Trang chủ > Phật Học > Thiền
Nhận thức thiền trong cuộc sống
Xem: 5418 . Đăng: 10/07/2014In ấn
Nhận thức thiền trong cuộc sống
TK. Giác Nhường
Thiền là nghệ thuật nhìn thấu suốt bản tính của chính mình và bản chất của cuộc sống mà mỗi người chúng ta đang hiện hữu. Thiền là phương pháp thực tập đưa tâm trở về với thân để làm chủ sự sống trong từng giây phút hiện tại. Hoặc có thể nói, thiền là phương pháp quan sát thân tâm để thấu hiểu bản chất của đời sống và làm chủ ý nghĩ và hành vi của mình trong từng giây phút của cuộc sống hằng ngày.
Thực tập thiền trong cuộc sống tức là chúng ta đang thực tập những đức tính khoan dung, nhẫn nại, khắc chế và điều chỉnh, rèn luyện và nung đúc những đức ấy của thân tâm. Thiền tập cho ta cái nhìn sâu sắc của thế giới nội tâm và ngoại cảnh, từ đó có được sự thảnh thơi, vững chãi và thích ứng được những thay đổi của hoàn cảnh, của điều kiện tự nhiên; có khả năng chủ động được về sự chi phối của hiện tượng sanh diệt, nhân quả, luân hồi.
Từ góc độ nhận thức về những tư duy và hành vi trong cuộc sống, thiền là một dạng nhận thức. Bởi vì trong khi thực tập, bản thân người ấy phải hoàn toàn tự có trách nhiệm của quá trình tầm sát về sự vận động của thân và tâm. Vì thế, có thể nói thiền chính là thực tập trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ của lục độ. Theo đó, thiền chính là một nghệ thuật sống, tức là nó không thể thoát ly cuộc sống xã hội, là sự kết hợp chặt chẽ giữa đời sống thường ngày và tịnh hóa thân tâm, Tổ sư Minh Đăng Quang dạy "Phép tu phải có động tịnh tập lần từ chút cho quen, chớ khá ham mê thái quá, mà ra tù túng, bẩn chật"[1], đó chính là quan điểm "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác".
Định lực của thiền có khả năng làm thay đổi những thói quen do sự huân tập của sở thích, của bản năng từ những hiện tượng thô như lời nói, hành vi và cả những hiện tượng vi tế như tư duy của mỗi cá thể trong cuộc sống;định lực của thiền có khả năng thay đổi những bản tính tiềm tàng trong nội tâm của chính chủ thể. Tổ sư Minh Đăng Quang cho rằng: "Định là một năng lực mạnh mẽ nhất, định là sanh mạng của thân tâm trí ta".[2] Nhưng để có được định lực này của thiền thì hành giả phải thường xuyên tầm sát, quán niệm và duy trì được sự tỉnh giác của chánh niệm, chánh hạnh và chánh tư duy trong cuộc sống hàng ngày. Tổ sư dạy: "Muốn định là phải ngăn ngừa ác và tránh xa chỗ ồn ào, tức là giữ giới luật, tự ta chế ra giới luật cho ta, để bảo tồn định, có định mới không còn phiền não, vô ích tai hại."[3] Tuy nhiên, "Muốn nhập định không phải một lần mà được định. Chúng ta phải dò lối, bước đi từng bước và tập lần lần"[4].
Nói tóm lại, thiền không phải là để đạt đến một cảnh giới Niết-bàn trong tương lai, mà thiền là một nghệ thuật, một thái độ sống hoàn toàn có khả năng đạt được Niết-bàn trong giây phút hiện tại. Có thể nói, Niết-bàn ấy chính là chỉ cho sự đoạn trừ được những tham dục, những sân hận và những hành vi thiếu tỉnh giác; Niết-bàn ấy là một trạng thái tịch diệt vô nhiễm, vô chấp của ngã và ngã sở. Tổ sư cho rằng "Niết bàn là nơi rốt ráo quyết định, là cảnh giới nhứt định. Cái tâm đã ấn định không còn dời đổi, hay là ý đã ở trong cái chơn như không còn vọng động..."[5]. Như vậy, thiền chính là nghệ thuật của cuộc sống, khi và chỉ khi trong quá trình sống ấy luôn luôn có sự xuất hiện của định và tuệ.
[1] Chơn Lý I, Nhập Định, tr. 382.
[2] Sđd, tr. 356.
[3] Sđd, tr. 357.
[4] Sđd, tr. 368.
[5] Sđd, tr. 363.
---oOo---
Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ
BÀI LIÊN QUAN
Vài nét về khóa tu thiền thất ( Huệ Kính , 5130 xem)
Thiền định ( Ni sư Minh Liên , 4986 xem)
Phương pháp tu thiền định từ Trú Độ Thọ đến thành tựu Kiến và thể nhập Chánh Pháp ( Hòa thượng Giác Toàn , 5894 xem)
Thiền Vipassana - Một nghệ thuật sống ( Sư cô Hằng Liên , 5186 xem)
Pháp môn Chăn trâu ( Cư sĩ Chính Trực , 5098 xem)
Tranh Chăn Trâu Đại Thừa Thiền Tông ( Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ , 5722 xem)
Thiền sư Liễu Quán, chùa Thiền Tôn - Huế ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu , 4388 xem)
Đường lối thực hành tham Tổ sư Thiền ( Hòa thượng Thích Duy Lực , 4217 xem)
Pháp dạy người của Thượng sĩ Tuệ Trung ( Hòa thượng Thích Đức Thắng , 4382 xem)
Thiền sư Dōgen, sơ tổ tông Tào Động Nhật Bản ( Tâm Thái , 4535 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL.2567 - DL.2023
Được sự cho phép của Giáo hội và Chính quyền các cấp, mỗi năm chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG TRỤ TRÌ vào đầu mùa An cư, nhằm hỗ trợ các vị trụ trì, các vị Tỳ-kheo thấm nhuần giáo pháp đức Thế Tôn, đường lối của Tổ sư Minh Đăng Quang, cách quản trị một ngôi Tam bảo, góp phần làm cho Phật pháp được quang huy, báo đền ân đức Tam bảo.
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ