh, kiên nhẫn là điều rất cần trong thực hành. Nhưng đó là cả một quá trình nên ca dao tục ngữ Việt Nam có câu nói:

     “Muốn no thì phải chăm làm, một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi”.

    “Ở đời khôn khéo chi đâu, chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần”.

  1. :

Kinh hành cũng có nghĩa là đi bộ, đi dạo hoặc tản bộ trong trạng thái thân tâm chánh niệm. Đi nhưng không nhằm mục đích đến mà đi để trở về. Trở về với chánh niệm thực tại, rủ bỏ những âu lo, sầu muộn của quá khứ đồng thời buông xả những dự định, toan tính cho tương lai. Kinh hành là đi trong thảnh thơi, an lạc với mỗi bước đi của mình. Nếu đi bộ mà không chánh niệm thì không phải kinh hành, song vẫn thu được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngày nay đi bộ trở thành một môn thể dục phổ biến, là liệu pháp tích cực và dễ thực hành nhất nhằm nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, nhất là những bệnh hiểm nghèo do đời sống hiện đại gây ra. Chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim, các bệnh mãn tính, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hoá và đạt được sự an tâm trong tâm trí, giúp ngủ ngon giấc hơn về ban đêm.

 Thực tập kinh hành đều đặn trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc phục hồi và nâng cao sức khỏe còn tạo ra hiệu ứng phấn chấn tinh thần, tâm tư thanh thản, tĩnh lặng. Nếu thường tinh tấn kinh hành sẽ ít bệnh, đây là lợi ích thứ ba. Có người đi bộ để trị bệnh mỡ trong máu, tiểu đường, huyết áp, tim mạch, giúp gan, thận, mật làm việc tốt, khí huyết lưu thông, xương cốt dẻo dai, năng lượng tràn đầy cơ thể.  Chúng ta phải công nhận điều nầy.

IV. Đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các đồ được ăn, được uống, được nhai, được nếm.

            Khi thọ trai xong dọn dẹp, rửa bát, chúng ta nên đi kinh hành để giúp các thức ăn được tiêu hóa tốt, giúp điều hòa cơ thể máu huyết lưu thông, tăng cường sức khoẻ. Nếu ăn xong đi nằm liền bụng ta sẽ lớn, đưa đến nhiều bệnh tật, nhất là dư mỡ trong nội tạng, mỡ trong máu, trong tim và gan. Ăn chậm nhai kỹ không những giúp chúng ta tiêu hóa tốt hơn mà còn thưởng thức được hương vị thực phẩm và quá trình ăn uống của mình. Vậy nên khi ăn, tập trung vào thức ăn bằng cách tắt tivi và cất điện thoại. Ăn xong chúng ta nên dành thời gian đi kinh hành khoảng 15’ hay 30’ để cải thiện các triệu chứng của bệnh tiêu hóa.

V. Định chứng được trong khi kinh hành được tồn tại lâu dài:

Định được chứng trong khi đi kinh hành không phải dễ, trừ khi ta thực hành có phương pháp lâu dài. Chúng ta không nên chấp cứng nhắc, vì niệm Phật, kinh hành hay ngồi thiền đều bổ sung cho nhau.

Một khi hành thiền, cũng có thể dụng công trong nhiều tư thế như: đi đứng, ngồi, nằm, mọi thời mọi lúc, và sự chứng đạo có thể đến bất cứ thời gian nào, chứ không phải chỉ đến lúc đang ngồi. Có vị sư kia, khi nghe một Phật tử tụng một câu kinh, mà cũng hốt nhiên tỏ ngộ. Hoặc có Vị, đang cầm trên tay cây đèn dầu, bỗng gặp gió thổi, làm đèn dầu bị tắt, ngay giây phút ấy Ngài cũng hốt nhiên đại ngộ

Đi kinh hành định được chứng là phải có phương pháp, kiên trì thực hành lâu dài, trước nhất ta phải chọn con đường độc hành, độc bộ dễ thực hành hơn, chúng ta bước đi một cách tự nhiên, không cần phải chắp tay hay làm ra vẻ trịnh trọng, chỉ cần bước đi khoan thai chậm rãi, ung dung như người vô sự nhất, bao nhiêu lo lắng và phiền muộn nên rủ bỏ thì những bước chân an lạc, những bước chân giải thoát chúng ta có thể thực hiện được, chúng ta có thể 108 bước an lạc, 108 bước chân tỉnh thức, chúng ta biết rõ bước chân nhanh, chậm, dài, ngắn hay dở, bước, đạp, đụng, ấn đều rõ biết. Thực tập thiền hành chánh niệm lâu ngày như vậy chắc chắn sẽ đưa đến giác ngộ. Vì một khi đi có chánh niệm thì chánh định sẽ xuất hiện ngay lúc đó, trong chánh niệm có chánh định, cũng như trong giới có định, có tuệ hay trong chỉ có quán. Kinh hành có chánh niệm, thuần thục trong pháp hành chính là trở về ngôi nhà đích thực của mình. 

Hiểu được tận tường ý nghĩa của việc kinh hành như vậy, đức Tổ Sư Minh Đăng Quang, Tổ khai sáng Hệ phái Khất sĩ thời gian đầu thành lập đã quy định Tăng đoàn thời bấy giờ chỉ nuôi thân bằng việc đi khất thực mà thôi. Trong Chơn Lý Tổ dạy như sau:

“Khất sĩ đi xin để răn lòng tội lỗi. Đi xin để đền nghiệp cũ, đặng sớm nghỉ ngơi, mau hết vốn lời. Đi xin để nhịn nhường bố thí của cải lại cho chúng sanh. Đi xin để làm gương nhơn quả tội lỗi cho chúng sanh ngừa tránh. Đi xin để đừng phạm tội lỗi mới. Đi xin để có thì giờ ăn học. Đi xin để giáo hóa chúng sanh. Đi xin để không tự cao dốt nát, danh lợi, sắc tài. Đi xin để giải thoát phiền não, và để un đúc tâm hồn, rèn luyện chí hướng, tập sửa bản năng. Có đi xin mới có từ bi hỷ xả, trí huệ thông minh, cõi lòng mát dịu, rộng mở bao la, lặng yên sạch sẽ. Có đi xin ăn học mới là thiện, kẻ không đi xin thất học là không thiện.”

 (Trích Chơn Lý Khất Sĩ)

Như vậy, từ thuở mới thành lập, đức Tổ Sư đã rất chú trọng sự thực hành của đạo Phật Khất sĩ. Việc trì bình khất thực được thực hiện thông qua oai nghi đi kinh hành. Người đi khất thực cần chánh niệm trên từng bước đi, tầm nhìn của mắt và phòng hộ tâm ý miên mật, như vậy, ngoài việc đạt được đầy đủ năm lợi ích kinh hành kể trên thì còn là pháp nuôi mạng chơn chánh, theo đúng truyền thống của chư Phật ba đời. Chỉ tiếc thời nay pháp khất thực rất khó để duy trì hằng ngày mà chỉ được thực hành trong các buổi lễ truyền thống.

đệ tử Ni ưu tú của đức Tổ Sư Minh Đăng Quang, Đệ Nhất Ni trưởng Huỳnh Liên có soạn bài kệ trước khi đi kinh hành, hay đi khất thực cho ni chúng như sau:

Kinh hành tướng an lành

Thể như Phật độ sanh

Con phát tâm diệt tận

Gốc bổn ngã vô minh

Bài kệ chỉ bốn câu nhưng chứa đựng bao chân lý nhiệm mầu, nói về thể, tướng và dụng của việc kinh hành đúng chánh pháp. Thể của nó là không; tướng của nó là sự an lành; dụng của nó là giải thoát. Vì sao nói thể của việc kinh hành là không. Không là bản thể, bản chất của mọi pháp hữu vi, không là vô thường, là khổ, là vô ngã. Kinh Kim Cang có dạy “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” tức là cái gì còn có hình tướng thì cái đó là vô ngã, là không, là dụng ý của ba đời chư Phật khi thuyết pháp độ sanh, giúp chúng sanh nhận ra được tánh không của các pháp. Tướng của việc kinh hành là sự an vui, thiện lành vì lúc đó tâm chánh niệm, an định và trí huệ được liên tục, nên một hành giả có đầy đủ niệm, định và tuệ khi đi kinh hành rất dễ nhận biết, vì hiện tướng an lành dễ thấy; còn chỉ đi tản bộ bình thường, ngắm hoa ngắm cảnh thì chỉ là hình tướng phàm phu, thô kệch, phóng túng, buông thả mà thôi. Dụng của việc kinh hành là sự giải thoát, theo như bài kệ đó là sự “diệt tận vô minh và bản ngã”. Một khi vô minh và bản ngã được tiêu trừ, tức là giải thoát. Phá vô minh tức trí tuệ liền hiển hiện, trừ bản ngã là sự thể nhập vào tánh không của pháp giới như nhiên hằng hữu, như trong thiền ngữ có câu “tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu”, nghĩa là khi tâm địa, hay tâm thức, hoàn toàn trống rỗng, lặng lẽ, lẳng lặng, thanh tịnh, không còn chứa chấp những vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm nào cả, thì trí tuệ bát nhã tự bừng sáng.

Tóm lại kinh hành là một pháp môn thực hành tu tập, chứ không phải giáo lý suông, us đi có chánh niệm sẽ thể hiện được tăng tướng, còn đi trong thất niệm hiện phàm phu tướng, hay nói cách khác, đi trong thất niệm giống như đi trong mộng du, đi không chánh niệm giống như vác thây ma đi tới đi lui, vì không làm chủ, không ý thức được mình đang đi nên nói là thây ma. Nếu muốn làm chủ cuộc đời mình, ít nhất phải biết làm chủ từng bước chân mình trước, đi có ý thức và nhận diện được những tư thế và những chuyển động của bước đi, hành trì lâu ngày sẽ đưa đến an lạc, hạnh phúc. Đó là năm lợi ích thiết thực nhất của kinh hành. Mong rằng đại chúng sẽ cố gắng, nếu hiện tại ta không nỗ lực, không chịu khó tu tập thì ta phải khó chịu lâu dài trong tương lai.

Thời pháp đến đây cũng vừa phải, chúng tôi xin dừng lại, kính chúc toàn thể đại chúng luôn tinh tấn và có một buổi tối thật bình an và hạnh phúc.


 

          

Mùa đại dịch, Ngày 28/9/2021

Ni trưởng Xuân Liên

-----ooOoo-----

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ