Trang chủ > Phật Học > Thiền
Thiền định - Những trải nghiệm ở Miến Điện
Xem: 9457 . Đăng: 10/07/2014In ấn
Thiền định - Những trải nghiệm ở Miến Điện
HT. Giác Thường
Miến Điện là một quốc gia Phật giáo chiếm 85% dân số, là nơi tập trung nhiều trung tâm thiền. Ở đó chuyên thực hành, hành trì pháp thiền Tứ niệm xứ, từ lâu tôi đã nghe đến và tôi rất quan tâm. Vì thế tôi mong mình sẽ được đến Miến Điện một lần để thăm viếng và học hỏi. Cuối cùng thì điều mong ước của tôi đã được thực hiện. Vào đầu tháng 10 năm 2003, tôi đã đến Miến Điện cùng với sư Khải Minh ở chùa Bửu Quang, Thủ Đức. Chúng tôi đã viếng thăm thiền viện Shwe-oo-win gần thủ đô Yangon và đã được vào tu tại đó. Chúng tôi tu chung với thiền sư, thiền sinh thuộc thiền viện, cùng nhiều thiền sinh khắp mọi miền đất nước Miến Điện và thiền sinh ở các quốc gia khác nhau trên thế giới như: Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Đức, Sri Lanka, Ấn Độ, Thụy Sĩ, Mỹ, Việt Nam. Thiền viện Shwe-oo-win là một trong những thiền viện thực tập theo Tứ niệm xứ (Vipassana). Có nhiều thiền viện khác hành theo Vipassana như Mahasi, Panditarama, Chamyay yeitha. Mỗi thiền viện chỉ thực hành một pháp trong bốn pháp Tứ niệm xứ. Thiền viện tôi vào tu thực hành pháp niệm tâm, tức giữ chánh niệm và tỉnh giác với từng cử chỉ, hành động khi bắt đầu thức dậy cho đến hết ngày. Ở Shwe-oo-win, thiền sinh phải chú ý ghi nhận những gì tâm mình phát sinh trong lúc đang tiếp xúc với hiện tiền. Nếu không ghi lại những cảm nhận hiện tại đó thì chiều tối đến thời trình pháp các vị thiền sư hỏi thì chẳng biết lấy gì mà trình, nếu dùng kiến thức hiểu biết qua kinh sách mà thuật lại thì thiền sư họ biết liền và dĩ nhiên họ không chấp nhận, xem như mình thiếu chánh niệm hiện tiền.
Cổng Thiền viện Shwe Oo Min
Với sự thực hành chánh niệm như thế giúp thiền giả nhiếp phục được tâm mình. Tôi xin đơn cử một việc nhỏ về chánh niệm trong sự ăn uống hàng ngày. Tại thiền viện đều dùng thức ăn mặn, tôi thì ăn chay nên đương nhiên mùi đồ mặn không phù hợp, nhưng đến giờ ăn thường là đúng ngọ 11 giờ, tôi vẫn mang bình bát đến phòng ăn cùng đại chúng. Mắt thấy thịt, mũi ngửi biết mùi thịt, thấy biết rõ ràng nhưng tâm luôn trong chánh niệm, không khởi sự khó chịu vì chúng là nguyên nhân của sân, đưa đến đau khổ. Ngược lại, có hôm Phật tử Việt Nam cúng dường họ biết có thiền sinh ăn chay nên cúng rất nhiều món chay. Khi bước vào phòng ăn, trước mặt mình nhiều món chay ngon, đặc biệt, nhưng nhờ chánh niệm hiện tiền không để thực phẩm chi phối tâm, nên không sanh sự vui thích khi biết thức ăn hợp với mình. Nếu sanh sự vui thích sẽ sanh tâm tham nhiễm. Tất cả mọi hiểu biết tiếp xúc từ lục căn với lục trần hằng ngày đều như vậy.
Chư Tăng khất thực mỗi sáng
Giờ nhận thực phẩm tại thiền viện
Giờ thọ thực tại Trai đường
Qua kinh nghiệm trên mới thấy rằng: Tâm với pháp hành thiền để chuyển hóa tâm hữu lậu thành vô lậu là quan trọng nhất. Như vậy dầu ăn chay hay ăn mặn mà không chánh niệm tỉnh giác, để cho tâm tham đắm vào món ăn thì chính tâm tham đó làm cho sa đọa vào đường đau khổ. Như Sa Di Luật Giải nói, có một vị Sa di chỉ tham đắm một thứ tương, mà khi chết phải bị đọa làm con giòi trong hũ tương, lại có một vị Tỳ kheo ưa thích một thứ nấm mà khi chết đọa lại làm loại nấm (câu chuyện Thiền tông).
Môi trường và cách hành thiền ở Miến Điện tôi rất thích, nó thiết thực, rất hữu ích, rất kết quả. Hành thiền như thế sẽ giúp mỗi một cá nhân có thể quán chiếu cuộc sống hiện tiền của chính mình, chế ngự được dục tham... đạt được tâm minh sáng, tận trừ mọi khổ. Ngay chính thời Đức Phật và chư Thánh đệ tử của Ngài cũng rất chú trọng vào vấn đề này, chú trọng pháp hành thiền để diệt khổ ngay trong hiện tại. Điều ấy đã được nói rõ qua các bài kinh Nikaya như kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm, kinh Thân Hành Niệm thuộc kinh Trung Bộ do HT. Thích Minh Châu dịch. Ngày nay hiếm có quốc gia nào mà toàn thể Phật giáo duy trì và phát triển mạnh mẽ chánh pháp thời Đức Phật tại thế như ở Miến Điện. Đất nước họ nhờ gìn giữ truyền thống pháp tu thiền Tứ niệm xứ và Kinh tạng Nguyên thủy, nên người Phật tử nước họ ít rơi vào tà kiến, mê tín, nghi lễ rườm rà, mang tính chất tín ngưỡng. Tôi có dự một buổi lễ tưởng niệm ngày vị thiền sư ở thiền viện viên tịch, ngày 20 tháng 11. Hôm đó tất cả thiền sư xuất gia và cư sĩ đều vào trong thiền thất của cố thiền sư để ngồi thiền, ngồi hơn một giờ rất trang nghiêm, yên tĩnh, vô cùng an tịnh. Họ đem công đức ngồi thiền đó cúng dường lên cố thiền sư. Sáng hôm sau, sau giờ ngồi thiền có một vị pháp sư vào giảng một thời pháp gần 2 tiếng đồng hồ, giảng xong đến giờ trưa tất cả vào trong trai đường dùng cơm trong im lặng. Không nghi lễ rườm rà mang màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng nào hết. Vì thế, người Phật tử Miến Điện họ hiểu và thực hành Phật pháp rất đơn thuần giản dị, nên trong nếp sống sinh hoạt hàng ngày nhìn họ rất từ hòa, không cầu kỳ tranh chấp. Do vậy, mặc dù đất nước Miến Điện còn nghèo nhưng những tệ nạn xã hội ít xảy ra, trật tự an ninh rất tốt. Đất nước kinh tế còn khó khăn nhưng tại các trường đại học Phật giáo tất cả sinh viên trong nước hay ngoại quốc đều được miễn phí mọi mặt. Họ được lo ăn uống, nơi ở, sinh hoạt, tu học rất chu toàn.
Loại kẻng gỗ đặc biệt tại Miến Điện
Thiền hành
Các vị Upāsikā (Phật tử nữ) đang thiền hành
Lối thiền hành
Chư Tăng trong giờ thiền tọa
Các cốc thường gặp tại các trường thiền Miến Điện
Trước khi về Việt Nam tôi có đi thăm và ở lại hành thiền cùng với thiền sinh trong một số thiền viện khác. Tất cả các pháp hành trong mỗi thiền viện đều do vị thiền sư chứng đắc từ thiền Tứ niệm xứ (lời của Thiền sư Kim Triệu).
Mạng lưới những cơ sở vật chất tiện ích và hệ thống những pháp môn thiền Minh sát (Vipassana) đã giúp cho người dân Miến Điện có được căn bản chánh tín, không xen tạp các loại tín ngưỡng khác, sống an vui trong xã hội bất an, tĩnh lặng trong thế giới biến động liên tục. Tăng Ni và Phật tử Miến Điện khéo gìn giữ, duy trì Chánh pháp của Đức Phật. Họ nối truyền, phát huy giáo pháp Phật, xây dựng đạo Phật vững mạnh phồn thịnh. Phật giáo Miến Điện cho chúng ta thấy thiền Tứ niệm xứ là phương pháp thiền kỳ diệu, có khả năng chuyển hóa cá nhân và tích cực tác động đến thế giới chung quanh.
---oOo---
Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ
BÀI LIÊN QUAN
Tu theo Số Tức Quan ( Hòa thượng Giác Dũng , 5777 xem)
Thiền quán ( Thượng tọa Giác Trí , 4884 xem)
Nhận thức thiền trong cuộc sống ( Tỳ kheo Giác Nhường , 5416 xem)
Vài nét về khóa tu thiền thất ( Huệ Kính , 5130 xem)
Thiền định ( Ni sư Minh Liên , 4986 xem)
Phương pháp tu thiền định từ Trú Độ Thọ đến thành tựu Kiến và thể nhập Chánh Pháp ( Hòa thượng Giác Toàn , 5894 xem)
Thiền Vipassana - Một nghệ thuật sống ( Sư cô Hằng Liên , 5186 xem)
Pháp môn Chăn trâu ( Cư sĩ Chính Trực , 5098 xem)
Tranh Chăn Trâu Đại Thừa Thiền Tông ( Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ , 5722 xem)
Thiền sư Liễu Quán, chùa Thiền Tôn - Huế ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu , 4388 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL.2567 - DL.2023
Được sự cho phép của Giáo hội và Chính quyền các cấp, mỗi năm chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG TRỤ TRÌ vào đầu mùa An cư, nhằm hỗ trợ các vị trụ trì, các vị Tỳ-kheo thấm nhuần giáo pháp đức Thế Tôn, đường lối của Tổ sư Minh Đăng Quang, cách quản trị một ngôi Tam bảo, góp phần làm cho Phật pháp được quang huy, báo đền ân đức Tam bảo.
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ