Trang chủ > Phật Học > Thiền
Nam Đốn Bắc Tiệm
Xem: 10635 . Đăng: 26/01/2015In ấn
TRÍ TUỆ CỦA THIỀN NGỘ
NAM ĐỐN BẮC TIỆM
Tác giả : Ân Sơn
Người dịch : Tuệ Liên – Hải Liên
Đại sư Lục Tổ Huệ Năng do đức hạnh chiêu cảm, danh tiếng vang xa, Tăng nạp trong thiên hạ đều hướng về, Đệ tử ngày càng đông đảo, chùa chiền phát triển thành mười ba ngôi, gọi chung là “Hoa Quả Sơn”. Một nhà văn lớn là Vương Duy gọi tình hình lúc bấy giờ là ‘Năm châu đều hướng về, trăm họ đều qui ngưỡng” Tại vùng đất Lĩnh Nam hoang dã chưa từng được khai hoá này, chùa Bảo Lâm không chỉ là Trung tâm Phật giáo mà còn là nơi văn phong giáo hoá. Nhờ sự hoằng hoá của Đại sư Huệ Năng mà dân phong, phong tục ở đây vốn lạc hậu dần dần đã được cải thiện. Vùng Tào Khê hẻo lánh đã trở thành Trung tâm văn hoá Phật giáo của phía Nam Trung Quốc.
Đồng thời lúc đó, một vị cao túc khác của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn - tức Ngài Thần Tú, bị Đại sư Huệ Năng đánh bại, buồn vì mất đi địa vị Lục Tổ Thiền tông, vốn ẩn cư tiệm tu ở núi Đang Dương, Hình Châu, định ở núi rừng tu đến suốt đời. Nhưng trời cũng có khi mưa gió khôn lường. Sư đệ của Ngài là Thiền sư Pháp Như đã cắm lên ngọn cờ hoằng dương Thiền tông ở Trung Nguyên, nhưng chí lớn chưa thành; Thiền sư trẻ tuổi đã vội ra đi, để lại chúng đệ tử rất đông mà không người nương tựa. Thế là, Thiền sư Thần Tú đã tám mươi lăm tuổi từ trên núi cao không thể không xuống núi, sắp xếp tàn cuộc, lãnh đạo Thiền lâm Giang Bắc đã như rắn mất đầu này. Đại sư Thần Tú lấy ngôi chùa cổ xưa Bảo Tuyền ở Hình Châu (nay là Đang Dương ở Hồ Bắc) làm trung tâm, phát triển thiền pháp cảm động lòng người của Ngài.
Huệ Năng và Thần Tú, một vị ở phía Nam một vị ở phía Bắc, tuy hai vị đều được kế thừa thiền pháp từ Ngũ Tổ, nhưng mỗi vị đều có riêng thiền phong rõ ràng của mình. Huệ Năng dương cao ngọn cờ đốn ngộ thành Phật, đề xướng quan điểm một đao xông thẳng vào, kiến tánh thành Phật. Ngài cho rằng: Tu hành không nhất định phải ngồi thiền quán xét tâm tánh, mà có thể trực tiếp lãnh hội, thể ngộ diệu dụng của Phật tánh ngay trong những sinh hoạt hằng ngày như: gánh nước, chẻ củi, cày ruộng, trồng rau. Nhưng Thần Tú lại đề xướng phương pháp tiệm tu truyền thống, xiển dương tư tưởng tiệm thiền (dần dần, có thứ lớp, chia ra từng giai đoạn) đó là “giờ giờ thường phản tỉnh, chớ để vướng bụi trần”. Phương pháp tu hành chủ yếu của ngài là xếp chân ngồi thiền, lắng động tâm tư cho yên tĩnh.
Do vì hai vị Thiền sư hoằng pháp song song nên thiền môn nhanh chóng phát triển rực rỡ, trong cả nước hình thành hai trung tâm thiền học lớn, đó là “Nam Năng (Huệ Năng), Bắc Tú (Thần Tú). Mọi người căn cứ theo giáo pháp bất đồng của họ mà gọi là “Nam đốn, Bắc tiệm” hay là “Nam tông, Bắc tông”.
Đại sư Huệ Năng chỉ dạy đệ tử rằng: “Giáo pháp xưa nay chỉ có một tông chỉ, chẳng qua do người học pháp có sự khác nhau trên khu vực Nam Bắc; Thiền cũng chỉ có một loại, chỉ là có sự phân biệt nhanh chậm trong sự lý giải của mỗi người. Thiền hoàn toàn không có nhanh hay chậm (đốn - tiệm), vì sao lại gọi là nhanh, chậm? Chỉ vì tư chất trời phú cho mỗi người khác nhau, nên quá trình lãnh hội có sai khác, vì thế mà có tên gọi là đốn tu hay tiệm tu. Mọi con đường lớn đều đổ về Trường An, trước cửa mỗi nhà đều có đường thông về Trường An, bất luận xuất phát từ con đường nào, cũng không kể là đi nhanh hay đi chậm, mục đích, địa điểm cuối cùng mà họ đến đều là thành Trường An.”
Đệ tử của Ngài Thần Tú vì không hiểu biết nhiều về Ngài Huệ Năng, chỉ biết Ngài xuất thân từ một người đốn củi, một chữ cũng không biết, bèn nghĩ đương nhiên Ngài chẳng có điểm nào hơn người nên thường nói lời chỉ trích, coi thường. Đại sư Thần Tú nghe được bèn dùng lời lẽ chân thành, ý tứ sâu xa mà nói với họ: “Sư đệ Huệ Năng tuy xuất thân nghèo khổ, nhưng Ngài lại có trí tuệ siêu việt, không Thầy mà tự thông hiểu, cho nên có thể thể ngộ được thiền pháp tối thượng thừa. Về điểm này, Ta không bằng Huệ Năng. Hơn nữa, Đại sư Ngũ Tổ - Sư phụ của Ta, đã tự thân đem y bát thiền tông truyền lại cho Ngài, lẽ nào chỉ là ngẫu nhiên thôi sao? Ta chỉ tiếc rằng mình tuổi già sức yếu mà đường sá lại xa xôi, không thể tự đi đến Lĩnh Nam gặp mặt sư đệ Huệ Năng để thỉnh giáo. Các con tuổi trẻ, nên mau đến chỗ sư đệ Huệ Năng tham học, không nên chậm trễ ở lại nơi đây, lỡ mất cơ hội khai ngộ thấy đạo của các con”.
Nói đi nói lại, nhưng các đệ tử đâu có ai chịu bỏ vị đại tôn sư tuổi cao đức trọng, học thức uyên bác, danh thơm khắp thiên hạ, để đi theo một người mù chữ? Không phải sao, ngay cả Vũ Tắc Thiên ngôi vị cao tột cũng sai sứ giả đặc biệt đến đón đại sư Thần Tú – người mà cả thiên hạ hướng tâm về - vào kinh thành, suy tôn Ngài là “Pháp chủ của hai kinh thành”, là vị Quốc sư ba đời. Võ Tắc Thiên này là một Nữ hoàng đế máu lạnh, không sợ trời, không sợ đất, dám chống lại truyền thống trọng nam khinh nữ mấy ngàn năm của Trung Quốc, đã không để ý đến sự khác biệt giữa vua tôi, bỏ đi thân phận muôn người tôn trọng, thân thể ngọc ngà để quỳ rạp dưới chân Đại sư Thần Tú…
Một hôm, Đại sư Thần Tú gọi một người đệ tử rất tâm đắc của mình là Chí Thành đến, bảo với ông ta rằng: “Chí Thành! Con rất thông minh lại giàu tài trí, nên đến Tào Khê nghe pháp thay ta. Pháp yếu mà sư đệ Huệ Năng thuyết, con nên chú tâm nhớ rõ để trở về nói lại cho Ta”.
Chí Thành vâng lời Thầy, trèo đèo lội suối, lặn lội sớm hôm, mới đến được Tào Khê. Hôm đó, vừa kịp đúng lúc Lục Tổ thăng toà thuyết pháp ở chùa Bảo Lâm, tín đồ tăng tục vùng lân cận lục tục kéo về chùa nghe pháp. Chí Thành đi theo mọi người, lẫn trong đám người, tự cho rằng thần không hay quỷ cũng chẳng biết được. Ai ngờ, pháp nhãn của Lục Tổ thông thiên, tâm như hư không, biết khắp tất cả, đã sớm biết được mục đích đến của ông. Sau khi Lục Tổ thăng toà, nhìn khắp một vòng mỉm cười với mọi người, nói: “Hôm nay dưới toà có kẻ nghe trộm Phật pháp”.
Chí Thành vừa nghe, lập tức biết huệ nhãn Lục Tổ như đuốc sáng, liền từ trong đám đông bước ra một cách vô tư thẳng thắn, thật thà kể lại những việc đã qua. Đại sư Huệ Năng cố làm ra vẻ nghiêm túc nói: “Ngươi từ chùa Ngọc Tuyền đến, lại gánh vác sứ mạng đặc biệt, có thể coi như là gián điệp!”
“Vì sao không phải?”
Chí Thành trả lời rất nhanh nhẹn: “trước khi chưa nói rõ, có thể nói là như vậy. Con đã nói rõ với Hoà thượng rồi, vậy là không phải gián điệp!” Nói xong, chắp tay chào hỏi, tâm lý an ổn, ngồi xuống chăm chú nghe pháp.
Đối đáp như vậy, không những đặc sắc mà còn ẩn tàng thiền cơ vô hạn. Lục Tổ có gậy hét, có gợi ý, ngộ và không ngộ, ngộ được cái gì? Như người uống nước, nóng lạnh tự biết – Chí Thành tự biết như vậy.
Sau khi pháp hội giải tán, Chí Thành đi theo đại sư Huệ Năng đến phương trượng, chính thức dập đầu tham bái. Trước hết, đại sư Huệ Năng hỏi thăm sức khoẻ, tình hình sinh hoạt hằng ngày của sư huynh Thần Tú, sau đó đi vào vấn đề chính, Ngài hỏi: “Chí Thành! Sư phụ của con, sư huynh Thần Tú, thường ngày dạy các con như thế nào?”
Chí Thành trả lời: “Sư phụ Thần Tú thường dạy chúng con nên trụ tâm một chỗ, quán chiếu cảnh giới thanh tịnh. Ngài đốc thúc chúng con ngồi thiền mỗi ngày, yêu cầu mọi người luyện thành công phu ‘bất đảo đơn’”
“Bất đảo đơn” chính là ngày đêm toạ thiền, không được nằm xuống nghỉ ngơi. Ngày nay, trong tòng lâm thiền môn, cũng có thiền tăng thực hành công phu này y như vậy.
Huệ Năng nghe xong, cứ lắc đầu mãi rồi nói: “Cưỡng ép đem tâm trú tại một chỗ, để đạt tới cảnh giới thanh tịnh, đó là một loại thiền bệnh hoạn chứ không phải là tham thiền đúng đắn. Ngày đêm thường ngồi không nằm, không những không liên quan gì đến việc lãnh ngộ mà còn tổn hại thân thể”.
Nói xong, Đại sư Huệ Năng sợ anh ta không hiểu rõ nên ngâm thêm một bài kệ của chính mình:
“Khi sống ngồi không nằm,
Chết rồi nằm không ngồi,
Tất cả là xương thối,
Vì sao phải làm vậy?”
(Sanh lai tọa bất ngọa,
Tử hậu ngọa bất tọa.
Nhất trực xú cốt đầu,
Hà vi lập công khóa?)
Như nước đề hồ quán đảnh, như nước cam lồ thấm nhuần vào tâm, Chí Thành hoát nhiên tỉnh ngộ.
Đúng vậy, tu hành trong thiền là tu tâm, hà tất phải lao nhọc đến thân thể? Sau vài năm, sư huynh của Chí Thành là Đại sư Nam Nhạc Hoài Nhượng đưa ra một ví dụ hình tượng: mối liên hệ giữa thân và tâm giống như trâu và xe, khi đi về phía trước, bạn nên đánh trâu hay là đánh xe?
Chí Thành tâm phục khẩu phục, không ngăn được nỗi lòng, quỳ rạp xuống đất, lần nữa hướng về Lục tổ đảnh lễ. Ông rất kích động nên lời lẽ đều có phần lắp bắp: “Đệ… đệ tử tham…tham thiền với… với đại sư Tần Tú đã tròn chín năm, mãi vẫn không… không thể nhập thiền cơ. Hôm nay nghe Lục tổ nói như vậy, lập tức lãnh ngộ bản tâm. Đệ tử đã hiểu sâu sắc về việc lớn sanh tử. Kính xin Đại sư từ bi khai thị cho con rõ hơn về Phật pháp”.
Lục Tổ Huệ Năng luôn tuỳ theo căn cơ của học tăng mà khéo léo điểm hoá, từ đó làm cho học tăng nhanh chóng khế nhập thiền cơ, đó là điều cốt yếu trong phương pháp dạy thiền của Ngài. Cho nên trước hết, Ngài muốn biết rõ tình hình cụ thể của Chí Thành, Ngài hỏi: “Phật pháp, không có gì ngoài Tam học Giới, Định, Tuệ. Đại sư Thần Tú - Sư phụ của con, dạy các con tu học Giới, Định, Tuệ như thế nào?”
“Sư phụ Thần Tú dạy không làm các việc ác, đó là Giới; Thực hành các điều thiện, đó là Huệ; Tự thanh tịnh tâm ý của mình, đó là Định”
Dạng giáo pháp truyền thống này đã sớm nằm trong dự định của Ngài Huệ Năng, cho nên trên nét mặt Ngài thoáng ẩn hiện một nụ cười bí ẩn đầy ý vị.
“Chớ làm điều ác,
Gắng làm việc lành,
Giữ ý thanh tịnh,
Là lời Phật dạy”.
Đây là một bài kệ được nói ra từ chính kim khẩu của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Có thể nói, bài kệ ngắn gọn vỏn vẹn mười sáu chữ này đã khái quát toàn bộ tinh yếu của Phật giáo. Nhưng đại sư Thần Tú coi nó tương ứng với Giới, Định, Tuệ cũng có thể nói là thích hợp đúng đắn và trình bày một cách tốt đẹp về Như Lai thiền truyền thống. Như pháp tu hành, lần lượt tiến lên, cũng có thể ngộ đạo. Nhưng pháp môn mà Lục Tổ sáng lập, đề xướng lại là pháp môn đốn ngộ “siêu Phật việt Tổ” (hơn cả Phật Tổ), vì thế “Nam đốn Bắc tiệm” của “nam Năng bắc Tú” bắt đầu phân chia ranh giới từ đây.
Chí Thành sắc bén nhận ra được nụ cười thần bí khó lường trên gương mặt Lục Tổ, có hàm ý sâu sắc. Ông nhạy bén hỏi: “Không biết Hoà thượng dùng phương pháp gì để dạy đệ tử?”
Lục Tổ trả lời: “Nếu như nói Ta có phương pháp gì đặc biệt có thể chỉ dạy cho mọi người thì đó là lừa dối con, bởi vì pháp là pháp vô định, Ta chỉ căn cứ theo căn cơ linh hoạt của mỗi người mà nói pháp, dùng phương pháp tương ứng để giải trừ những ràng buộc trong tâm linh của họ là được rồi. Phương pháp tuỳ cơ ứng biến này vốn không có tên gọi, chỉ tạm dùng một giả danh là ‘tam muội’. Giới, Định, Tuệ mà Sư phụ con nói và những lý giải của ta rất khác nhau”.
Chí Thành nghi ngờ không hiểu: “Giới, Định, Tuệ của Phật giáo phải chỉ là một loại, sao lại có sự sai khác được?”
Lục Tổ Huệ Năng giải thích rằng: “Giới, Định, Tuệ mà Sư phụ của con nói là để tiếp dẫn những người có căn tánh đại thừa. Giới, Định, Tuệ mà Ta nói là để tiếp dẫn cho những người có căn tánh tối thượng thừa. Lãnh ngộ của mỗi người đều khác nhau, cho nên sự thấy tánh cũng có sự phân biệt nhanh, chậm. Giáo pháp Ta giảng vốn không tách rời tự tánh của con người, nếu như tách rời tự tánh để giảng thuyết Phật pháp, chẳng qua chỉ là thuyết giáo trống rỗng, hoàn toàn không thể từ trong đó mà có thể đạt đến lợi ích thực tế. Con nên biết, tất cả các pháp đều từ tự tánh sanh khởi diệu dụng của nó. Đó mới chính là giáo nghĩa Giới, Định, Tuệ đúng đắn”.
Lục Tổ Huệ Năng đã nhẹ nhàng đọc một bài kệ với giọng điệu nhu hoà:
“Tâm địa không sai là tự tánh Giới,
Tâm địa không si là tự tánh Huệ,
Tâm địa không loạn là tự tánh Định,
Không tăng không giảm chính là Kim cang,
Thân đến hay đi đều là Tam muội.”
(Tâm địa vô phi tự tánh Giới,
Tâm địa vô si tự tánh Huệ,
Tâm địa vô loạn tự tánh Định,
Bất tăng bất giảm tự Kim cang,
Thân khứ thân lai bổn Tam muội).
Chí Thành nghe xong bài kệ như được tắm gội gió xuân ấm áp, trong tâm rỗng rang linh động… Đây là nơi xa xôi nào vậy? là mẹ hiền tha thiết gọi kêu? Hay là trời đất tạo hoá rửa tội cho linh hồn?...
Thanh âm Lục Tổ bỗng im bặt, trong khoảnh khắc rỗng rang đó, Chí Thành đại triệt đại ngộ. Từ đó ông ở lại bên cạnh Lục Tổ, ở lại Tào Khê, không trở về nữa.
Liên quan đến thiền cơ: Tâm Lượng Của Thiền Giả.
Chí Thành vốn là đặc sứ của Thần Tú, nhưng lại không nén được lòng, bị Thiền pháp “Đốn ngộ thành Phật” của Ngài Huệ Năng hấp dẫn, cảm hoá, cam tâm tình nguyện đầu thành đảnh lễ đại sư Lục Tổ. Ông sống như một con cá chép nhỏ đến thăm dò Long môn. Nào ai ngờ, một khi cá chép vào được Long môn, liền biến thành Phi long, một đi không trở lại.
Không biết, phải chăng Đại sư Thần Tú đang mỏi mắt ngóng trông ông trở về, phải chăng đang đợi tin tức của ông?
Kỳ thực không về tức là về, không có tin tức chính là tin tức – Nam đốn Bắc tiệm ai cao ai thấp, do sự một đi không trở lại của Chí Thành đã có thể nói rõ được vấn đề. Chúng ta dường như nghe được tiếng than thở vô thanh của Thần Tú.
Thế là, Thần Tú nhiều lần khích lệ đệ tử của mình đi đến Lĩnh Nam, đến Tào Khê quy nạp với Đại sư Huệ Năng. Vì thế, khi Võ Tắc Thiên thỉnh Ngài Thần Tú đức cao vọng trọng vào cung, suy tôn làm “Pháp chủ hai kinh, Quốc sư ba đời”, Thần Tú lại suy cử Đại sư Huệ Năng, nên nói rằng: Ở phương Nam có Thiền sư Huệ Năng, ngầm nhận được y bát của Đại sư Hoằng Nhẫn.
Chỉ riêng Thiền giả mới có tấm lòng ngay thẳng “không còn thủ xả, tâm không vô ngã, thế giới đại đồng”, là điều mà chúng ta là những khách danh lợi không thể tưởmg tượng được.
Tâm lượng giống như toàn bộ hư không, không bờ không mé, là một trong những đặc trưng của Thiền sư Khai Ngộ. Vì họ không có mây đen phiền não trói buộc tâm, khiến không có sự phân biệt “thích thì nhận lấy, ghét thì bỏ đi”, cho nên Tam tổ Tăng Xán nói: tâm của Thiền giả rộng như hư không, không thiếu không thừa”.
Thiền tông phát triển đến cuối đời Bắc Tống, trong năm dòng phái lớn đã có ba phái là Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn, Vân Môn bị chôn vùi trong dòng lịch sử, không còn thấy tông tích, mà chỉ còn hai phái là Lâm Tế và Tào Động. Cũng nhờ thời gian khai tông lập phái đã lâu, mỗi mỗi đều có riêng hệ thống tư tưởng luận lý của riêng mình dần dần bị ngưng trệ, xơ cứng, cần phải tìm ra lý luận mới tăng trưởng thêm, tiến đến làm thay đổi mới mẻ của cấu trúc đặc thù hệ thống tu chứng, để cho thực tiễn tu hành đạt đến ý nghĩa chỉ đạo tính căn bản. Những mâu thuẫn này ngày càng rõ rệt đặc biệt là Tông Tào Động, ba trăm năm nay quanh co phạm nhiều sai lầm, pháp mạch mỏng manh, có thể nói đã đến bước sanh tử tồn vong.
Giang sơn thay đổi, nhân tài xuất hiện, lúc khủng hoảng chính là lúc tái sanh.
Lúc này trang sử thiền tông lại có hai vị tông sư vĩ đại xuất hiện giữa thời đại, họ là Đại sư Thiên Đồng Chánh Giác (cũng gọi là Hoằng Trí Chánh Giác) của tông Tào Động và Đại Huệ Tông Quả (cũng gọi là Diệu Hỷ) của tông Lâm Tế.
Đại sư Thiên Đồng Chánh Giác vứt bỏ những tệ đoan danh tướng quá lộn xộn rối rắm của tông Tào Động, đề xuất tư tưởng “mặc chiến thiền” rõ ràng thông suốt, giản dị mà dễ thực hành. Thiền pháp của Ngài là cắt bỏ cái rườm rà, lấy cái tinh giản, chỉ thẳng nhân tâm. Ngài đề xướng phong cách toạ thiền “vắng bặt vọng ngôn, thấy rõ hiện tiền”, từ đó Thiền pháp của tông Tào Động đã đi vào thực tế, nắm được căn cơ thâm hậu. Vì thế học giả khắp nơi đua nhau đến, chùa Ninh Ba Thiên Đồng nghiễm nhiên trở thành trung tâm thiền học đương thời. Hàng ngàn Thiền tăng đang luyện tập diệu pháp “mặc chiếu” của Đại sư Chánh Giác đã có thành tựu, như rồng đã được về biển xanh, hổ về núi lớn. Giao Long gặp nước tăng ý chí, mãnh hổ nhờ núi thêm oai phong; Rồng lớn nhảy vào biển sâu, biển gào lên, sóng to gió lớn dấy lên vạn dặm; Mãnh hổ gầm rú trên đỉnh núi cao, ắt theo gió vọng về đồng rộng! – Tông Phong Tào Động từ đó truyền khắp trong thiên hạ.
Đồng thời cũng có một toà núi cao khác phát triển lịch sử thiền tông, đó là tiếng hét Cao Tăng Đại Huệ Tông Cảo của tông Lâm Tế ra đời.
Đương thời, trong thiền lâm thịnh hành phương pháp tham cứu công án Tổ sư. Nhưng tháng rộng năm dài, công án thiền bị rơi vào tệ nạn phổ biến đồ giải văn tự. Đại Huệ Tông Cảo căn cứ theo đó mà sáng lập ra phương thức tham thiền đặc sắc hơn người – đó là khán thoại thiền - tức tham thoại đầu (tham cứu lời nói). Muốn tham cứu thoại đầu, chắc chắn phải ném bỏ tất cả những tri thức và thành kiến trong tâm, thậm chí ngay cả những tư tưởng suy nghĩ của tâm cũng đều dừng lại. Dùng tâm nhạy bén sáng suốt vắng lặng để thật sự tham cứu, lấy nghi tình làm gậy chống, toàn bộ thân tâm trở thành một mối nghi bưng kín, thời tiết nhân duyên chín muồi, ngay trong khoảnh khắc, mối nghi bị vỡ, chính là về nhà ngồi yên – hoát nhiên đại ngộ! Đến nay phương pháp này vẫn còn xu hướng tham thiền này.
Thiên Đồng Chánh Giác và Đại Huệ Tông Cảo lệ thuộc hai tông phái khác nhau. Phương pháp tham thiền mà họ đưa ra cũng có sai biệt rất lớn, vì thế hai vị đã triển khai những luận chiến chưa hề có trước đây. Đặc biệt là Đại Huệ Tông Cảo, nhiều năm nay Ngài dùng thiền pháp Lâm Tế để làm dòng chính của Thiền tông với bối cảnh hệ thống rộng lớn, tư tưởng tinh thâm, lạnh lùng nhìn Mặc Chiếu thiền của tông Tào Động, phản bác Tào Động không còn mặt mũi gì.
Chính cặp đối thủ luận chiến nhiều năm này mà quan hệ cá nhân lại rất tốt đẹp. Đại Huệ Tông Cảo khi kịch liệt phê bình tệ đoan “mặc chiếu thiền” đồng thời lại rất tán dương nó có công trạng đặc biệt đối với tư tưởng “khởi tử hồi sanh” của tông Tào Động. Nên trước khi Thiên Đồng Chánh Giác lâm chung, lại gửi thư cho Đại Huệ Tông Cảo, mời Ngài đến chủ trì hậu sự cho mình. Điều hứng thú là hai vị lại coi đối phương của mình là người bạn tri kỷ đích thực của chính mình! Bạn có biết, sau khi Thiên Đồng Chánh Giác viên tịch, Đại Huệ tông Cảo đã làm một bài kệ tán thán trước di ảnh của Ngài:
Lò lửa lớn nấu Phật nấu Tổ,
Kiềm búa dữ nung Thánh nung phàm,
Hưng khởi Tào Động vốn bị chôn vùi,
Cứu nguy nan khi đã hết phương đường,
Đó chính là cái dùi tổ Thiên Đồng,
Tri âm Diệu Hỷ có ai bằng không?
BÀI LIÊN QUAN
Diệu lý của Chư Phật và tự tâm tự độ ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 18852 xem)
Thiền Ngộ ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 10563 xem)
Giác Ngộ ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 6626 xem)
Ba mươi ba vị Tổ Ấn Hoa ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 5580 xem)
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông ( Tuệ Liên , 92638 xem)
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng ( Tuệ Liên , 95505 xem)
Thiền là gì? ( Nhật Huy , 34260 xem)
Bạn và Thiền ( Viên Đạo , 19578 xem)
Nụ cười thiền ( Lễ Nguyên , 6260 xem)
Ba bài pháp về Thiền Quán ( Thiền sư Mahasi Sayadaw , 74381 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ