Trang chủ > Đức Tổ Sư > Bài Viết
Trăng Đạo
Xem: 5661 . Đăng: 15/03/2015In ấn
Trăng Đạo
Ni Trưởng Huỳnh Liên
(Kính dâng Sư trưởng Minh Đăng Quang)
Trăng bủa đức vì đâu chiếu sáng?
Phải chăng vì sứ mạng thiêng liêng.
Thương đời mù mịt tối đen,
Hóa thân làm một ngọn đèn sáng trưng?
Rải minh tuệ bao trùm sông núi,
Phóng hào quang chói lọi nước mây.
Ân nhuần nội cỏ ngàn cây,
Đức nhuần sanh loại tỉnh say giấc hoè.
Ai chẳng muốn gần kề ánh sáng?
Ai chẳng mong nương áng tuệ lành?
Trăng từ siêu thoát cao minh,
Lòng từ quan cố chúng sanh ân cần.
Không phân biệt kẻ bần người phú,
Không nại hà biển khổ rừng mê.
Thị thành, thôn ấp, sơn khê,
Lui lui, tới tới, về về, đi đi.
Vắng ánh tuệ sầu bi muôn kẻ,
Lộ bóng vàng vui vẻ cùng nơi.
Ân hồng chăm chút săm soi,
Ban vui dẹp khổ, ban tươi dẹp sầu.
Đuốc tuệ ánh làu làu rạng tỏ,
Hoa đàm gương rỡ rỡ tươi xinh.
Trí thần phổ chiếu viên minh,
Sáng soi bến tục, tịnh thanh cõi phàm.
Vì muôn chúng đành cam nhọc khổ,
Chẳng riêng mình tìm chỗ nghỉ ngơi.
Đông, Tây lặn lội đòi nơi,
Tấm thân dầu dãi khi vơi khi đầy.
Trăng rộng bủa đức dày tiết rạng,
Mây bỗng dưng kết thảm giăng sầu.
Huy hoàng đã hóa thâm u,
Thân đành mai một, nghiệp dầu phủ vây.
Nào chấp kẻ trí ngây phận nhỏ,
Những thương ai lấp ngõ ngăn đàng.
U minh dễ lấn hào quang,
Lành bền ngôi vị, dữ tan lũ bè.
Lâm cảnh khốn không hề nản chí,
Giữ mực thường nhứt trí lợi sanh.
Lòng vàng bủa đức hy sinh,
Tuệ vàng rải ánh quang minh cho đời.
Dầu lấy nước biển khơi làm mực,
Lấy cây rừng làm bút viết văn.
Luận đề như cát sông Hằng,
Cũng chưa giải hết ý trăng nhiệm mầu.
Lòng kính cẩn khấu đầu đảnh lễ,
Đức từ bi trí tuệ rải ban.
Nguyện xin nương ánh từ quang,
Nguyện xin thành bóng trăng vàng chiếu soi.
BÀI LIÊN QUAN
Tầm Thầy ( Ni trưởng Huỳnh Liên , 6186 xem)
Mong Thầy ( Ni trưởng Bạch Liên , 6038 xem)
Đóng góp của Tổ sư trong việc chấn hưng Phật giáo Việt Nam ( Thượng tọa Giác Pháp , 7294 xem)
Những điểm nổi bật trong Chơn Lý Khất Sĩ ( Hòa thượng Giác Giới , 7329 xem)
Tinh thần “Khất sĩ Bồ tát” trong Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang ( Thượng tọa Giác Tây , 7191 xem)
Tôn Sư ví dụ ( Tỳ kheo Giác Nhường , 7082 xem)
Quan điểm của đức Phật và Tổ sư Minh Đăng Quang về con đường tu tập ( Ni sư Tín Liên , 11524 xem)
Đọc Chơn Lý Bát Chánh Đạo phần 4 ( Thượng toạ Minh Thành , 5928 xem)
Hạnh đức của Cư sĩ trong Chơn Lý ( Chùa Thuận Phước , 9398 xem)
Con đường đạo Phật Khất Sĩ ( Sư cô Hằng Liên , 6789 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng