Trang chủ > Phật Học > Thiền

Thiền hơi thở và con đường tâm linh

Tác giả: Larry Rosenberg - Giác Kiến dịch.  
Xem: 8699 . Đăng: 23/07/2014In ấn

Thiền hơi thở và con đường tâm linh

Larry Rosenberg - Giác Kiến dịch

 Hơi thở là bạn trung thành nhất của nghệ thuật sống tỉnh thức.

Ban biên tập: Larry Rosenberg, người sáng lập Trung tâm thiền quán Cambridge ở Cambridge,  Massachusetts. Ông là một giáo sư tâm lý học của trường đại học Chicago và trường Y khoa Harvard, có nhiều năm kinh nghiệm thực hành và dạy thiền ở nhiều nơi, đặc biệt là phối hợp cả hai truyền thống Zen và Minh Sát để hướng dẫn thiền sinh. Trong cuốn “Living in the Light of Death” (Biết tử là bất tử), ông đã bàn đến vấn đề chết trong cõi sống này một cách sâu sắc và ý nghĩa. Tác giả viết “sự thật là cái chết không ở đó để đợi mình đi đến cuối con đường mà chết đồng hành với chúng ta trong mọi lúc mọi nơi, ngay từ giây phút vừa lọt lòng mẹ”. Rosenberg khuyên chúng ta hãy coi “cái chết như là một người thầy vĩ đại vì nó đã dạy cho chúng ta biết sống như thế nào”. Để bình an đón nhận cái chết, một sự thật không thể tránh khỏi, phương pháp quán sát thân, cụ thể là quán hơi thở, là liệu pháp vô cùng hiệu quả khi đối mặt với cái chết. Đoạn dưới đây, trích dịch từ cuốn sách trên, trình bày phương pháp quán hơi thở như là kim chỉ nam cho người thực hành có được cuộc sống bình an và ý nghĩa hơn.

Thiền là quá trình thanh lọc tâm và khai mở trí tuệ gồm hai yếu tố, định tâm và quán chiếu. Trong đó, ý thức hơi thở là bước thực tập căn bản. Hơi thở là đối tượng tập trung tâm ý rất hiệu quả. Hơi thở không phải là câu thần chú. Hơi thở là tự nhiên, không liên quan đến vấn đề văn hóa xã hội nào cả. Hơi thở cũng không phải là hiện vật mà chúng ta phải mang theo hay đặt để một nơi nào đó cho mục đích thực tập. Hơi thở rất tự nhiên và bất cứ ở đâu chúng ta cũng có hơi thở. Thở luôn luôn diễn ra trong hiện tại. Vì vậy hơi thở là cửa ngõ đưa ta về với giây phút hiện tại.

Chúng ta có thể ý thức hơi thở bất cứ lúc nào chứ không chỉ khi ngồi thiền. Tuy nhiên, để thực hành ý thức hơi thở một cách nghiêm túc và có phương pháp, chúng ta nên chọn một nơi yên tĩnh, ngồi với tư thế thật ngay thẳng, nhưng phải thoải mái. Chúng ta có thể ngồi xếp bằng trên gối nệm để dễ dàng giữ cột sống được thẳng; chúng ta cũng có thể quỳ bẹt dùng một cái bồ-đoàn thấp hỗ trợ dưới bàn tọa; hoặc chúng ta có thể ngồi trên ghế tựa buông thỏng hai chân chạm nền. Dù ở tư thế nào, thân thể chúng ta cũng đều trụ trên ba điểm chính một cách vững chắc như kiềng ba chân, và cần có sự tác ý vừa đủ để giữ lưng thẳng, buông thư mà không cứng nhắc.

Ngồi vững chãi rồi, chúng ta bắt đầu chú ý đến hơi thở, hoặc ở đan điền, hoặc ở vùng ngực, hoặc ở đầu mũi, tùy theo cảm giác cụ thể về hơi thở của mỗi người. [Mặc dù khi hành thiền, chúng ta không nên can thiệp vào hơi thở tự nhiên mà cứ để hơi thở diễn ra bình thường, nhưng lúc bắt đầu, chúng ta nên thở chậm và sâu. Thở vào, nên dừng một chút, rồi thở ra, dừng một chút, lại thở vào. Cứ thở như vậy, nhưng đừng ép.] Chúng ta chỉ theo dõi quá trình hít thở đơn giản này mà thôi. Hay nói cách khác, chúng ta đừng thở, mà hãy để hơi thở tự diễn ra. Chúng ta chỉ chú ý đến hơi thở tự nhiên đang diễn ra đó.

Theo dõi hơi thở là phương pháp thực hành rất căn bản và hiệu nghiệm. Đó là việc cả đời. Chúng ta càng ý thức rõ và liên tục về hơi thở chừng nào, chúng ta sẽ càng thấy hơi thở tự nó là tất cả. Ý thức hơi thở qua nhiều tháng, nhiều năm, chúng ta sẽ thấy rõ hơn tính toàn vẹn của hơi thở.

Ngồi vững chãi, bắt đầu chú ý hơi thở...

Khi thở, có hơi thở dài, có hơi thở ngắn. Đôi khi hơi thở chỉ diễn ra ở vùng ngực, có khi hơi thở xuống tới vùng bụng. Đôi khi hơi thở cạn và có áp lực, có khi hơi thở sâu và rất tự nhiên. Hơi thở có khi êm dịu, có khi dồn dập. Mỗi một lần ngồi, hơi thở có thể đa dạng như thế, chậm chí có thể có rất nhiều biểu hiện khác hơn nữa. Và như thế, chúng ta sẽ thấy rằng cũng chỉ là hơi thở thôi, nhưng chẳng có hơi thở nào giống hơi thở nào.

Tuy nhiên, tâm ý con người rất năng động và có thể hành hoạt đủ điều chứ không chịu theo dõi hơi thở mà thôi. Phần lớn chúng ta đều bị phân tâm dễ dàng, nhưng chúng ta không nhận ra điều đó cho đến khi chúng ta bắt đầu cố gắng làm một việc rất đơn giản, đó là thở. Dường như tâm chúng ta đã quen nghĩ tưởng. Hết nghĩ điều này đến tưởng chuyện khác. Nhưng không sao, tâm ý hành hoạt như thế không phải là vấn đề, mà ý thức được như vậy là một sự khám phá mới đó. Chúng ta đang phát hiện ra tâm ý chúng ta đang đi hoang đó.

Nhưng ở giai đoạn thực tập này, chúng ta không cần quan sát quá kỹ tâm tưởng trôi dạt của mình. Khi chúng ta nhận ra rằng tâm mình đang trôi dạt, chỉ biết vậy, rồi trở về với hơi thở đơn giản mà không phiền hà hay đánh giá gì cả. Có thể có những lần ngồi, dường như chúng ta chỉ làm có một việc duy nhất là liên tục nhận ra tâm ý trôi dạt rồi đưa tâm ý trở về với hơi thở. Khi thực hành tiến bộ rồi, chúng ta có thể duy trì ý thức hơi thở lâu hơn. Nhưng thế nào cũng được, không sao cả. Thực hành ý thức hơi thở không phải là sự thi thố, nên chúng ta không cần đấu tranh. Mà thay vì thế, chúng ta chỉ cần nhận ra rằng chính ý thức về sự vọng động của tâm mình đã là một sự thực hành xứng đáng rồi. Quên ý thức hơi thở không phải là lỗi, cũng không phải là dấu hiệu yếu kém. Đơn giản là phải ý thức được hơi thở, và khi nhận ra mình quên, thì trở về vậy thôi.

Cốt yếu của thiền định là để định tâm. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta không thể tránh khỏi những tâm tưởng vọng động nảy sinh khi hành thiền, chẳng hạn cảm giác đau trên thân, hay một niệm tưởng sân giận hoặc lo sợ trong tâm. Có khi một ý tưởng hay trạng thái cứ xuất hiện đi xuất hiện lại như thể đến để lôi chúng ta khỏi hơi thở. Vậy nên, trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập, chúng ta có thể mở rộng phạm vi ý thức đến các ý tưởng lao xao đó. Chúng ta có thể tạm thời rời hơi thở để chú ý vào ý tưởng hay trạng thái đang lôi kéo sự chú ý của mình. Chúng ta ý thức về đối tượng đó giống như cách chúng ta ý thức về hơi thở vậy. Ý thức như vậy cũng thường có tác dụng làm cho các ý tưởng hoặc trạng thái đó dừng lại và tan dần đi. Khi nó mất tác dụng lôi cuốn rồi thì chúng ta có thể trở lại ý thức về hơi thở.

Người bắt đầu thực hành thiền thường hỏi mỗi lần ngồi nên ngồi bao lâu. Tùy vào hành giả thôi. Trong khóa học Thiền căn bản mười tuần mà tôi hướng dẫn, tôi thường cho thiền sinh bắt đầu ngồi chừng 15 phút rồi lần lần cố gắng ngồi cho được một tiếng đồng hồ, bởi trong khoảng thời gian học này, ở nhà, họ cũng ngồi thiền thường xuyên. Trong các khóa tu thì hầu hết mỗi lần ngồi là 45 phút, có khi đến một tiếng. Tôi thường khuyến khích người bắt đầu nên ngồi lâu hơn cái khoảng thời gian mà họ ấn định một chút, để tự mình khỏi bị kẹt vào hoặc nhàm chán với cái ‘phải’ làm. Nếu không thấy vui trong nỗ lực của mình, người thực tập sẽ chán; nếu thực tập đòi hỏi quá nhiều nỗ lực, người thực tập rất có thể bị nản lòng và bỏ cuộc.

 Cần lưu ý rằng, dù thời ngồi thiền dài hay ngắn, ngồi xong, không có nghĩa là thôi tỉnh thức. Điều chính yếu của thực hành tỉnh thức là tập cho ý thức luôn có mặt trong mọi tình huống. Khi nói chuyện, khi ăn uống, khi tắm giặt, chúng ta ý thức các thao tác của mình giống như chúng ta ý thức hơi thở khi ngồi thiền vậy. Ngồi và theo dõi hơi thở có thể xem như là cách thực tập tỉnh thức dễ nhất, vì nó quá đơn giản. Mục đích chính là làm sao sống tỉnh thức trong mọi sinh hoạt của mình.

Cũng có người hỏi nên thực tập bước đầu tiên này bao lâu thì chuyển qua bước tiếp theo. Ừ, câu hỏi này cần đó. Tôi thường trả lời rằng chúng ta nên thực tập ý thức hơi thở cho đến khi nào chúng ta thấy mình ý thức hơi thở khá tốt, tức là đã được sự an tịnh và quân bình ở mức độ nào đó nhờ ý thức hơi thở. An tịnh và quân bình không có nghĩa là sự vắng mặt hoàn toàn các ý tưởng lao xao, mà là khả năng nhận diện các ý tưởng khá nhanh khi chúng xuất hiện và lập tức trở về ý thức hơi thở. Ý tưởng vẫn có đó, nhưng chúng ta có thể để cho nó đến rồi đi mà chúng ta không hề bị vướng vào.

Trong khóa học Thiền căn bản mười tuần, tôi thường chuyển sang bước thứ hai sau tuần thứ bảy hoặc thứ tám. Trong khóa tu chín ngày - trong khóa này thiền sinh ngồi thiền hầu như suốt ngày - thì sau ngày thứ ba hoặc thứ tư sẽ chuyển sang bước thứ hai. Tuy nhiên, thiền sinh không bắt buộc phải chuyển từ bước thứ nhất sang bước thứ hai, tôi luôn cho họ biết như vậy. Nếu họ muốn tiếp tục ý thức hơi thở, vẫn tốt. Ý thức hơi thở không phải là lớp mẫu giáo. Như tôi đã nói, ý thức hơi thở là phương pháp thực tập rất căn bản và hiệu nghiệm. Thực tập càng chuyên, hiệu nghiệm càng cao. Không nhất thiết phải chuyển bước gì cả. Thực hành ý thức hơi thở thôi cũng có thể đạt được giác ngộ.

Ở bước thứ hai thì phạm vi ý thức rộng hơn nhiều. Nói chính xác hơn, bước này dẫn đến sự ý thức tuyệt đối vô hạn. Với phương pháp này, chúng ta bắt đầu ngồi thiền bằng sự tập trung tâm ý vào hơi thở, nhưng khi chúng ta đã đạt được sự an tịnh ở mức độ nào đó rồi, chúng ta sẽ có khả năng ý thức rất rõ bất cứ điều gì xảy ra, trên thân, trong tâm hoặc xung quanh. Chúng ta vẫn ý thức hơi thở và xem nó như một cái neo, rất nhiều người thực hành như vậy. Nhưng cũng có người thấy không cần thiết phải neo ý thức vào hơi thở.

Bây giờ chúng ta đã đủ khả năng tiếp xúc với những biểu hiện mà chúng ta cho là lao xao trước đây, đó là những ý tưởng hay trạng thái đã lôi mình khỏi hơi thở. Trước đây, những biểu hiện đó là cả phần nền trong khi hơi thở chỉ đi qua trên bề mặt. Còn bây giờ, có lẽ, hơi thở đã trở thành nền móng và những biểu hiện đó chỉ đi qua trên bề mặt. Hoặc có thể nói, khi thực tập đã trở nên tinh tế hơn, không có cái gọi là nền móng hay bề mặt gì nữa cả, mà chỉ có những hiện tượng sinh khởi trong cùng một thể thống nhất mà thôi.

Có thể là tiếng động, ví dụ chúng ta ngồi ở đâu, ngay cả trong phòng thiền yên vắng, chúng ta vẫn nghe có âm thanh hoặc bên trong phòng hoặc từ ngoài phòng. Có thể là cảm giác trên thân, một cảm giác đau đớn căng thẳng hoặc thư giãn dễ chịu. Có thể là có mùi hương hay làn gió nhẹ lướt qua. Có thể là những ý tưởng. Như khi chúng ta đang ý thức hơi thở, chúng ta không muốn bị cuốn theo dòng ý tưởng, nhưng chắc chắn chúng ta biết có những ý tưởng khởi sinh trong tâm thức. Có thể có những trạng thái tâm lý phức tạp kết hợp giữa những ý tưởng trong thân và cảm giác trên thân như trạng thái sợ sệt hay buồn nản.

Thực hành tĩnh thức sẽ giúp ta đi trọn con đường tâm linh

Quá trình theo dõi các hiện tượng này nảy sinh và tan biến phức tạp hơn nhiều so với theo dõi hơi thở. Theo dõi hơi thở chính là bước đầu dẫn đến quá trình thực tập phức tạp này. Có lúc nó trở nên quá phức tạp, quá nhiều hiện tượng nảy sinh cùng lúc và dường như chúng ta lạc vào trong đó. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên trở về hơi thở, tập trung ý thức hơi thở để cho tâm an tịnh trở lại. Sự trở về này không phải là thất bại. Mà đó là trí tuệ: tự mình thấy biết các hiện tượng và biết phương pháp nào là phương pháp thực tập tốt nhất cho chính mình.

Nhìn theo cách khác, những gì tôi trình bày ở đây không có phức tạp hay khó khăn gì cả. Những gì chúng ta đang học, bắt đầu với ý thức hơi thở, là một nghệ thuật ngưng hoạt động, ngưng dần cho đến khi chúng ta không làm gì nữa hết, chỉ tỉnh thức, mặc cho các hiện tượng tâm lý sinh khởi. Không hề có sự phân tán nữa, chúng ta chỉ tỉnh thức về các hiện tượng tâm lý của mình như nó đang là. Không có sự trông mong. Chúng ta chỉ biết những gì có mặt như nó là. Đó là sự sống của chúng ta ngay trong giây phút hiện tại. Chúng ta có thói quen luôn hoạt động để thay đổi môi trường, cải thiện tình huống, do đó không hoạt động gì cả dường như là một việc khó. Thực ra không có gì khó hơn việc này. Chúng ta chỉ ngồi và cứ để thế giới quanh ta biểu hiện.  

Thực tập như vậy dần dần chúng ta sẽ thấy hai bước thực hành này – định tâm và quán chiếu – không phải là dễ hay khó, căn bản hay chuyên sâu nữa, mà là hai phương cách thực hành. Có lúc cần thực tập định tâm, có lúc cần thực tập quán chiếu. Chúng ta sẽ bắt đầu thấy đây là một nghệ thuật, đi từ ý thức hơi thở đến sự ý thức rộng hơn, hoặc đôi khi, phải trở lại với hơi thở. Định tâm và quán chiếu hỗ trợ nhau như tay trái với tay phải vậy. Tâm định tĩnh nhìn sự vật hiện tượng sáng tỏ hơn. Và sự sáng suốt sẽ làm cho tâm định tĩnh. Không cần thiết phải có sẵn một phương pháp tuyệt hảo nào cả. Vì chẳng có sự tuyệt hảo nào giữa thế gian này đâu. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy có sự dừng lại của sự thực hành tỉnh thức. Thực hành tỉnh thức tự nó sẽ đưa ta đi trọn con đường, đó là con đường tâm linh.

---oOo---

Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ

BÀI LIÊN QUAN

Thiền: Sự chú ý đơn thuần và trạng thái tỉnh giác  ( Thượng tọa Minh Thành dịch , 87518 xem)

Hồi quang phản chiếu & Phản quan tự kỷ  ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 11828 xem)

Một tuần với khoa học yên lặng: Thanh tịnh tâm và giải thoát cái tôi  (Daniel Siegel - Liên Trí dịch , 8054 xem)

Thiền định - Những trải nghiệm ở Miến Điện  ( Hòa thượng Giác Thường , 11711 xem)

Tu theo Số Tức Quan  ( Hòa thượng Giác Dũng , 8485 xem)

Thiền quán  ( Thượng tọa Giác Trí , 6280 xem)

Nhận thức thiền trong cuộc sống  ( Tỳ kheo Giác Nhường , 6248 xem)

Vài nét về khóa tu thiền thất  ( Huệ Kính , 5998 xem)

Thiền định  ( Ni sư Minh Liên , 7206 xem)

Phương pháp tu thiền định từ Trú Độ Thọ đến thành tựu Kiến và thể nhập Chánh Pháp  ( Hòa thượng Giác Toàn , 7650 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ