Trang chủ > Phật Học > Thiền

Vài nét về khóa tu thiền thất

Tác giả: Huệ Kính.  
Xem: 5324 . Đăng: 09/07/2014In ấn

Vài nét về khóa tu thiền thất

Huệ Kính

Khóa tu thiền thất được tổ chức vào ngày 18 tháng 2 đến ngày 26 tháng 2 năm 2010 (nhằm ngày mùng 5 đến ngày 13 tháng Giêng năm Canh Dần) tại Tịnh xá Ngọc Đà, số 02, Tô Vĩnh Diện, P.7, Đà Lạt, Lâm Đồng. Với sự chứng minh của Hòa thượng Thích Giác Dũng – Trưởng Giáo đoàn III, Hệ phái Khất sĩ; Trưởng ban Tổ chức khóa tu – TT. Thích Giác Minh – Trụ trì Tịnh xá Ngọc Đà; ĐĐ. Thích Giác Hoàng – Giáo thọ hướng dẫn khóa tu.

Khóa tu này được thực tập trong 7 ngày 8 đêm. Hai ngày đầu tiên chúng con được hướng dẫn quan sát hơi thở ra vô nhằm nhận diện hơi thở diễn ra như thế nào. Chúng dài ngắn, thô tế, nóng lạnh… ra sao nhằm củng cố chánh niệm, tỉnh giác. Hơi thở là đối tượng đầu tiên để hướng hành giả tiến tu trên lộ trình thiền tập Tứ niệm xứ. Ngoài ra, quán bốn oai nghi và các tiểu oai nghi được hướng dẫn khi đi thiền hành, khi nhận thực phẩm, ăn cơm đều được ứng dụng triệt để.

Qua ngày thứ ba và thứ tư, chúng con được hướng dẫn “quán cảm thọ trên các cảm thọ”. Trên từng chi phần nơi thân, hành giả hướng tâm lần lượt từ trên đỉnh đầu xuống cổ rồi lần lượt qua hai cánh tay, ngực, bụng, lưng… cho đến hai bàn chân và ngược lại. Cứ “quét” lần lượt như thế giúp hành giả nhận diện các cảm thọ trên từng phần nơi thân. Tuy nhiên, hành giả phải thực sự tỉnh thức rằng các cảm thọ dù lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ, chúng đều chóng vánh, vô thường, sanh diệt. Chúng do các yếu tố sắc đại và sự nhận biết của tâm hợp thành. Chúng đến rồi đi, như những hiện tượng vốn có đặc tính sanh diệt trong cuộc sống. Chính phương pháp quán niệm cảm thọ này, hành giả mới có cơ hội nhìn thấy những phiền não vi tế, ngủ ngầm nằm ẩn núp trong tận cùng của tâm thức mới trồi đầu lên với những phản ứng khó chịu hay dễ chịu. Các cảm thọ dễ chịu xuất hiện, tâm hành giả liền hoan hô, ủng hộ, và ngược lại các cảm thọ khó chịu xuất hiện thì tâm khó chịu, bực bội liền xuất hiện; nhưng đối với tâm hành giả huấn luyện như thế nào để không bị chi phối bởi các cảm thọ này, mà thiết lập được cái nhìn hoàn toàn khách quan về chúng.

Đến ba ngày cuối thì thiền sinh được học và thực hành hai bài niệm tâm và niệm pháp. Bất kỳ ý niệm nào khởi lên trong tâm, hành giả đều biết rõ và kiểm soát chúng, dù đó là niệm thương hay niệm ghét, niệm thiện hay niệm ác,… không cho chúng tự do tung hoành làm chủ lấy sinh mạng của mình. Còn niệm pháp được chia thành 5 nhóm: Niệm năm triền cái, năm uẩn, sáu nội xứ và sáu ngoại xứ, bảy phần Bồ-đề và Bát chánh đạo. Nhưng vì thời gian có giới hạn, nên vào giai đoạn niệm Pháp này, hành giả được hướng dẫn quán 6 nội xứ và 6 ngoại xứ, thấy rõ bản chất vận hành của 6 nội xứ khi nó tiếp xúc với 6 ngoại xứ như thế nào. Trong năm nhóm này, năm triền cái, ngũ uẩn hay trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, hoặc chánh ngữ, chánh mạng… được giảng giải ngay từ những ngày đầu tiên. Quả thật pháp niệm thân cũng không tách rời pháp niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp và tương tự, khi niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp cũng có ba pháp còn lại.

Bên cạnh đó, Đại đức còn hướng dẫn chúng con tu tập thiền minh sát, tu tập theo các oai nghi đi đứng nằm ngồi, mà ngay cả những lúc ăn cơm hay lao tác. Để ôn lại và thực hành theo truyền thống Phật Tăng xưa do chư Tổ nối truyền, đặc biệt Tổ sư Minh Đăng Quang – vị khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam – phát nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp,” chúng con Tăng Ni và Nam nữ Phật tử hành giả trong khóa Thiền được thực hành hạnh trì bình khất thực dưới sự dẫn đoàn của Thượng tọa trưởng ban tổ chức, mang ý nghĩa:

Một bát cơm ngàn nhà

Thân chơi muôn dặm xa

Muốn thoát vòng sanh tử

Mây trắng hỏi đường qua.

Ngoài ra, giáo thọ sư đã hướng dẫn chúng con tu tập rải tâm từ vào ngày thứ năm, nhằm thiết lập sự bình an của tự thân và hóa giải những oán kết trong các mối quan hệ phức tạp của cuộc sống.

Hạnh phúc thay cho chúng con những thời khóa thiền tập, những giờ pháp đàm, những trao đổi những kinh nghiệm, những giờ sám hối, những lúc rải tâm từ, những thời kinh cầu nguyện âm siêu dương thới dưới ngôi Tịnh xá đã giúp chúng con nhìn lại được chính mình. Mình chỉ là một phần tử rất nhỏ trong cái chung của mọi người và mọi loài, không thể sống tách rời mà tồn tại, mà tiến tu giải thoát được. Ngay đây chúng con mới thật sự hiểu rõ về lời của Tổ sư Minh Đăng Quang từng dạy rằng: “Cái sống là phải sống chung, cái biết là phải học chung, cái linh là phải tu chung!”

Vâng, đúng vậy, trong hội chúng, dưới bóng mát của cây đại thọ, trong sự che chở của Thượng tọa, của đại đức giáo thọ sư, hàng Tăng Ni và Phật tử chúng con được sống chung, học chung, tu chung, ăn chung… nhưng ai ai cũng đều hoan hỷ, phấn đấu để đồng chúng, đồng tiến tu giải thoát. Bấy nhiêu đó đã cho chúng con thật nhiều niềm tin, như tin vào Đức Phật là bậc giải thoát hoàn toàn sầu bi khổ ưu não; tin vào giáo Pháp có khả năng giúp chúng sinh vượt khổ sầu bi, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn; tin vào Tăng là đoàn thể thanh tịnh, là bậc sống với chánh hạnh, trực hạnh và như lý hạnh, là người thay mặt Phật, để hoằng hóa độ sinh; và quan trọng hơn là tin vào chính bản thân mình có khả năng hiểu được chánh pháp, có khả năng tu tập thiền quán, tin rằng mình trưởng thành hơn về nhận thức tâm linh, hiểu biết hơn con đường tìm về nẻo giác, an vui hơn trong đời sống hiện tại.

Qua bảy ngày thiền tập dưới sự bảo bọc của Thượng tọa trưởng ban và của Đại đức giảng sư, chúng con đã được thấm nhuần pháp âm nhiệm mầu của giáo pháp. Khóa tu thiền này đã tạo cơ duyên cho nhiều Tăng Ni và cư sĩ đến tham dự, nhất là đối với những vị không có nhiều thời gian, phải tảo tần một nắng hai sương để lo vật chất cho gia đình, hay những vị làm cơ quan nhà nước, giảng viên… Trong khóa tu này, họ đã dõng mãnh phát tâm thực tập và tự bản thân thấy được sự nhiệm mầu của Chánh pháp mà bấy lâu nay họ tìm nhưng chưa gặp. Với bao vui mừng trong từng nụ cười, từng ánh mắt hay đọng lại trong từng giọt nước mắt, chứa đựng tất cả sự hạnh phúc, sự kính trọng về giáo pháp, về vị thầy hướng dẫn. Nó đã giúp họ xua tan bao muộn phiền, bao tâm sự, bất an; hay bớt đi những bệnh lý thuộc về thân như bao tử, đốt xương cổ, gai cột sống…

Do vậy, thiền tập là pháp môn không thể thiếu của bất kỳ hành giả nào trên lộ trình tiến tu giải thoát. Muốn thiền định tốt phải có giới, muốn có tuệ giác thì phải có định. Ba môn học này liên hoàn với nhau, trợ giúp hành giả tìm về nguồn uyên nguyên tự tánh của chính mình. Đây là một khóa tu thật ý nghĩa, bổ ích, nhằm tu sửa thân tâm, hưởng được hương vị pháp bảo ngay trong hiện tại. Rất mong có nhiều khóa tu được tổ chức ở nhiều nơi, có nhiều vị hướng dẫn để đem giáo pháp của chư Phật đã để lại cho chúng ta vào trong cuộc đời, để nhiều người cùng biết, cùng tu, cùng an vui, cùng hạnh phúc.

---oOo---

Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ

BÀI LIÊN QUAN

Thiền định  ( Ni sư Minh Liên , 5666 xem)

Phương pháp tu thiền định từ Trú Độ Thọ đến thành tựu Kiến và thể nhập Chánh Pháp  ( Hòa thượng Giác Toàn , 6078 xem)

Thiền Vipassana - Một nghệ thuật sống  ( Sư cô Hằng Liên , 5554 xem)

Pháp môn Chăn trâu  ( Cư sĩ Chính Trực , 5814 xem)

Tranh Chăn Trâu Đại Thừa Thiền Tông  ( Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ , 5902 xem)

Thiền sư Liễu Quán, chùa Thiền Tôn - Huế  ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu , 4688 xem)

Đường lối thực hành tham Tổ sư Thiền  ( Hòa thượng Thích Duy Lực , 4377 xem)

Pháp dạy người của Thượng sĩ Tuệ Trung  ( Hòa thượng Thích Đức Thắng , 5126 xem)

Thiền sư Dōgen, sơ tổ tông Tào Động Nhật Bản  ( Tâm Thái , 4731 xem)

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ Thẳng  ( Hòa thượng Thích Đức Thắng , 5393 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ