Trang chủ > Phật Học > Thiền

Âm Thanh Của Trứng Gà

Tác giả: Tuệ Liên và Hải Liên dịch.  
Xem: 10002 . Đăng: 06/02/2015In ấn

TRÍ TUỆ CỦA THIỀN NGỘ

 

ÂM THANH CỦA TRỨNG GÀ

 

Tác giả : Ân Sơn

Người dịch : Tuệ Liên – Hải Liên

 

 

Năm đó, vị đệ tử quan trọng nhất của Lục Tổ Huệ Năng là Nam Nhạc Hoài Nhượng lúc rời Tào Khê đến Hành Sơn lập môn đình khác, Sư phụ Huệ Năng bảo với ông: “Dưới trướng của ngươi sẽ có một con ngựa non, rong ruổi khắp nơi, đạp phăng thiên hạ. Lại ngược dòng lịch sử, vào thời xa xưa trước khi Tổ sư Đạt Ma đến Trung Quốc, Sư phụ của Ngài là Tôn giả Bát Nhã Đa La , cũng dự đoán với Ngài rằng: “ Trung Quốc tuy rộng lớn nhưng không có đường cho ngươi, chỉ nhờ bước chân của côn cháu ngươi thôi, một hạt gạo trên núi Kim Kê, có thể cúng dường cho La Hán Tăng trong mười phương’.

Người mà chư Tổ sư huyền ký chính là Mã Tổ Đạo Nhất. Thiền sư Đạo Nhất quê ở Thập Phương tỉnh Tứ Xuyên, ho Mã, cho nên người đời sau tôn xưng Ngài là ‘Mã Tổ’.

Ngày xưa, các vị tăng ở Tứ Xuyên có một truyền thống tốt đẹp, sau khi xuất gia thọ giới, luôn phải khắc phục trăm ngàn mối gian nan nguy hiểm, phải xông pha vào những tầng tầng lớp lớp chướng ngại của núi Ba sông Thục, băng qua các thung lũng vây kín của Tứ Xuyên, xuôi về Hạ Giang (người Ba Thục gọi tên vùng đất rộng lớn từ Tam Hiệp trở xuống) vân du tham học, luyện tập thiền đạo –

Sông ra khỏi Tam Hiệp mênh mông cuồn cuộn, nghìn dặm băng băng, chảy xuôi về biển không hề trở lại. Tăng rời Tứ Xuyên, chân trời góc bể sáng rõ mọi điều, ngộ triệt đại đạo mới về quê hương.

Vào giữa niên hiệu Khai nguyên đời Đường Huyền Tông, sau khi Đạo Nhất rời Tứ Xuyên, đến Nam Nhạc Hành Sơn, suốt ngày ngồi thiền sừng sững nơi núi vắng tịch mịch. Đại sư Nam Nhạc Hoài Nhượng bèn cầm một viên gạch vụn đến ngồi mài trước mặt Đạo Nhất. Đạo Nhất lấy làm lạ hỏi Ngài mài gạch để làm gì? Ngài trả lời muốn mài nó để làm tấm gương. Đạo Nhất cười lớn nói rằng: ‘một miếng gạch vụn mà có thể mài thành gương sao?’Đại sư Hoài Nhượng hỏi ngược lại: ‘ông đã biết gạch không thể mài thành gương, vậy ngồi thiền thì có thể thành Phật sao?’

Một lời nói làm tỉnh người trong mộng, từ đó Đạo Nhất tham học dưới trướng Ngài Hoài Nhượng (xem “Thiền Đông Thiền Tây, Mài Gạch Làm Gương”), mười năm gian khổ khác thường, trải qua muôn tôi vạn luyện của Đại sư Hoài Nhượng đã làm cho một tiểu tăng Đạo Nhất mù mờ không hiểu gì trở thành Tông sư Mã Tổ thủ nhãn thông thiên - một người đã được định trước là Đại pháp vương - phải ruỗi rong khắp thiên hạ, tung hoành thiên cổ.

Mười năm mài kiếm, hào quang chiếu khắp đại thiên. Tiếng gào xuất thế của Mã Tổ Đạo Nhất đã đem lại sự phồn thịnh chưa từng có cho Thiền tông. Bởi vì Ngài đã đem khí phách rộng lớn bao la, trí tuệ thần kỳ linh động và thiền lý thâm áo huyền diệu của mình hiển thị ra trong Cuộc sống bình thường hằng ngày, làm cho mỗi một người bình thường nào cũng đều có thể thể hội được sự siêu việt của Thiền, cảm nhận được phong thái của Thiền, lãnh ngộ được trí tuệ Bát nhã của Thiền.

Vì thế học giả khắp nơi vân tập dưới giảng toà của Ngài, Tăng Nạp trong thiên hạ ngưỡng vọng tông phong mà tựu về; Rồng bay hổ gầm, voi dậm chân sư tử hống, Tăng đông vô số, nhân tài muôn vẻ. Vì vậy đạo tràng của Mã Tổ có tên là ‘Tuyển Phật Trường’

Một hôm, Mã Tổ Đạo Nhất đang cao đăng pháp toà tại pháp đường nói với muôn ngàn học Tăng: “Các ngươi, nên tin tưởng tự tâm là Phật, tâm này tức là tâm Phật”. Ban đầu, Đại sư Đạt Ma từ Nam Thiên Trúc đến Trung Quốc chúng ta tuyên dương pháp ‘Nhất tâm tối thượng thừa’ chính là muốn chúng ta ngộ được điểm này”.

Có một vị Pháp sư giảng kinh không hiểu nên bước lên thưa: “Đã là ‘ tức tâm tức Phật’ vậy Tổ sư Đạt Ma còn truyền cho Ngài Huệ Khả bốn quyển ‘kinh Lăng Già’ để làm gì?”.

Mã Tổ gật gật đầu, rồi bảo rằng: “Tổ sư Đạt Ma vì muốn dẫn lời ‘kinh Lăng Già’ để ấn tâm địa của chúng sanh. Ngài sợ chúng ta điên đảo, không tin pháp ‘tức tâm tức Phật’, nên theo ‘kinh Lăng Già’ lấy tâm Phật dạy làm Tông. Vô môn tức pháp môn. Cho nên những vị cầu pháp như các ngươi, không nên cầu gì cả. Không có Phật nào khác ngoài tâm, không có tâm khác nào ngoài Phật”.

Pháp sư hoát nhiên đại ngộ, đãnh lễ mà lui ra.

Một đệ tử khác từ trong đại chúng bước lên trước thưa: “Con xin hỏi Đại Hoà thượng, mỗi ngày chúng con phải tu như thế nào?’.

Mã Tổ Đạo Nhất khai thị tiếp: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thanh tịnh cũng tốt, ô uế cũng được, tất cả đều không chấp trước lưu luyến, cũng không để tâm ghét bỏ, tức là tu hành. Tâm niệm chúng ta luôn trôi chảy, niệm niệm bất khả đắc bởi vì chúng không có duyên cớ của tự tánh, cho nên tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức (tam giới đều từ nơi tâm, vạn pháp chỉ do thức biến).

Có một vị Thiền tăng nghe toàn tâm hoan hỷ, một lời khế cơ tâm được khai mở giác ngộ, xúc động quá nên khua tay múa chân, cười lớn rồi chạy ra giữa pháp đường. Tăng chúng xung quanh không lạ lùng gì nên tiếp tục lắng nghe Sư phụ thuyết pháp:

“Sâm la vạn tượng trong vũ trụ đều là dấu ấn của một pháp. Tức tâm tức Phật, làm sao mà lãnh hội? Các ngươi nên ghi nhớ: phàm những sắc được thấy đều là tâm thấy, tâm không phải tự tâm, nhờ sắc mà có. Tiếp xúc với các pháp là đạo, dừng lại là chân, hoàn toàn không phải là một loại lý luận! Thử nghĩ, tâm không có hình tướng, làm sao thể hiện được? Tâm có thể nhìn thấy sắc (sắc mà Phật giáo đề cập đến là vạn sự vạn vật), cái mà có thể nhìn thấy sắc, không phải là tâm thì là cái gì? Cho nên, tâm nhờ sắc mà có, thấy sắc tức là thấy tâm. Lỗ đen trong không gian vũ trụ chính là chứng minh sự tồn tại này.

Nhưng mà thiền tâm linh động, ngay cả Phật pháp mỹ diệu cũng không thể làm trở ngại . Vì thế, một thiền tăng đã khai ngộ hỏi một câu rất đặc biệt: “xin hỏi đại Hoà thượng, vì sao ngài nói ‘tức tâm tức Phật?’

Mã Tổ cười nói: ‘Để dỗ con nít đừng khóc’

Trong Phật giáo lưu truyền một câu chuyện như thế này: ‘một đứa bé luôn khóc không ngớt. Cha mẹ cho nó một lá cây khô vàng rồi nói đây là miếng vàng quý nhất trên thế giới. Thế là đứa bé vui mừng đem lá vàng ra chơi, và hết la khóc.

Thiền tăng hiểu ra cười nói: “Khi nín khóc thì như thế nào?”.

Mã Tổ đổi lại kiểu khác, nói: “Chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật”

Thiền tăng tiếp tục truy hỏi: “Ngoài hai loại người này ra, Ngài chỉ thị như thế nào?”.

Mã tổ nói: “Nói với anh ta, không phải là vật”.

Thiền tăng vẫn chưa chịu thôi, nhanh như ánh chớp, lại đem thiền cơ mạnh mẽ hướng đến tầng thứ tối cao: “Lúc bỗng nhiên gặp người trong đạo đến, lại phải như thế nào?”

Mã Tổ Đạo Nhất thở dài: “Dạy cho anh ta thể hội đại đạo”.

Tức tâm tức Phật cũng được, chẳng phải tâm chẳng phải Phật cũng được, chẳng phải vật cũng được, đều là lá vàng để dỗ trẻ con mà thôi, đều là để cho chúng ta thông qua nó mà thể ngộ đại đạo. Thiền tâm không có chỗ trụ, không thể chấp trước bất cứ một thứ gì. Cho nên, qua sông rồi nên vứt thuyền, được cá rồi quên nơm.

Một trong những vị đệ tử quan trọng của Mã Tổ là Bàng Cư Sĩ, rất nổi tiếng trong lịch sử Thiền tông, hỏi rằng: “Như nước không gân xương có thể thắng được thuyền lớn vạn hộc, nghĩa là thế nào?”

Mã Tổ quở rằng: “Ở đây không có nước mà cũng không có thuyền, nói gì mà gân xương?”

Tinh tuý của thiền ở ngay nơi thể nghiệm sinh mạng và chứng ngộ chân lý, chứ không phải ở nơi học tập triết lý và tri thức, nếu là mùi vị mà cứ dựa trên chữ nghĩa để viết văn chương thì càng rơi vào sai lầm.

Đương thời, Mã Tổ Đạo Nhất và Quốc sư Huệ Trung ở Nam Dương (xem “Thiền Đông Thiền Tây, Vô Phùng Pháp”) tuy là người của hai thời đại khác nhau, nhưng lại bạn bè thâm giao thường tin tức qua lại. Một hôm, thị giả của Quốc sư Huệ Trung - vẫn còn là một Sa di nhỏ tuổi tên là Đam Nguyên hành cước đến chỗ Mã Tổ, Sa di vẽ trước mặt Mã Tổ một hình tròn, sau đó lễ bái, rồi đứng im chẳng nói lời nào.

Hình tròn, tượng trưng cho Phật tánh viên mãn, biểu thị cho Niết bàn thanh tịnh, cho nên nói ‘Thân hiện tướng trăng tròn để biểu thị thể của chư Phật’. Vì thế, mã Tổ nghiêng nghiêng người về phía trước, cúi người xuống, hỏi một cách thân thiết: “Tiểu Đam Nguyên, chẳng phải con muốn làm Phật sao?”.

Không ngờ, tiểu Sa di chẳng chút cảm kích, nói rằng: “Đam Nguyên con không biết nặn con mắt của mình”.

Trong hư không vốn không có hoa đốm, những người mắt bị bệnh vì con mắt có màng mắt, thường ở trong cái không lại thấy có, nhìn thấy hoa đốm ở trong hư không. Phật giáo lấy đó để ví dụ cho cảnh giới vốn không có thực thể, do vọng kiến mà khởi lên cái biết sai lầm cho là thật có. Đứng trên quan điểm Đệ nhất nghĩa đế mà nói thì pháp không được thành lập, ý niệm thành Phật cũng lại như vậy, hư ảo không thật, giống như con mắt bị nhặm nên thấy những ngôi sao huyễn hoá loạn xạ ở trong hư không vốn thanh tịnh.

Mã Tổ Đạo Nhất cảm khái nói: “Ta không bằng con”

Câu nói ‘không mang ý tốt’ này của Mã Tổ giống như trong bông có dấu kim, không thể cầm nắm được, bạn cho là thật tức là bị lừa rồi - lầm cho huyễn hoá là thật có, cho nên Tiểu Đam Nguyên dường như không nghe thấy, không cho là mình đã hiểu.

Đức Phật dạy: “Bốn thứ nhỏ (Rồng nhỏ, Vua nhỏ, Đốm lửa nhỏ, Sa di nhỏ tuổi) không thể xem thường được” cũng không sai vậy!

Đường đường là Mã Tổ cũng có lúc mất móng chân trước. Nghe nói, trước lúc Mã Tổ ngộ đạo đã từng trồng chuối.

Sau khi Mã Tổ Đạo Nhất đi theo Đạo sư Nam Nhạc Hoài Nhượng được khai ngộ, điều đầu tiên Ngài nghĩ đến là trở về quê hương.

Cổ nhân nói: “Phú quý không trở về quê xưa, như áo gấm đi đêm”. Mây xanh đắc chí, áo gấm về quê, tổ tông vinh quang là một việc vui lớn trong cuộc đời! Người đã khai ngộ, bị hủy đi danh dự cũng không lo sợ, vinh hay nhục đều quên. Cho nên, sự dẹp đường về quê của Mã Tổ, thứ nhất là vì hoằng dương Phật pháp, thứ hai là vì báo đáp ân dưỡng dục ở quê xưa.

Mã Tổ Đạo Nhất có dị tướng bẩm sinh, có khí khái vương giả, có dáng đi của trâu, nét nhìn của hổ, đưa lưỡi lên quá mũi, dưới chân có hai vòng hoa văn. Thế mà, thân phụ của Ngài không phải là Vương tôn quý tộc gì mà chỉ là một người buôn bán nhỏ đi khắp nơi bán gầu xúc, ngay tên của ông họ cũng không nhớ, chỉ gọi ông là ‘Mã Gầu Xúc’.

Mọi người ở quê nghe nói, một vị Cao tăng đắc đạo từ Hồ Nam xa xôi sắp đến, nên cứ ngẩng đầu ngóng trông, còn bày ra một pháp đài cao cao chuẩn bị mời Cao tăng đăng đàn diễn thuyết Phật pháp thần kỳ, đồng thời cũng có thể giúp cho mọi người chiêm ngưỡng phong thái, quỳ bái đảnh lễ. Sự mong đợi thành kính của mọi người cuối cùng đã đạt được kết quả.

Đến rồi, đến rồi, Cao tăng đến rồi! Cao tăng, … ồ, cái gì mà Cao tăng đắc đạo, đây chẳng phải là con trai của Mã Gầu Xúc sao? Ồ, đúng là con trai của Mã Gầu Xúc rồi! Mọi người la lên rồi giải tán, bởi vì họ không tin con trai của Mã Gầu Xúc có thể khai ngộ đắc đạo, thành Phật làm Tổ. Mã Tổ lại rất cảm khái, nói: “Học đạo không về quê, về quê đạo không thơm”.

Người ta chỉ tin tưởng những Hoà thượng từ phương xa đến mới biết tụng kinh, chỉ sùng bái những nhân sĩ phú quý áo gấm về quê.

Vì thế, Mã Tổ đành mang hành trang lên lại cầm Thiền trượng chuẩn bị rời khỏi cố hương lần nữa, đi xuống miền cuối sông. Gặp chị dâu ở ngay cổng lớn của chùa, chị dâu ngăn bước của Ngài, xin Ngài truyền thọ Phật pháp cho. Mã Tổ cười nói: “Chị tin tưởng tôi thật sao? Hay là chỉ an ủi tôi thôi?”

Vẻ mặt chân thành của chị dâu đã biểu thị chắc chắn là mình thành kính cầu pháp với Mã Tổ. Lúc đó con gà của chị dâu đẻ được một cái trứng, nó cứ kêu miết: “cục cục tác, cục cục tác…”.

Mã Tổ Đạo Nhất nói: “Chị đem cái trứng gà đến đây, treo nó lên trên không, mỗi ngày sáng tối ghé sát lỗ tai vào nó nghe ngóng, đợi đến lúc nó phát ra âm thanh, chị liền đắc đạo”.

Trứng gà chắc chắn có thể phát ra âm thanh, nhưng nó phải trải qua sự ấp ủ cho chuyển hoá trứng mới trở thành gà con, khi sắp phá vỏ mà ra tong đó mới phát ra âm thanh. Nhưng mà trong thiên hạ làm gì có trứng gà chưa từng ấp mà phát ra âm thanh? Đây có thể là Phật pháp đúng đắn? không phải là yêu pháp tà ma ngoại đạo chứ?

Chị dâu không nghĩ như vậy, cô rất tin tưỏng lời của người em, làm đúng theo như thế. Sau khi Mã Tổ đi rồi, cô ta nghe ngóng rất nhiều năm, nhưng chưa hề nghe được âm thanh trong trứng gà. Mặc dù mọi người bàn tán xôn xao, người nhà cũng nói cô ta tẩu hoả nhập ma rồi, cô vẫn không để ý, không nản lòng, mỗi ngày đều toàn tâm chú ý nghe ngóng như vậy. Một hôm, ngay trong lúc cô toàn tâm lắng lòng chăm chú lắng nghe, sợi dây nhỏ treo trứng gà bị đứt, trứng cứ thế rơi xuống đất – “tách” trứng gà vỡ vụn!

Đồng thời lúc đó, dường như có tiếng sấm vô thanh đang vang dội trong linh hồn sâu thẳm của cô ấy, tánh linh lâu ngày bị vây khốn đã phá vỡ cái vỏ trứng vô hình. Chị dâu đại triệt đại ngộ.

Nghe âm thanh của vô thanh, đi vào cửa không có cửa, không nghi ngờ là pháp môn vi diệu. Thật ra, chẳng có gì là thần kỳ cả, dừng tâm trụ lại một chỗ việc gì cũng được. Trứng vỡ chẳng qua chỉ là cơ duyên xúc phát mà thôi.

Liên quan đến thiền cơ: Mã Tổ Bướng Bỉnh

Thiền tông, từ lúc Ngài Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc, tổ tổ tương truyền. Sau khi đến đời Lục Tổ Huệ Năng thì các bậc Long Tượng xuất hiện nhiều, thiền đạo hưng thịnh.

Hai bờ Bắc Nam con sông lớn, Thiền tông tòng lâm mọc lên như măng mùa xuân sau cơn mưa. Các vị Đại tông sư ai nấy đều phát triển sở trường của mình, dựng lên môn đình độc lập, sôi động rầm rộ, rất nhộn nhịp náo nhiệt! Nhưng chẳng ai dám tự ý xưng mình là ‘Tổ’. Không phải sao, Thiền sư Thần Hội ở Hà Trạch, xả bỏ thân mình, không tiếc thân mạng, để lập ra công lao hiển hách xác định địa vị chính thống của pháp môn đốn ngộ, ngay cả Hoàng đế cũng bị Ngài làm cho cảm động, ngự phong Ngài là Tổ thứ bảy của Thiền tông.

Thế mà, người trong tông môn lại không chấp nhận. Thế là thánh chỉ lời vàng ý ngọc cgắc chắn kia lại trở thành trò đùa.

 Sở dĩ Thiền sư Đạo Nhất được gọi là Tổ, đương nhiên không phải là do Ngài tự phong cũng không phải do một người - vật quyền uy nào nhận định, mà do Thiền tăng đương thời được Ngài giáo hoá gọi Ngài như vậy.

“Mã Tổ”, cách tôn xưng bình dân này mang ít nhiều hơi thở của núi rừng, dung hoà với vài nét văn hoá thành thị, và cũng có phần như là bạn bè thân thiết, cho nên nó đã không phù hợp với sự truyền thừa của pháp mạch thiền tông, cũng không phù hợp với quy cũ Phật giáo (để biểu thị sự bình đẳng cũng để biểu thị đã đoạn trừ quan niệm thông tục do Đại sư Cao Tăng đời Đông Tấn đề xướng, tăng nhân xuất gia đều lấy họ ‘Thích’ theo họ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni), cũng không phù hợp với lễ nghi thế tục. Nhưng nó lại chắc chắn đại biểu cho lòng dân, đại biểu cho sự kính trọng tự đáy lòng của ngàn vạn Thiền tăng.

Thiền sư Pháp Hội ở Lặc Đàm Hồng Châu (nay là huyện Cao An Giang Tây), nghe nói pháp hội của Mã Tổ rất hưng thịnh bèn mời Thiền sư Duy Kiến là người bạn tốt cùng tham học đến bái yết. Hôm đó, khi đã hành lễ tại phương trượng xong, Thiền sư Pháp Hội tự nhiên muốn hỏi Phật pháp nhưng lại không thể dập đầu suông trước vị Hoà thượng đường đầu này. Thiền sư hỏi: “Ý của Tổ sư từ tây Vực đến là gì?”

Mã Tổ nhè nhẹ nói: “Nói thầm thôi, lại gần đây, ta nói cho ông nghe”.

Thiền sư Pháp Hội rất cảm động, phấn khởi và cũng rất hồi hộp!

Mã Tổ biểu thị như vậy nhất định là muốn đem Phật pháp bí mật truyền cho ông. Thiền sư cố kìm nén trái tim đang nhảy thình thịch loạn xạ, vội vàng vươn tới trước mặt Mã Tổ….

“Bốp!”

Đột nhiên Mã Tổ đưa tay tát vào mặt Pháp Hội một bạt tai, nói: “Vì có người thứ ba đang ở trong pháp đường, không thể giữ được bí mật, ngươi đi đi, bữa sau lại đến”.

Tuy tự dưng lại bị ăn một bạt tai nhưng trong lòng Thiền sư Pháp Hội vẫn thấy vui vui như trước, bởi vì Mã Tổ hứa ngày khác sẽ trao truyền bí quyết Phật pháp cho ông. Đúng thế, tâm ấn bí mật của Phật đâu có thể qua loa được? Chắc chắn phải trong một tình huống hết sức kín đáo bí mật, miệng truyền qua tai mà thôi.

Trong mấy ngày đó, Thiền sư Pháp Hội cứ để tâm quan sát, nhẫn nại chờ thời cơ. Trời xanh không phụ lòng người, cuối cùng, có một hôm, Thiền sư phát hiện Mã Tổ đi một mình vào pháp đường. Pháp Hội tránh né ánh mắt của mọi người, một mình lặng lẽ lọt vào pháp đường, không đợi chờ được nữa, thưa: “Bây giờ không có ai cả, xin Hoà thượng nói cho con biết ý chỉ bí mật mà Tổ sư Đạt Ma đem từ Tây Trúc qua?”

Ai ngờ, Mã Tổ lại nói: “Ngươi đi đi, đợi đến lúc ta chính thức lên pháp đường ngươi đến hỏi, ta sẽ ấn chứng cho ngươi”.

Ngoài sự dự đoán! Thật ngoài sự dự đoán của Thiền sư Pháp Hội! Thiền sư thật không ngờ tới, bản thân đã lo liệu tính toán, khổ tâm mong đợi, thế mà kết cục lại như thế. Nên biết, lúc chính thức lên pháp đường, có trăm ngàn tăng chúng vân tập về pháp đường. Trước mặt tăng chúng, làm sao mà trao truyền ý chỉ bí mật? Đúng thật là ý tưởng này đã không đạt được kết quả, nó đã đánh tan, triệt để huyễn tưởng của Pháp Hội. Trong bức bách, ông tự nhiên quay đầu, thoáng thấy mặt mũi chân thật của chính mình. Pháp Hội liền tỉnh ngộ!

Sau khi Pháp Hội khai ngộ, lập tức cử chỉ hành động không như trước nữa, ông nói với pháp đường trống trải thênh thang rằng: “Tạ ơn đại chúng chứng minh”. Tiếp đó, ông đi quanh pháp đường một vòng rồi nghênh ngang bỏ đi.

Đây chính là thủ đoạn cay cú mà không để lại vết tích của Mã Tổ.

Thiền sư Duy Kiến ở Lặc Đàm Hồng Châu cùng đến với Pháp Hội, là một người đã tham thiền từ lâu. Một hôm, ông toạ thiền dưới cây lớn ở phía sau pháp đường, Mã Tổ nhìn thấy nên đi đến, cúi người xuống, thổi thổi vào lỗ tai ông.

Ông lão này cũng thật là, ông là bậc đại đạo sư hướng dẫn cho hàng ngàn tăng chúng tu hành, là một phương trượng ở địa vị cao, là tượng trưng cho Phật tánh, tại sao lại có thể đùa nghịch như đứa bé lên ba vậy? Điều càng không nên đùa là Thiền sư Duy Kiến đang toàn tâm toàn ý toạ thiền, không hề phản ứng, thế mà Ngài không cam tâm, lại nghịch ngợm thổi bên lỗ tai người ta một lần nữa.

Lần thứ hai bị thổi, Thiền sư Duy Kiến mở mắt trả lời, ông nhìn thấy Mã Tổ nên không có biểu hiện gì, chỉ cố gắng tiếp tục nhập định. Mã Tổ trở về phương trượng bảo thị giả đem một bát trà cho Duy Kiến. Thiền sư Duy Kiến nhìn nhìn vào bát nước, không uống, đứng dậy đi vào tăng đường.

Mã Tổ hai lần thổi vào lỗ tai Thiền sư Duy Kiến, làm cho ông kinh động rồi đứng dậy. Mục đích là bảo cho ông ta không những là chỉ có thể tuỳ thời nhập định mà phải biết tuỳ thời xuất định. Lại sợ ông ta giống như mình năm nọ đã rơi vào trong thiền vô ích nên bảo thị giả mang nước trà đến khiến cho người ta tỉnh táo ra. Thiền sư Duy Kiến và Sư phụ đều có tâm linh sắc sảo, hiểu rõ đạo lý ‘cây khô không thể mọc chồi non, nước chết không có rồng sống’, cho nên đứng dậy mà đi.

Đạo lý nghiêm túc như vậy lại phải dùng cách thức này để biểu đạt, chính vì Ngài là Mã Tổ! Mã Tổ giỏi giang, hoạt bát, thậm chí có phần bướng bỉnh!

Sử sách ngàn năm ghi công đức, bia miệng ngàn đời ở lòng người.

BÀI LIÊN QUAN

Giáo Hoá Thích Khách  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 11811 xem)

Chất Thiền trong sáng tác của Kawabata Yasunari (Nhật Bản) & Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam)  ( TS.Huỳnh Quán Chi , 11893 xem)

Miêu tả chân ngã  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 83403 xem)

Bẻ gãy ngạo mạn  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 10353 xem)

Nam Đốn Bắc Tiệm  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 12773 xem)

Diệu lý của Chư Phật và tự tâm tự độ  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 21448 xem)

Thiền Ngộ  ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 12803 xem)

Giác Ngộ  ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 8250 xem)

Ba mươi ba vị Tổ Ấn Hoa  ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 5992 xem)

Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông  ( Tuệ Liên , 108234 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ