Trang chủ > Phật Học > Thiền
Thiền Ngộ
Xem: 12613 . Đăng: 26/01/2015In ấn
THIỀN NGỘ
Tác giả : Ân Sơn
Người dịch : Tuệ Liên – Hải Liên
LỜI TỰA
Kinh Pháp Bảo Đàn có ghi: Một lần nọ, Thiền sư Huệ Năng ở lại chùa Pháp Tánh - Quảng Châu, tối đến gió nổi lên, làm lay động cây cờ trong chùa, phát ra âm thanh lật phật. Hai vị Hoà thượng trong chùa đã tranh luận về điều này, một vị nói lá cờ lay động, một vị nói gió lay động, họ cãi nhau không thôi. Thiền sư Huệ Năng thấy tình hình như vậy bèn bảo rằng: “Không phải gió động, cũng không phải lá cờ động mà tâm của các ngươi động thôi!”.
Câu thiền ngộ kinh điển này của ngài Huệ Năng đã chỉ thẳng vào tâm linh con người, hàm ý rằng tất cả những chấp trước đối với thế giới bên ngoài đều chỉ là những biến hiện của tâm, tất cả vọng niệm đều chỉ là những vật trong tâm, cũng như nói: “Rượu không làm người say mà do người tự say, sắc không làm cho người mê đắm mà do người tự mê đắm”.
Thiền là dịch âm của từ “Thiền Na” trong tiếng Phạn, nghĩa là “Tĩnh Lự”, chính là dùng phương pháp ngồi yên tĩnh tư duy để đạt được đại triệt đại ngộ.
Thiền là cánh cửa mở ra con đường giải thoát tâm linh. Cuộc sống là một loại nghệ thuật, mà thiền là trí tuệ cao tột để tìm tòi nghiên cứu ý nghĩa cuộc sống của con người. Trong cõi hồng trần nhốn nháo, trong sự giao tế rối ren này, giải thoát bản thân như là một cảnh giới, mà thiền có thể cày xới miếng ruộng mới mẻ xanh tươi cho chúng ta, để cho tâm linh như cá bơi dưới nước, chim bay trên bầu trời, tự nhiên, tự do, tự tại không bị hệ luỵ ngoại vật, từ đó mà toả ra sắc màu của cuộc sống.
Thiền có thể giúp chúng ta tìm ra mảnh vườn an vui đã bị mất của tâm linh. Trong xã hội vật chất và dục vọng điên đảo này, con người tâm linh trống rỗng, tinh thần bị ức chế không phải là số ít, tâm con người nông nổi, lãnh đạm, thờ ơ. Chủ nghĩa công lợi đang ăn mòn linh hồn của mỗi con người. Con người ít có thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu nghiên cứu ý nghĩa và giá trị của sự sinh tồn, dần dần trở thành kẻ nô lệ của vật chất. Thiền như mưa móc, như gió mát, như đòn cảnh tỉnh làm cho cuộc sống của chúng ta tỉnh giác nhanh chóng triệt để, khiến cho chúng ta đang đi trên đường mê biết quay đầu lại; giúp cho tâm linh của chúng ta bước vào cảnh giới tự do giải thoát; sống cuộc đời với tâm bình thường thoải mái, tự tại. Thiền giúp cho mọi người có đôi mắt trí tuệ, nhìn sâu thấy xa để quán chiếu nhân sinh. Trong trách nhiệm mong được đầy đủ, trong nghĩa vụ mong tâm được an, trong sự phụng hiến mong được hạnh phúc, trong vô ngã mong được tiến thủ, trong cuộc sống thấu hiểu được thiền cơ. Thiền đã đối diện với hiện thực, lại siêu việt hiện thực, đã xuất thế lại vừa nhập thế. Trong lúc nhập thế, hoàn thành tự ngã siêu việt của nội tại, hướng dẫn con người trong lúc tu tập trở thành những người tự do cất bước trên con đường xuất thế và nhập thế. Ngưng tụ thành thiền tông của trí tuệ phương Đông, dùng nó quan tâm đến tâm linh và sinh mạng của cá thể, dùng nó mà truy tìm cuộc sống chân thật, ngày càng phát khởi sự hứng thú và yêu thích.
Tham thiền cần phải trải qua ba loại cảnh giới, cảnh giới thứ nhất là: “lá rụng đầy trên núi, tìm dấu vết ở đâu?”, người tham thiền chấp trước truy tìm bản tánh của thiền, nhưng mờ mịt chẳng thấy gì. Cảnh giới thứ hai là: “núi vắng không người, nước chảy hoa nở”, người tham thiền hiểu sơ về thiền lý, dường như đã ngộ mà kỳ thực chưa ngộ. Cảnh giới thứ ba là: “xưa nay đều không, sáng sáng đều gió trăng”, bỗng thấy trong lòng sáng ra, trực tiếp lãnh ngộ rằng trong khoảnh khắc nháy mắt tức là vĩnh hằng, vĩnh hằng tức trong nháy mắt. Đây chính là “trong đám đông ấy tìm nàng từ bao độ, nhưng vẫn không tìm thấy, bỗng quay đầu lại, người đó lại ở nơi chốn đèn hoa hoang tàn”.
Thiền lý, xem ra có vẻ như cao thâm, nhưng hình thức của nó lại rất giản đơn và sinh động, phần nhiều là một số thiền ngộ và những câu chuyện thiền. Một năm 365 ngày, mỗi ngày cần phải “ba lần tỉnh giác về bản thân.” Quyển sách này chọn lọc ra 240 câu chuyện thiền lý kinh điển, và kết hợp với những bức tranh hoạt bát sinh động, gửi gắm thiền lý vào trong câu chuyện, trong bức tranh. Mỗi ngày ngoài giờ làm việc, pha ấm trà xanh, an nhàn ngồi một mình, gạt ra ngoài những muộn phiền của thế sự, thoải mái đọc một câu chuyện về thiền lý, từ trong đó hiểu rõ được ý vị chân thật của cuộc sống, đó chẳng phải là một cách hưởng thụ hay sao?
BÀI LIÊN QUAN
Giác Ngộ ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 8070 xem)
Ba mươi ba vị Tổ Ấn Hoa ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 5960 xem)
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông ( Tuệ Liên , 106582 xem)
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng ( Tuệ Liên , 99945 xem)
Thiền là gì? ( Nhật Huy , 35924 xem)
Bạn và Thiền ( Viên Đạo , 20430 xem)
Nụ cười thiền ( Lễ Nguyên , 8420 xem)
Ba bài pháp về Thiền Quán ( Thiền sư Mahasi Sayadaw , 76097 xem)
Thiền ( Phúc Trung , 7877 xem)
Căn Bản Pháp Hành Thiền ( Thiền sư Panyapatipo - Phạm Kim Khánh dịch , 6045 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng