Trang chủ > Đức Tổ Sư > Bài Viết
Tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quang trong bộ Chơn Lý
Xem: 4878 . Đăng: 15/03/2015In ấn
Tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quang trong bộ Chơn Lý
(PGVN)
Qua sự tu chứng của bản thân, Tổ sư Minh Đăng Quang đã khéo léo tùy thuận vào hoàn cảnh của đất nước và con người mà khai sáng một hệ phái Khất sĩ mang đậm bản sắc đạo Phật của đất nước và con người Việt Nam.
Lúc này, người dân chỉ biết gởi gấm niềm tin vào đấng thiêng liêng để cầu nguyện sự bình an, từ đây nhiều hình thức mê tín, dị đoan xuất hiện, nhiều người lợi dụng vào niềm tin này mà tạo ra nhiều mê hoặc để mưu cầu cá nhân trong đó có cả nhà sư: “Thầy chùa không hiểu đạo Phật, khinh thường giới luật, có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại thủ dị cầu kỳ, học thêm bùa ngãi, luyện roi thần, làm bạn với thiên linh cái, đồng nhi, ông lên bà xuống, ngắp vắn, ngắp dài, thư phù niệm chú, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thật ra lợi dụng lòng mê muội của thiện nam tín nữ, mở rộng túi tham, quơ vét cho sạch sành sanh”.
Trong hoàn cảnh đau khổ như vậy, thì có sự xuất hiện của các bậc chân tu, huyên thâm phật học như: Thích Chí Thành, Thích Thanh Kế, Khánh Anh, Khánh Hòa, Thiện Chiếu và cư sĩ Nhật Sắc… đã mang lại phần nào niềm tin Phật chánh tín cho người dân nói chung và miền Tây Nam bộ nói riêng trên tinh thần của phật giáo nhập thế.
Như cư sĩ Nhật Sắc - Thiện Thành (Nguyễn Sinh Sắc) đã nói: “Tu là phải nhập thế, phải xả thân cứu đời mới phát triển đạo được. phật dạy, tu là cứu khổ, cứu nạn chúng sinh. Cái nạn lớn nhất là mất nước, là đem thân làm nô lệ ngoại bang. Chúng sinh hiện đang lầm than, rên siết, đã là người chân tu thì phải ra tay cứu dân, cứu nước…” .
Chính vì nét đặc thù này đã khiến cho Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam mang nhiều ý nghĩa sâu xa và thực tiễn, trước hết là nó đáp ứng được nhu cầu tu nhân học Phật của một bộ phận quần chúng ở miền Nam nước ta, thứ nữa nó đã góp phần bổ sung cho một số tôn giáo nội sinh đương thời, đồng thời định hướng cho tín đồ dễ dàng hơn trong việc hướng đến con đường giác ngộ giải thoát của đạo Phật.
Sự ra đời của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam là sự vận dụng một cách sáng tạo từ hai nguồn giáo lý Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông trong sứ mạng hoằng pháp độ sanh của Đức Tôn sư Minh Đăng Quang. Sự vận dụng linh hoạt sáng tạo này đã tạo thành nét đặc thù rất độc đáo của đạo Phật tại Việt Nam.
Những kết quả vô cùng khả quan này đã chứng tỏ chánh kiến, định hướng và phù hợp với nhu cầu học Phật thực tiễn của một bộ phận quần chúng ở nước ta. Từ sự phát triển không ngừng cả số lượng lẫn chất lượng của Tăng ni Phật tử trong Hệ phái Khất Sĩ và nhất là từ những kết qủa đã đạt được trong suốt 70 năm qua, chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng, Hệ phái Khất sĩ đích thực là một tổ chức Phật giáo có khuynh hướng phát triển và rất đặc trưng của Phật giáo tại Việt Nam.
Do vậy, trước sự lớn mạnh không ngừng của Hệ phái Khất sĩ trong suốt 70 năm qua đã cho chúng ta thấy rằng, Tổ sư Minh Đăng Quang là một nhân tố Đại thừa rất tích cực trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, nhất là trong giai đoạn Phật giáo nước nhà đang gặp khó khăn do hoàn cảnh lịch sử và do cả yếu tố chủ quan ngay trong lòng Phật giáo thời bấy giờ.
Do vậy sự tồn tại của cụm từ Phật giáo Đại thừa chúng ta nên hiểu, đó không phải để so sánh hay đối lập với cụm từ Phật giáo Tiểu thừa, mà nó hàm ý chỉ về sự dấn thân nhập thế độ sanh theo khuynh hướng phát triển. Bởi hai chữ Đại thừa ở đây nó mang ý nghĩa là tâm lượng lớn, tầm nhìn lớn, hạnh nguyện lớn.
Tất cả những phẩm chất cao qúy này đều có sẵn và luôn có cơ hội phát triển trong tâm thức của mỗi người con Phật dù họ đang có duyên gắn kết với bất kỳ một tông phái nào trong ngôi nhà Phật giáo.
Thật vậy, khi nhìn vào những đặc điểm nổi bật trong tổ chức cũng như qúa trình phát triển giáo đoàn của hệ phái Khất sĩ, chúng ta cũng không thể ngờ trước sự vận dụng rất sáng tạo và kết hợp hài hòa giữa hai truyền thống Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông của Tổ sư Minh Đăng Quang.
Chẳng hạn đối với việc kế thừa truyền thống Phật giáo Bắc tông, Tổ sư Minh Đăng Quang đã thực hiện việc ăn chay nhằm tăng trưởng lòng từ bi thương xót muôn loài cũng như trợ duyên cho công phu tu tập, trong công tác tổ chức giáo đoàn ngài đã thâu nhận đệ tử nữ giới, cho họ xuất gia hình thành đoàn Ni giới của hệ phái. Về mặt giáo lý, ngài đã tận tâm thuyết giảng kinh Pháp Hoa, kinh A Di Đà… để triển khai về các khái niệm Chân như, Phật tính.
Đối với việc kế thừa truyền thống Phật giáo Nam tông, ngài đã chọn hình thức y bát, khất thực, ăn đúng giờ ngọ theo truyền thống Phật Tăng xưa như thời Phật còn tại thế. Về mặt giáo lý, ngài đã nêu cao tinh thần y bát chơn truyền, cũng như chú trọng đến con đường tu tập hướng đến đạo qủa tối thượng là A la hán.
Một đặc điểm nổi bật nữa, đó là sự thực hành Tứ Y Pháp Trung Đạo, nghĩa là người xuất gia chỉ được ăn thực phẩm khất thực được, tuy nhiên vẫn có thể được thọ thực tại tịnh xá vào những ngày lễ hội hay thuyết pháp, người xuất gia đúng Luật khất sĩ thì chỉ dùng y bát, tuy nhiên vẫn có thể tùy nghi nhận pháp phục nếu có người dâng cúng, người xuất gia phải nghỉ dưới cội cây, nhưng vẫn có thể cư ngụ nơi am cốc nếu có thí chủ cúng dường, người xuất gia trong khi đau vẫn được dùng thuốc men nếu có người cúng.
Tuy nhiên do hoàn cảnh và điều kiện xã hội ngày càng phát triển, tinh thần Tứ Y Pháp Trung Đạo ngày nay đã mai một, nhưng chính sự cách tân để thuận theo thời đại cũng đã nói lên hướng tích cực nhạy bén của tư tưởng Đại thừa, đó chính là sự uyển chuyển linh động để phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm đáp ứng nhu cầu tu hành và hoằng pháp lợi sanh.
Nhưng trong giai đoạn này, Phật giáo Việt Nam cũng suy vi đến mức độ cùng cực: “Các cảnh chùa trong nước đã trở thành là những cảnh gia đình riêng, không còn gì là tính cách đoàn thể của một Tôn giáo nữa. Họ sống trong Phật giáo chỉ còn là dốt và quên! Quên để khỏi biết đến bổn phận, bổn phận chơn chánh của một người tăng đồ…” ; “ Phật giáo hiện thời đã có phần chấn hưng, nhưng có một trở lực mà chưa có Hội nào, hay một Sơn môn nào giải quyết, đó là cổ động thì hội nào cũng cổ động bằng quốc văn là nền văn phổ thông, nhưng kho tàng, kinh điển triết lý nhà Phật thì con nằm nguyên khối bằng Hán văn.
Vả lại dấu tích điêu tàn của ngày qua hiện nay vẫn còn lưu hành rõ rệt và có thế lực, nên thật ra cả mấy hội Phật học ấy ngoài mấy việc xây hội quán, làm chùa và cổ động một số đông người quy y, còn chưa hội nào làm được việc gì vĩ đại có vẻ đỉnh cách cho nền Phật giáo cả. Trong lúc này, đại đa số tăng đồ trong các sơn môn vẫn đương mơ màng thiêm thếp, chưa làm một việc gì tỏ rõ là người thức tỉnh. Cho nên, tuy hiện giờ có phong trào chấn hưng mà kỳ thật mới là chấn hưng hình thức và danh hiệu” .
Mặt khác, hệ thống giáo lý Phật đã thông qua bộ Chơn Lý đã được cô đọng một cách súc tích bằng lối diễn đạt gần gũi, dễ hiểu, mà không làm lệch đi chánh kiến cũng như không mất đi chánh nghĩa, vì vậy mà bộ Chơn Lý sớm trở thành kim chỉ nam tu hành cho chư Tăng ni cùng Phật tử của Hệ phái Khất sĩ trong suốt gần bảy thập niên qua. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà bộ giáo lý của hệ phái Khất sĩ có tên Chơn Lý.
Mặt khác, tư tưởng Đại thừa nay đã không còn đối tượng Tiểu thừa để so sánh hay biện chứng, chính vì điều này mà chúng ta nên tìm hiểu về tư tưởng Phật giáo Đại thừa trong bộ Chơn Lý ở góc độ những nét đặc thù của nội dung giáo lý Phật đà đã được Tổ sư Minh Đăng Quang chuyển ngữ thành công trong bộ Chơn Lý và nhất là mục đích vì lợi ích cho tha nhân.
Tầm nhìn xa trông rộng và với tấm lòng tha thiết độ sanh xuất phát từ tư tưởng Đại thừa, ngay từ những ngày đầu hành đạo, Tổ Sư đã mong mỏi sự thống nhất trong ngôi nhà Phật giáo ngõ hầu lợi lạc quần sanh: “Sự thống nhất Tăng đồ nhà Phật trên thế giới lại, để cứu thế, lập niết bàn hiện tại cho phải dịp… không có Đại hay Tiểu thừa gì, không có chia rẽ hơn thua chi chi nữa”.
Tư tưởng Đại thừa trong bộ Chơn Lý càng thể hiện rõ nét hơn khi Tổ sư đưa ra nhận định về Chơn lý: “Chơn lý là trường học chung của tất cả, không phải là đời hay đạo, không phải là tôn giáo, đảng phái, chủ nghĩa giáo phái nào cả”. Khi nói về đạo Phật, thông qua “Quyển Đạo Phật”, ngài diễn đạt rất ngắn gọn nhưng đã nói lên đầy đủ ý nghĩa, mục đích cũng như bản chất của đạo Phật: “Quyển Đạo Phật này có ra là để chỉ rõ con đường giác ngộ, bởi giác ngộ mới là Đạo Phật. Quyển Đạo Phật này ra đời với tính cách siêu nhiên, không cần dư luận, không thiên tư, không chỉ trích. Mà chơn lý, công lý, chỉnh đốn chấn hưng, giác ngộ, khuyến khích theo ý muốn của khắp người người” .
Cũng nói về Khất sĩ, nhưng trong một đoạn khác, ngài đã nêu lên hành trạng và bản hoài của hành giả Khất sĩ rất sâu sắc: “Người thật hành đúng theo chơn lý gọi là Khất sĩ. Khất ấy là xin, sĩ đây là học. Xin ấy rồi lại cho, học đây rồi lại dạy, xin thực phẩm để nuôi thân giả tạm, cho sự thiện lành bằng phước đức để bảo giữ sự sống dài lâu” . Còn đối với giới cư sĩ tại gia, ngài đã khuyên răn họ đừng qúa chạy theo đời sống vật chất thế gian mà hãy thực hiện một đời sống tri túc: “Ở đời có vật chất cũng chết khổ, không có vật chất cũng chết khổ.
Trong lúc đang làm cũng chết khổ, lúc chưa có cũng chết khổ. Chi bằng chúng ta hãy làm để đủ nuôi sống vừa thôi, mới là không chết khổ”.
Ở đây chúng ta nhận thấy rằng, dù là dạy cho giới cư sĩ tại gia, nhưng ngài đã khéo léo gieo vào tâm thức họ hạt giống xuất gia rất tinh tế và gần gũi với đời sống, bởi “tri túc” là một trong những phẩm hạnh của giới xuất gia, như trong kinh Di Giáo, đức Phật đã giáo huấn chư vị Tỳ kheo về hạnh “biết đủ” như sau: “Các thầy Tỷ kheo, muốn giải thoát khổ não thì các thầy hãy cứu xét sự biết vừa đủ.
Chính sự biết vừa đủ là giàu sang, vui thú và yên ổn. Biết vừa đủ thì nằm trên đất cũng thấy vui thích, không biết vừa đủ thì ở thiên đường cũng vẫn bất mãn. Không biết vừa đủ thì giàu mà nghèo, biết vừa đủ thì nghèo mà giàu. Không biết vừa đủ thì luôn luôn bị cả năm thứ dục lạc lôi kéo, làm cho người biết vừa đủ phải xót thương. Đó là hạnh biết vừa đủ” . Cũng qua lời dạy về hạnh biết đủ, Tổ sư Minh Đăng Quang như ngầm nhắc nhở các vị Tỳ kheo trong giáo đoàn, nếu đã xuất gia rồi mà còn mải mê tạo tác thì cũng không khác gì người chưa xuất gia.
Nhờ giới mà phát sinh thiền định, và trí tuệ có năng lực hủy diệt thống khổ. Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy giữ tịnh giới, đừng cho vi phạm, thiếu sót. Ai giữ tịnh giới thì người đó có thiện pháp. Không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sinh.
Do đó mà biết tịnh giới là chỗ yên ổn nhất, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức… Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy.
Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy…” . Nhận thấy sự hệ trọng của giới luật, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Phật pháp nói chung và của Hệ phái Khất sĩ nói riêng, nên ngay khi thành lập giáo đoàn, Tổ sư Minh Đăng Quang đã thiết lập hệ thống giới luật Khất sĩ, giúp cho các mặt hoạt động Tăng đoàn sớm đi vào nề nếp ổn định và làm nền tảng để phát triển hệ phái một cách bền vững.
Luật Khất sĩ gồm có Giới bổn Tỳ kheo Tăng, Giới bổn Tỳ kheo Ni, giới Phật tử (thường gọi là giới Bồ tát), Bài học Sa di (môn oai nghi và những bài kệ chú nguyện), Pháp học Sa di (Kệ giới, Mười giới tập sự Sa di, Tứ y pháp Trung đạo), Bài học Khất sĩ (Nghi thức thọ trai và Nghi thức tụng kinh đều được Tổ sư biên soạn, tất cả đều lấy theo tinh thần của Luật Đàm Vô Đức bộ), Tỳ kheo Tăng 250 giới, Tỳ kheo Ni 348 giới…
Cái sống ấy mới thật gọi là bền vui và có được” . Trong khi đó, trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã nêu lên ý nghĩa giải thoát của các bậc A La Hán: “Các vị đó đều là các bậc A La Hán, các lậu đã hết, không còn phiền não, việc lợi mình đã xong, dứt sự ràng rịt trong các cõi, tâm được tự tại”.
Ở đây chúng ta nhận thấy, trạng thái giải thoát của các bậc A La Hán mà Tổ sư Minh Đăng Quang diễn tả rất gần gũi với đời sống con người mà không mất đi chánh nghĩa như trong kinh văn mà Đức Phật đã tuyên thuyết. Còn nói về Chơn Như Phật Tánh, trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã dạy: “Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa, đức vô lượng vô ngại lực, vô sở úy, thiền định, giải thoát tam muội, đều sâu vào không ngằn mé, trọn nên tất cả pháp chưa từng có”.
Đức Phật cũng đã nói về Chơn Như, Phật Tánh, trong một đoạn kinh khác: “Pháp đó không phải là suy lường phân biệt mà có thể hiểu được, chỉ có các Đức Phật mới biết được đó. Vì sao? Các Đức Phật Thế Tôn, chỉ do một sự nhơn duyên lớn mà hiện ra nơi đời…” .
Trong khi đó, Tổ sư Minh Đăng Quang đã đề cập đến ý nghĩa Chơn Như Phật Tánh như sau: “Thấy tánh thành Phật. Mà thấy tánh là thấy cái chơn như, không vọng động, thấy cái giải thoát các pháp, các sở chấp, do sự giác ngộ trí huệ là Phật của mình; chớ chẳng phải thấy bằng nói, nghe, chữ viết, suy gẫm tưởng tượng” . Ở đây chúng ta nhận thấy, những điều mà Tổ sư Minh Đăng Quang nói về Phật Tánh Chơn Như, ngài cho rằng “chớ chẳng phải thấy bằng nói, nghe, chữ viết, suy gẫm tưởng tượng”, đó là một cách diễn đạt lại lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa: “Pháp đó không phải là suy lường phân biệt mà có thể hiểu được”…
Một số nhà nghiên cứu gọi Thiên đường là Niết bàn, gọi địa ngục là ngục tối, cách gọi này cũng dễ khiến người ta ngộ nhận, dễ dẫn đến mê tín, ảo tưởng. Trong khi các nhà Phật học tiến bộ đã phê phán và đưa ra luận điểm của mình, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận về Thế giới Cực lạc thực chất đó là gì? Nó có ở đâu? Con người làm thế nào để đạt tới?...
Như vậy với Tổ sư Minh Đăng Quang, Tây phương Cực lạc là một xứ sở, ở đó con người sống có giới luật, giới năng sanh định, định năng minh tâm, minh tâm thì kiến tánh, mà kiến tánh tức là thành Phật. Một cách giải thích hết sức hợp tình, hợp lý, không những khế cơ, khế thời mà khế lý, nhất là giúp cho mọi người tin Phật sớm nhận được tự tánh của chính mình là cảnh giới cực lạc, để họ nỗ lực, tinh tấn xây dựng cõi nhân gian đầy khổ đâu thành thế giới an lạc, đúng với câu: “Phật hiệu Di Đà, pháp giới toàn thân tùy xứ hiện. Quốc danh Cực lạc, Tịch Quang chơn cảnh cá trung huyền”.
Ngài dạy: “Trong trường hợp Tăng già chia rẽ…, thì lột áo Tăng già, ấy không phải là vì ghét giận. Trong trường hợp Tông phái phân ranh…, thì việc đốt bàn thờ tông phái, không phải là vì ghét giận. Trong xã hội cũng vậy, một xã hội loạn ly, không thiện lành trong sạch, đàn áp phá sản thì chuyện bàn tay bóp chặt lọc dính lại, ấy không phải là sự ghét giận, mà là để chỉnh đốn xã hội tiến bộ…” , hay: “Thế thì nào tài trí, đức hạnh há phải chỉ đứng bên ngoài hay sao?”.
Qua đó cho thấy tư tưởng tiến bộ của Tổ sư, người đã cho thấy được một luận cứ vừa khế cơ, vừa khế lý, đặc biệt là kêu gọi sự sống chung hòa hợp, đoàn kết, không phân biệt tông phái để góp phần đem lại sức mạnh, vừa trang nghiêm Tăng đoàn, vừa thanh lọc xã hội, qua đó góp phần giành lại độc lập tự do cho dân tộc bằng đạo đức, bằng sự chấn hưng Phật giáo.
Xin nhắc lại, cái gọi là tư tưởng Đại thừa của ngài ở đây là không phân biệt Đại thừa hay Tiểu thừa mà là sự tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa giáo lý, giới luật, kinh điển và cách hành sự Tăng đoàn giữa hai trường phái Nam và Bắc truyền để nhằm tôn vinh đời sống tuệ giác của đức từ phụ Bổn sư cách đây đã hơn 25 thế kỷ.
Tư tưởng, đời sống phạm hạnh của đức Tổ Sư chẳng những đã góp phần to lớn vào công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt trong nửa đầu thế kỷ XX, mà còn làm cho bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam ngày càng lung linh, nguy nga, tráng lệ, đa dạng và phong phú. Hào quang của ngài không chỉ tỏa sáng trong thời kỳ ngài hành đạo, mà còn tiếp tục lan rộng trên khắp các vùng, miền đất nước Việt Nam thân yêu.
Thật vậy, chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy thế kỷ, đạo Phật Khất sĩ Việt Nam đã nhanh chóng lớn mạnh và hòa nhập vào dòng chảy của lịch sử Phật giáo Việt Nam qua từng thời kỳ ổn định và phát triển.
Đặc biệt là sự kiện lịch sử thống nhất Phật giáo toàn quốc năm 1981, tổ chức hệ phái Khất sĩ của Tổ sư Minh Đăng Quang đã trở thành một trong chín tổ chức thành viên thống nhất trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần đáng kể tô điểm cho trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam càng rực rỡ trên con đường hoằng dương chánh pháp, vươn tới tương lai.
Đó chính là tư tưởng Đại thừa “Nối truyền Thích Ca chánh Pháp”, noi theo gương Phật tăng xưa, dấn thân nhập thế phụng sự đạo đời của Hệ phái Khất Sĩ Việt Nam.
Thượng tọa Thích Huệ Thông
BÀI LIÊN QUAN
Trăng Đạo ( Ni trưởng Huỳnh Liên , 5663 xem)
Tầm Thầy ( Ni trưởng Huỳnh Liên , 6186 xem)
Mong Thầy ( Ni trưởng Bạch Liên , 6042 xem)
Đóng góp của Tổ sư trong việc chấn hưng Phật giáo Việt Nam ( Thượng tọa Giác Pháp , 7298 xem)
Những điểm nổi bật trong Chơn Lý Khất Sĩ ( Hòa thượng Giác Giới , 7329 xem)
Tinh thần “Khất sĩ Bồ tát” trong Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang ( Thượng tọa Giác Tây , 7191 xem)
Tôn Sư ví dụ ( Tỳ kheo Giác Nhường , 7086 xem)
Quan điểm của đức Phật và Tổ sư Minh Đăng Quang về con đường tu tập ( Ni sư Tín Liên , 11528 xem)
Đọc Chơn Lý Bát Chánh Đạo phần 4 ( Thượng toạ Minh Thành , 5932 xem)
Hạnh đức của Cư sĩ trong Chơn Lý ( Chùa Thuận Phước , 9398 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng