Trang chủ > Phật Học > Thiền

Thiền Nhân Lanh Lợi

Tác giả: Tuệ Liên và Hải Liên dịch.  
Xem: 12403 . Đăng: 11/03/2015In ấn

TRÍ TUỆ CỦA THIỀN NGỘ

 

THIỀN NHÂN LANH LỢI

 

Tác giả : Ân Sơn

Người dịch : Tuệ Liên – Hải Liên

 

 

Vào thời kỳ nhà Đường hưng thịnh, bắt đầu từ khi tông phong mạnh mẽ to lớn của Lục Tổ Huệ Năng như bão táp đột tiến, lôi cuốn cả nước đi theo. Lúc Mã Tổ Đạo Nhất đang phát triển thiền phong mạnh mẽ ở Giang Tây, “Tuyển Phật Trường” đang phát đạt, Đại sư Thạch Đầu Hy Thiên mặc nhiên sừng sững trên đỉnh Nam Nhạc Hành Sơn, biển rộng thuyền là đường, núi cao người là đỉnh. Vị triết nhân vĩ đại này rõ ràng đem thiền đặt ở một cao độ chưa từng có.

Cùng lúc đó, tại kinh đô phồn hoa - Trường An, có một vị đạo cao đức trọng, Ngài đã có gần một trăm năm tu tập thiền định, nhặt Thái sơn như Hồng Mao, vốc nước lên được trăng sáng, đem sương thiền ngọt ngào nhẹ nhàng rải khắp đầu đường cuối ngõ, cho đến trong hoàng cung quý phủ. Ngài chính là Quốc sư Huệ Trung ở Nam Dương.

Quốc sư Huệ Trung là người kế thừa pháp của Lục Tổ Huệ Năng, là người tận mắt thấy Lục Tổ. Vì thế, trong chốn tòng lâm đương thời ở phía Nam, những thiền giả mới xuất hiện ai cũng xách bình, mang bát, giày cỏ, nón rộng vành, gậy trúc lặn lội ngàn dặm đi lên phía Bắc. Họ tự nhiên muốn đến đạo tràng của quốc sư Huệ Trung ở Trường An, đăng đường nhập thất bái yết tham kiến Ngài. Nếu không thì ở trên giang hồ chỉ giả xưng thiền khách lại bị người ta cười chê.

Hơn một ngàn năm trước, trên con đường lớn cây cỏ um tùm đất đỏ loang lỗ, có ba vị Tỳ-kheo trẻ tuổi gió cát dặm trường từ phía Nam đi lên phía Bắc. Không cần đoán cũng biết họ là những thiền nhân đi đến Trường An để lễ bái Quốc sư Huệ Trung.

Họ đều là những đệ tử đắc pháp của Mã Tổ Đạo Nhất , đó là Nam Tuyền Phổ Nguyện, Quy Tông Trí Thường và Ma Cốc Bảo Triệt. Trong đạo tràng hàng trăm ngàn tăng chúng của Mã Tổ, ba người họ là giỏi nhất nên kết bạn vân du tham học. Họ vượt qua Cán Giang, Trường Giang, gió mưa không sờn, ngày đêm không nghỉ, lòng hướng về miền Bắc xa xôi lạ lẫm mà tiến bước.

Ba ngàn dặm dần dần cũng trôi qua, bàn chân họ đã bước qua hơn nữa lộ trình, mắt thấy thành Trường An ngày một gần hơn, bước chân gần như cũng nhẹ nhỏm hơn nhiều. Huống là hôm nay mưa hoà gió thuận, con đường bằng phẳng, thật là một ngày lên đường tốt đẹp. Thế mà đang đi, Nam Tuyền bỗng nhiên dừng chân, ông vẽ chính giữa đường một vòng tròn rồi ngoảnh đầu nói với hai huynh đệ: “Nếu các anh có thể nói ra được, thì đi tiếp”.

Trong tình huống này, bạn biết phải nói như thế nào?

Ngược lại, Quy Tông Trí Thường và Ma Cốc Bảo Triệt sẽ không mở lời, chỉ thấy Quy Tông sải chân bước vào trong vòng tròn, đặt mông ngồi xuống; còn cử chỉ Ma Cốc lại càng kỳ lạ hơn, ông là người già nhất trong nhóm, vậy mà làm ra vẽ ngượng nghịu, cố tạo ra như thể yểu điệu, học theo kiểu dáng của con gái, bắt chước tư thế của con gái lễ bái…

Thiền giả ngày xưa xoay chuyển rất nhanh, chúng ta thấy Quy Tông và Ma Cốc biểu diễn đặc sắc biết bao!

Đến bước này rồi, thì tự nhiên phải một mất một còn, thế là Nam Tuyền nói: “Đã là như vậy thì không đi nữa.”

“Đây là vọng tưởng tạo tác gì vậy?” Quy Tông nói. Đó là anh ta lấy khách làm chủ, phải xem xét Nam Tuyền lại xem.

Ba vị thiền nhân này đều là những người nhạy bén lanh lợi, ngộ thấu những điều liên quan đến thiền, sức thấy biết tương đồng, biết rõ nguồn cội, tâm tâm tương ấn cho nhau. Vì thế, người tung người bắt, một mất một còn, biểu hiện rất xảo diệu.

Vì cái vòng tròn của Nam Tuyền Phổ Nguyện này mà ba Thiền tăng không lên phía Bắc nữa, liền đổi phương hướng, đi về phía Nam.

Nam Tuyền Phổ Nguyện chính là một Thiền khách tinh nhanh cổ quái như thế. Các Thiền sư đời sau đánh giá Ngài: “Có sự lanh lợi để bắt hổ, có cái uy giết hổ, ứng đối với Ngài thật khổ lắm thay!”

 Từng có một vị Tăng hỏi Nam Tuyền Phổ Nguyện: “Trước khi cha mẹ chưa sanh, lỗ mũi ở chỗ nào?”. Vị tăng này hỏi đã kỳ lạ, câu trả lời của Nam Tuyền lại càng xảo diệu hơn: “Cha mẹ đã sanh ra ngươi rồi, lỗ mũi lại ở chỗ nào?”

Phản ứng đầu tiên của bạn là rờ lỗ mũi, thế nào cũng ăn ba mươi gậy của Ngài Nam Tuyền! Nếu như quả thật bạn rờ lên mũi thì gậy của Nam Tuyền sẽ gãy luôn - đánh cho gãy gậy luôn!

Nhớ lại năm đó, trên núi Nam Tuyền ở Trí Châu (nay là tỉnh An Huy) có biết bao Thiền tăng đã từng thê thảm dưới ‘độc thủ dày vò’ của Ngài.

Hôm đó, một vị Tăng vân du tên là Lương Khâm, dẫn theo một người bạn đến trượng thất của Nam Tuyền Phổ Nguyện. Nam Tuyền hỏi anh ta: “Trong kiếp Không có Phật hay không?”.

Khoảng thời gian thế giới hình thành đến huỷ hoại, chia làm bốn giai đoạn: Thành, Trụ, Hoại, Không, gọi là bốn kiếp. Kiếp Không tức là trong thời kỳ này thế giới đã bị hoại diệt, trong dục giới và sắc giới chỉ còn trời Tứ Thiền của cõi Sắc giới, ngoài ra toàn là hư không. Hơn nữa, trước khi thế giới hình thành, thời kỳ mà vạn vật chưa sanh sôi, cũng gọi là kiếp Không. Nói một cách thông thường thì đó chính là trạng thái ‘kỳ điểm’ hỗn độn trước khi tiếng nỗ lớn của vũ trụ xảy ra như các nhà khoa học đã nói.

 

Lương Khâm nhiều năm tham học ở các Đại Tòng lâm, thấy nhiều, biết nhiều nên anh ta trả lời rằng: “Trong kiếp Không có Phật”.

Nam Tuyền hỏi anh ta là Phật gì? Lương Khâm khí thế ngang trời nói: “Là Lương Khâm!”.

Thiền tăng chính là có khí phách này, ta không làm Phật thì ai làm Phật. Nhưng người mà Lương Khâm gặp phải là Nam Tuyền. Nam Tuyền nhẹ nhàng hỏi: “Ông sống trên quốc độ nào vậy?”

Thế giới chưa thành, vạn vật chưa sanh, ông an thân ở chỗ nào? Lương Khâm cứng lưỡi không trả lời được.

Vị Thiền tăng cùng đến không muốn nói chuyện kiểu có có không không như vậy, nên thật thà thưa hỏi: “Thưa đại Hoà thượng, các đời Tổ sư tương truyền cho nhau, không biết nên truyền cái gì?”

Nam Tuyền không phải là thầy giáo, nhưng lại giống như đang dạy trẻ con đếm số vậy, gập ngón tay lại đếm: “một, hai, ba, bốn, năm”.

Thiền tăng ngơ ngác nghi ngờ không hiểu: Lẽ nào Tổ Đạt Ma xa xôi vạn dặm từ Tây Trúc đến đây, tính mạng của sáu đời Tổ sư nguy hiểm như treo trên sợi tóc, mà điều được truyền là những thứ đơn giản nhất, thông thường nhất, quen thuộc nhất này hay sao? Anh ta suy đi nghĩ lại rồi đổi cách hỏi khác: “Thiền pháp của cổ nhân là gì?”

Không ngờ Nam Tuyền Phổ Nguyện lại nói: “Ái chà! đợi có rồi sau này hẵng nói”

Thiền tăng không nhẫn chịu được, chẳng chút khách khí bài bác rằng: “Đại Hoà thượng, tại sao ông lại nói xằng xiên bậy bạ vậy?”

Nam Tuyền cười nói: “Ta không nói bậy, Lô Hành Giả Huệ Năng mới nói bậy kìa”.

Thiền chẳng phải xa xôi gì, đạo cũng ở nơi gần gũi, có thể đạt được bình thường như đếm một, hai, ba, bốn, năm vậy. Nếu như bạn nhất định cố tình tìm kiếm những thứ gì độc đáo, đặc biệt, thì ngược lại nó sẽ biến thanh những thứ xa xôi mịt mù, không thấy được, không tìm được. Cho nên Nam Tuyền nói: “Đợi có rồi sau hẵng nói”.

Từ khi Mã Tổ Đạo Nhất nói ‘tức tâm tức Phật’, chủ trương này đã được các Thiền tăng xem như là quy luật vàng ngọc. Thế là, chân lý liền biến thành giáo điều cứng nhắc, nên thiền cơ gợi ý cho Thiền tăng khai ngộ ngược lại đã trở thành khuôn mẫu sáo mòn vây kín tâm linh người học thiền. Thiền là sự linh động! Nam Tuyền không do dự đứng lên, phủ định cách thuyết pháp của Thầy mình: “Đại sư Mã Tổ ở Giang Tây nói ‘tức tâm tức Phật’, thầy Vương (Nam Tuyền họ tục là Vương cho nên thường ngày tự xưng là thầy Vương) không nói như vậy, ‘không phải tâm, không phải Phật, không phải vật’”.

Có một đại đức nghiên cứu về thiền học, công phu tu hành rất thâm hậu nhưng vẫn còn nghi hoặc: ‘tức tâm tức Phật không được, chẳng phải tâm chẳng phải Phật cũng không được, không biết thiền của đại Hoà thượng Ngài phải như thế nào?’.

Nam Tuyền phổ Nguyện cười nói: “Ông là người tu hành nhiều năm nên tin tưởng tức tâm tức Phật mới phải, tại sao lại còn phải hỏi cái gì là được hay không được? Ví dụ, vừa rồi ngươi ở trong trai đường của tự viện ăn cơm, thì rốt cuộc là từ trên hành lang Đông xuống dưới hành lang Tây hay là từ trên hành lang Tây xuống dưới hành lang Đông? Ngươi không thể cứ hỏi vặn người khác như thế được!”.

Đại đức nghe được lời này, giống như từ trong một cái thùng gỗ đen rơi ùm xuống đất, trước mắt là một vùng ánh sáng rực rỡ - cảnh giới khai ngộ đẹp đẽ diệu kỳ đến thế.

Nam Tuyền Phổ Nguyện dùng những sự vật bình thường như thế để gợi ý cho Đệ tử làm cho họ thấy đạo ngay trong cuộc sống. Phương pháp này của Ngài bình thường giản dị nhưng lại giúp cho nhiều thiền giả nhạy bén lanh lợi, đạt được lợi ích vô cùng. Trong lịch sử có danh xưng ‘cổ Phật’ của Ngài Triệu Châu Tùng Thâm, cũng chính là người hoát nhiên đại ngộ dưới sự điểm hoá ‘tâm bình thường là đạo’ của Ngài.

Sau một bữa trưa có gió đông mát mẻ thổi đến, Nam Tuyền cầm liềm lên núi cắt cỏ tranh – chuẩn bị mùa xuân năm tới sửa sàng mái nhà tranh. Ánh nắng mùa thu lên cao, ấm áp và thoải mái, cỏ tranh đầy núi vắng nổi lên oằn xuống theo gió, nghiễm nhiên như sóng cuộn dâng trào. Nam Tuyền cúi mình cắt cỏ tranh bị cỏ trên núi cao lay động biến thành một con thuyền nhỏ nhoi….

Lúc bạn tập trung chú ý thì lao động cũng giàu tình thơ ý hoạ như thế.

“Xin hỏi, con đường Nam Tuyền thông đến nơi nào?”

Nam Tuyền nghe nói thẳng lưng đứng dậy, nhìn thấy một vị Thiền tăng vân du đi đến bên cạnh. Nam Tuyền không trực tiếp trả lời câu hỏi của Thiền tăng mà đưa cây liềm trong tay lên trước mắt anh ta, không cần suy nghĩ, nói: “Cây liềm này tôi mua ba chục đồng”.

Lời lẽ của Nam Tuyền lạ lùng phải không? Bởi vì, Thiền tăng này tuy từ phương xa đến nhưng từ trong lời nói của anh ta có thể biết được, anh ta đã biết vị lão tăng toàn tâm toàn ý cắt cỏ này chính là Nam Tuyền. Anh ta không phải đang hỏi con đường Nam Tuyền mà đang thỉnh giáo Thiền Nam Tuyền. Mà Thiền Nam Tuyền lại tự nhiên giống như ba mươi đồng mua được một cây liềm vậy.

Vị tăng kia không biết vàng nạm ngọc, như giấu châu báu trong áo mà lại đi xin. Anh ta hỏi thêm lần nữa: “con không hỏi chuyện cây liềm, rốt cuộc con đường Nam Tuyền đi về phương nào?”

Nhưng Nam Tuyền lại chỉ nói với anh ta về cây liềm. Ngài lấy tay thử thử cây liềm, xem nó sắc bén đến mức độ nào, rồi nói với Thiền tăng: “Ta dùng nó rất nhanh nhẹn đó!”

Đúng vậy! Nam Tuyền sử dụng liềm cắt cỏ chính là đang thực hành thiền Nam Tuyền! Đáng tiếc, vị tăng kia dốt nát không ngộ.

Ôi, Hoà thượng trọc đầu tìm dễ, mà thiền nhân nhạy bén lại khó gặp!

Khi gặp được thiền nhân nhạy bén thì như thế nào?

Rất nhiều năm trước, khi Nam Tuyền chưa khai pháp hoằng thiền, Ngài ở một mình trong am cỏ nhỏ một thời gian rất lâu, tự trồng tự gặt hái, tự làm tự ăn, tự tu tự ngộ. Những ngày tháng sống trong núi giống như nước chảy trong con suối nhỏ giữa núi, hoạt bát vui vẻ; giống như gió thổi qua rừng, trong lành tự tại.

“Thiền thất trên núi treo áo tăng,

Ngoài cửa vắng người chim bay qua,

Hoàng hôn hơn nửa đường xuống núi,

Lại nghe tiếng suối nhớ núi xanh”.

(Sơn đầu thiền thất quải tăng y,

Song ngoại vô nhân khê điểu phi,

Hoàng hôn bán tại hạ sơn lộ,

Khước thính tuyền thanh luyến thuý vi.)

 (Thơ Mạnh Hạo Nhiên)

Một hôm, một vị Thiền tăng hành cước đến am cỏ, sau khi chào hỏi, vị Tăng kia chẳng nói chẳng rằng ngồi xuống trên ghế Thiền mà Nam Tuyền thường ngồi, yên tĩnh ngồi xuống xem như không có ai bên cạnh. Xem ra, anh ta muốn ở lại tu hành ở một nơi yên tĩnh như thế này. Nam Tuyền nghĩ bụng, có một người làm bạn, điều này cũng rất tốt. Bèn nói với anh ta: “Bây giờ ta lên núi làm rẫy, lúc gần trưa, ngươi chuẩn bị cơm nước rồi ăn trước, sau đó đem lên núi cho ta một phần”.

Nam Tuyền đi rồi, vị Tăng kia toạ thiền hết hai cây hương. Đã gần trưa rồi, anh ta làm theo lời dặn của Nam Tuyền, bắt đầu nhóm lửa nấu cơm. Ai ngờ, anh ta ăn no rồi, không những không đem cơm lên núi cho Nam Tuyền , ngược lại còn đem chén bát, nồi niêu, vò hũ của Nam Tuyền đập vỡ hết. Sau đó anh ta yên tâm nằm ngủ ngon lành trên giường của Nam Tuyền.

Đáng thương cho Nam Tuyền, ở trên núi vung mạnh cuốc khai khẩn đất hoang hơn nửa ngày, bụng đói đến nỗi da đã đụng đến xương sống. Ngài trông trái ngóng phải, nhìn mặt trời đã chuyển về hướng Tây nhưng vẫn không nhìn thấy bóng dáng của vị Tăng kia đem cơm đến. Đói khát và lo lắng đã kéo Nam Tuyền về đến am tranh. Thế là Ngài thấy toàn là tiếng lanh canh lách cách – trong trí Ngài hiện lên một cách linh hoạt cảnh những đồ dùng hằng ngày của Ngài biến thành một đống bừa bãi. Ngài quay đầu lại, thấy trước mắt vị Tăng kia tự tại cứ thế nằm trên giường của mình chìm trong giấc nồng say.

Nam Nhạc ngáp một cái, cũng leo lên giường, nằm bên cạnh vị Tăng kia, nhắm mắt ngủ. Không ngờ vị Tăng kia lại leo lên chẳng thèm để ý đến Nam Nhạc bên cạnh, đứng dậy đi ra khỏi am tranh, không để lại tông tích gì.

“Một thiền nhân lanh lợi quá!” Nam Nhạc cảm thán khen.

Từ đó, Nam Nhạc rời khỏi am cỏ, xuống núi hoằng pháp, viết lên trên lịch sử Thiền tông một trang huy hoàng xán lạn về Ngài.

Liên quan đến thiền cơ: Bà Lão Hiểu Thiền

Nam Tuyền Phổ Nguyện và Ma Cốc Bảo Triệt vẫn từng đi Hàng Châu tham yết một vị quốc sư khác – Kính Sơn Quốc Nhất - Lần đó, kết bạn cùng với hai Ngài là một sư đệ khác - Đại Từ Hoàn Trung - họ đi đến nửa đường, gặp một bà lão tóc rối mặt dơ đang gặt lúa nước.

Ma Cốc Bảo Triệt bước lên trước hỏi thăm bà lão đường đi: “Đường đến Kính Sơn đi như thế nào?”

“Đi thẳng về phía trước”.

Phương hướng của bà lão giảu mồm lại xuất hiện thêm một khe suối nhỏ. Dường như dòng suối róc rách kia chảy từ chính miệng bà lão ra vậy. Nước suối vắt ngang đâu có đường đi. Bảo Triệt lại hỏi: “Nước sâu không? Đi qua được chứ?”

Bà lão kiễng chân lên, để lộ đế giày nói: “không bày chân”.

Bà lão dáng vẻ ăn mày này dung mạo chẳng ra làm sao thế mà lời lẽ rất là ý vị.

Ba vị Thiền sư biết mình đã gặp phải cao nhân rồi. Ma Cốc Bảo Triệt dò hỏi: “Cũng đất, nước như nhau, tại sao lúa nước trên bờ vừa dày vừa tốt, lúa nước dưới bờ lại thưa và yếu?”

Bà lão nhìn quanh ruộng lúa, giọng đầy ý thiền nói rằng: “Đều bị Cua ăn hết rồi”.

Bảo Triệt liền khen: “Lúa thơm quá!”.

Bà lão lập tức đối đáp sắc sảo: “Không có khí thở”.

Bà lão này tu thiền ở đâu, mà lửa lò đã xanh (tu hành đã thành công)? Ba huynh đệ bước tới hỏi thăm chỗ ở của bà.

Theo ngón tay của bà lão, họ nhìn thấy một quán nhỏ sơ sài bên đường. Xem ra, đây là một quán trà mời gọi khách qua đường. Lão bà tự nhiên chính là bà lão bán trà “lò lửa nấu sôi ba con sông, bình trà chế ra ngàn núi xuân”. Ba vị Thiền sư thứ tự ngồi nhập định, bà lão pha cho họ mỗi người một tách rà, rồi nói thêm một câu: “Sư tăng, có thần thông thì mời uống trà”.

Uống trà, còn phải hiện thần thông sao? Thần thông uống trà thể hiện như thế nào?

Ba vị Thiền sư đưa mắt nhìn nhau, tôi nhìn anh, anh nhìn tôi, chẳng biết làm sao nữa.

“Xem lão tự trình thần thông này!” Vừa nói, bà lão bưng ba tách trà lần lượt tạt xuống đất.

Ba Thiền sư mắt lớn trợn mắt nhỏ, đợi họ tỉnh ngộ lại, bà lão kia đã mất tung mất tích tự lúc nào.

BÀI LIÊN QUAN

Thiền tông có đủ trí tuệ vô hạn và sức sáng tạo  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 7420 xem)

 Những nguyên tắc cơ bản của Thiền quán  ( Sayādaw U Janaka, TK. Giác Hoàng dịch , 0 xem)

Âm Thanh Của Trứng Gà  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 10224 xem)

Giáo Hoá Thích Khách  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 11951 xem)

Chất Thiền trong sáng tác của Kawabata Yasunari (Nhật Bản) & Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam)  ( TS.Huỳnh Quán Chi , 12025 xem)

Miêu tả chân ngã  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 83587 xem)

Bẻ gãy ngạo mạn  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 10449 xem)

Nam Đốn Bắc Tiệm  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 12929 xem)

Diệu lý của Chư Phật và tự tâm tự độ  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 21584 xem)

Thiền Ngộ  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 12931 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ