Trang chủ > Phật Học > Thiền
Giáo Hoá Thích Khách
Xem: 9569 . Đăng: 06/02/2015In ấn
TRÍ TUỆ CỦA THIỀN NGỘ
GIÁO HOÁ THÍCH KHÁCH
Tác giả : Ân Sơn
Người dịch : Tuệ Liên – Hải Liên
Sự ra đi không trở lại của Chí Thành làm cho Đại sư Thần Tú cảm nhận sâu sắc rằng, thiền pháp của Đại sư Huệ Năng đích xác là cao minh hơn ta. Với sự khích lệ của Ngài lại có thêm vài đệ tử đi đến Lĩnh Nam Tào Khê. Tình hình này dẫn đến sự khủng hoảng của một số đồ đệ danh lợi dưới tướng của Đại sư Thần Tú. Họ tụ tập lại tính mưu kế, bàn bạc làm thế nào để tiêu trừ ảnh hưởng của Đại sư Huệ Năng càng ngày càng lớn rộng trong thiền lâm. Trong đó có một người than rằng: “Nghe nói Lĩnh Nam hằng năm đều có chướng khí dày đặc, sao không hại chết người tiều phu này nhỉ?”
Đúng! Đúng! Chỉ cần cán cờ của Huệ Năng ngã xuống, những gì là gia phong Tào Khê, pháp môn đốn ngộ đều tiêu tan theo mây khói, đi theo Diêm vương thôi. Thế là họ tìm ra tráng sĩ, đầu óc đơn giản lại chuyên bênh vực người bị ức hiếp đó là Trương Hành Xương. Trương Hành Xương là người Giang Tây, từ nhỏ đã thích múa gươm múa kiếm, luyện thành công phu thân cứng, năm ba người khoẻ mạnh cũng đừng hòng đến gần. Anh ta hành hiệp trượng nghĩa, đánh kẻ hung tàn, giúp người hèn yếu, là người có tên tuổi ở dọc bờ Trường Giang. Anh ta tuy là một nam tử hán sấm vang chấp giật, khí thế bừng bừng, nhưng lại là một người rất có hiếu. Vì cầu cho bịnh tình của mẹ thuyên giảm nên thường đến chùa Ngọc Tuyền lễ bái dâng hương. Họ tìm Trương Hành Xương đến liêu phòng, nguỵ tạo ra rất nhiều câu chuyện về Huệ Năng, nói Huệ Năng gian trá như thế nào, lừa dối sự tín nhiệm của Ngũ Tổ, sau khi trộm ca sa chạy trốn suốt đêm, ẩn trốn ở Lĩnh Nam mười sáu năm… những người đó khóc lóc thêu dệt nên chuyện, làm kích động khí thí nghĩa hiệp trừ tà phò chánh của Trương Hành Xương. Anh ta nộ khí xung thiên, đập bàn đứng dậy, nhận lời bọn họ đến Lĩnh Nam hành thích Huệ Năng. Lúc sắp đi, bọn họ cho Trương Hành Xương 10 lạng bạc, nói là để cho mẹ anh ta mời thầy thuốc khám bệnh. Trương Hành Xương lại cảm động đến nổi không biết nói sao cho phải, nên lập tức lên đường, ngày đêm không nghỉ. Băng qua ngọn Đại Dữu Lĩnh ở biên giới của Giang Tây và Quảng Đông, rồi đi thẳng đến Thiều Châu Tào Khê, ….
Ban đêm ở chùa Bảo Lâm rất yên tĩnh, chỉ có suối Tào Khê ở trước chùa, không biết mệt mỏi hát khúc tiểu dạ trong xanh cho núi non trầm mặc. Một bóng đen mặc đồ đi đêm, giống như một âm hồn nhanh nhẹn lặng lẽ lướt qua hàng rào, nhẹ nhàng đi xuyên qua mái hiên chánh điện, tiếp cận với phương trượng - ở đó chính là nơi Đại sư Huệ Năng đang yên giấc!
Bóng đen bí mật, đương nhiên là sát thủ đến hành thích – Trương Hành Xương!
Trương Hành Xương lặng lẽ đứng một hồi lâu trước cửa phương trượng, dường như đang suy nghĩ làm thế nào để vào trong thất. Lúc anh ta đưa tay lên sửa lại mặt nạ bảo vệ, trong lúc vô ý khuỷu tay đụng nhẹ phải tấm cửa lớn, không ngờ cánh cửa kia lại bị mở ra!
Trời ạ! Cánh cửa phương trượng chỉ là khép hờ thôi!
Trên đời lại có những điều may mắn vậy sao?
Đúng là trời đã giúp ta! Trương Hành Xương không nghĩ ngợi nhiều, rút cây dao nhọn sắc bén ra, lách mình đi chậm vào trong thất…
Trong phương trượng vẫn một vùng tĩnh mặc hiền hoà, chỉ có tiếng thở đều đều từ góc phòng vẳng lại. Trương Hành Xương đưa dao lên cao, lặng lẽ mò đến bên giường, nhắm đến phần cổ của người nằm trên giường độc ác đâm xuống – người nằm trên giường vẫn không hề phản ứng gì.
Chẳng biết vì sao mà mọi việc lại rất thuận lợi như thế, hay chỉ là ảo giác, Trương Hành Xương cảm thấy mũi dao đâm xuống có cái gì đó rất khác thường. Anh ta chẳng kể ba bảy hai mươi mốt gì cả, liên tiếp đâm xuống hai nhát nữa. Lúc đó, người vốn phải chết trên giường lại mở miệng nói: “Chánh kiếm không làm việc tà, tà kiếm không làm việc chánh, dao của ngươi là con dao tà ác, vĩnh viễn không thể giết được ta”.
Trời ạ! Trên đời lại có những việc kỳ quái này sao? Trương Hành Xương hồn phách bất định vốn đã nghi ngờ có gì mờ ám, đột nhiên lại nghe ‘người chết’ nói chuyện. Sự kinh hoàng , sợ hãi đủ làm anh ta hồn bay phách tán! Anh ta kinh hoàng la lên một tiếng, sợ hãi đến nỗi ngất đi…
Nguyên là Lục Tổ Huệ Năng từ sau khi đại triệt đại ngộ, thần thông đầy đủ, nên vài ngày trước đã cảm thấy một luồng sát khí dần dần đến Tào Khê. Đêm hôm đó, Ngài cố ý khép hờ cửa, tắt đèn nằm trên giường, nhập vào thiền định từ bi (một trạng thái thiền định có thể hoá giải tất cả sân hận). Cho nên mũi dao của Trương Hành Xương không mảy may làm hại ngài được.
Chẳng biết trải qua thời gian bao lâu, Trương Hành Xương giống như con rắn vào tiết kinh Trập, dần dần dường như tỉnh lại sau trạng thái nghỉ Đông. Anh ta nhìn thấy Đại sư Huệ Năng ngồi ngay ngắn trên giường thiền. Trên thân dường như phóng ra hào quang thần thánh. Trong lòng anh ta cứ mù tịt, chẳng hiểu gì cả chỉ biết quỳ xuống đất không ngừng dập đầu lạy, khẩn cầu Đại sư Huệ Năng tha thứ.
Đại sư Huệ Năng nói: “Ta hoàn toàn không nợ mạng của Ta, ngươi cũng không làm hại đến Ta, cho nên Ta càng không muốn đối xử với ngươi như thế nào cả. Ngươi đi đi! Sau này tự làm cho tốt”.
Trương Hành Xương không thể nào dám tin, người sém chút nữa bị anh ta giết, lại có thể dễ dàng bỏ qua cho anh ta như vậy. Chẳng phải là nằm mơ sao? Anh ta do dự đứng dậy, nhìn ra cửa thử xem nên đi về hướng nào…
“Quay lại!”
Trương Hành Xương giật mình, nhìn lại, Huệ Năng hối hận rồi! Đúng vậy, thù hận của sanh và tử ai có thể quên được? Sống trên đời này bạn có tội thì phải đền tội, về lý thì phải trừng phạt nghiêm khắc!
Ai ngờ, Đại sư Huệ Năng lại nói: “Ta biết, lúc ngươi đến giết Ta, đã nhận trước của người ta mười lạng bạc. Nay ngươi hành thích không được phải đối xử với người ta như thế nào?”.
“Con,…” mười lạng bạc đó đã tiêu hết cho mẹ khám bệnh rồi, chỉ có chết mới có thể tạ tội được, anh ta thật không biết làm sao nữa.
Đại sư Huệ Năng cười, nói rằng: “Tục ngữ có câu, một nén bạc khó giết anh hùng hảo hán. Ngươi tuy thân có võ nghệ, lại nghèo xác xơ, cho nên ta đã chuẩn bị cho ngươi đủ mười lạng bạc. Ta đã để trên ghế bên cạnh ngươi. Ngươi cầm đi để trở về trả lại cho người ta”.
Trương Hành Xương trố mắt đờ đẫn, tiếp đó nước mắt dàn dụa. Một người mãi sống cuộc sống giang hồ khoan khoái với ân nghĩa và thù oán, lưỡi dao liếm máu như anh ta chưa hề nhận được ân tình nồng ấm như vậy. Thế là anh ta phát khởi lòng thành hướng đến Lục Tổ Huệ Năng cầu xin sám hối, ngay lúc đó liền phát nguyện xuất gia, suốt đời hầu hạ bên cạnh Sư phụ để chuộc lỗi lầm. Đại sư Huệ Năng nói: “Ngươi muốn cải tà quy chánh, xuất gia tu hành đương nhiên là rất tốt, nhưng ngươi lại không thể ở lại Tào Khê, càng không thể ở lại bên cạnh ta”.
Thử nghĩ xem ai lại muốn một người đã từng giết mình ở lại bên cạnh chứ? Vẻ mặt Trương Hành Xương lộ vẻ tuyệt vọng, lầm bầm nói: “Đúng rồi! tội của ta không thể tha thứ…”
Đại sư Huệ Năng cười cười nói: “Ngươi muốn đi đến đâu? Nếu ngươi ở lại Tào Khê, Ta sợ các đệ tử của Ta biết được chuyện này sẽ bất lợi cho ngươi, làm tổn hại ngươi, cho nên ngươi tạm thời lánh đi, đợi sau khi tình hình yên lặng rồi quay lại. Đến lúc đó Ta nhất định thâu nhận ngươi làm đệ tử”.
Nước mắt của Trương Hành Xương chảy dài như sông, đầm đìa như mưa lớn, anh ta dập đầu lạy tạ Ngài Huệ Năng rồi lẫn trốn ngay trong đêm.
Sau hơn mười năm, một vị tăng khổ hạnh thần thái mệt mỏi, dung mạo tiều tuỵ đi đến Tào Khê. Anh ta giống như một du tử phiêu bạt nơi chân trời góc bể, bỗng nhiên gặp được mẹ hiền tóc bạc ngày đêm nhớ mong, bổ nhào xuống đầu gối ngài Huệ Năng, khóc rưng rức. Ngài Huệ Năng cũng thật giống như mẹ hiền, xoa đầu anh ta, cảm động nói: “Ta đã nhớ con từ lâu, rất lâu rồi, tại sao bây giờ con mới trở lại?”
Vị tăng khổ hạnh bây giờ chính là sát thủ Trương Hành Xương ngày xưa.
Năm đó sau khi được Đại sư Huệ Năng cảm hoá, đã mai danh ẩn tích, đến xuất gia ở một ngôi chùa nhỏ. Để sám hối tội lỗi của mình, anh ta kiên quyết bắt đầu tu khổ hạnh đầu đà rất là gian nan. Ngài Huệ Năng quan tâm hỏi anh ta: “Con đã xuất gia rồi thì con tu hành như thế nào?”
Hành Xương thưa: “Đã bao năm nay, đệ tử cứ đọc tụng kinh ‘Niết Bàn’ làm thời khoá, nhưng do đệ tử căn cơ thấp kém, lại không có minh sư chỉ dạy, chỉ là theo sách mà đọc thôi, ngay cả ý nghĩa căn bản ‘thường và vô thường’ ở trong kinh đệ đều không hiểu lắm. Hôm nay đúng lúc xin đại Hoà thượng giảng qua cho đệ tử một tí”.
Ngài Huệ Năng nói: “Vô thường trong chốc lát mà có biết bao là thay đổi, tức là Phật tánh, hữu thường chính là tâm phân biệt tất cả các pháp thiện ác”.
Hành Xương giật mình, kinh ngạc hỏi: “Sư phụ, điều mà ngài nói như vậy so với văn nghĩa trong ‘kinh Niết Bàn’ rất sai khác nhau, phải chăng trái lại với ý nguyện của kinh Phật?”
Huệ Năng mỉm cười nói: “ Ta là tổ sư Thiền tông được tương truyền từ cùng một mạng mạch của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là thay Phật tuyên truyền giáo hoá, truyền Phật tâm ấn. Lời của Ta làm sao có thể trái với kinh Phật?”
Hành Xương nói: “Nhưng trong ‘kinh Niết Bàn’ nói Phật tánh là thường mà Ngài lại nói vô thường; trong kinh nói tất cả pháp thiện ác vẫn cho đến tâm bồ đề…đều là vô thường, ngược lại Ngài lại nói là thường. Đây chẳng phải là trái ngược, tương phản với kinh văn sao?”
Đại sư Huệ Năng cười ha hả, cứ cười mãi làm cho Hoà thượng Hành Xương này đờ đẫn ra.
Sư phụ, Ngài cười như vậy con càng mờ mịt hơn.
Đại sư Huệ Năng bảo: “Bộ kinh Niết Bàn này, trước khi Ta đến Hoàng Mai cầu pháp đã nghe Tỳ Kheo Ni Vô Tận Tạng đọc qua một lần. Lúc đó, ta có thể giảng giải cho cô ta , không có chữ nào, nghĩa nào là không phù hợp với nghĩa trong bản kinh ‘Niết bàn’. Nay ta giải thích cho con cũng như vậy”.
Hành Xương vò đầu mãi, cũng không thể xua hết nghi hoặc đầy trong óc não, nên khẩn cầu lần nữa: “Sư phụ! Con bẩm tánh ngu xuẩn, học thức lại ít ỏi, xin Ngài giải thích tường tận cho con”.
Đại sư Huệ Năng gật đầu rồi nói với anh ta: “Con biết không, tại sao đức Phật nói kinh Niết Bàn? Vì sao trong kinh lại nói rõ Niết Bàn có bốn ý nghĩa Thường, Lạc, Ngã, Tịnh?”.
Hành Xương lắc lắc đầu giống như đánh trống rao hàng.
Đại sư Huệ Năng chậm rãi nói: “Có một vài người lấy vô thường làm thường, lấy khổ làm vui, lấy vô ngã làm ngã, lấy bất tịnh làm tịnh, đây là bốn loại điên đảo, cũng chính là tà thường. còn có một số người không rõ đạo lý tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên, lại đem phi thường, phi lạc, phi ngã, phi tịnh làm thành lý luận bảo bối, đây cũng là bốn loại điên đảo. Chính để phá trừ tám loại thấy biết sai lệch này mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới thuyết minh Niết Bàn có bốn đức: chơn thường, chơn ngã, chơn lạc, chơn tịnh ở trong kinh Niết Bàn”.
Pháp đức Phật thuyết đều là vì hoá độ chúng sanh tương ứng. Cho nên, chúng ta không thể đem kinh điển của Phật làm thành một giáo điều bất biến. Con vì những văn tự chết ấy mà lý giải ý nghĩa kinh Phật một cách máy móc, từ đó mà giải thích sai giáo nghĩa vi diệu, viên dung của Phật Đà. Hành Xương này, con nên hiểu rõ, học Phật kỵ nhất là giáo điều cứng nhắc. Cứ như con trước đây vậy thì dù có đọc tụng kinh Phật ngàn lần, vạn lần cũng không ích lợi gì?”
Giáo pháp của Lục Tổ Huệ Năng và Phật Đà giống nhau như đúc, đều là “quán sát căn cơ để giáo hoá thích hợp”. Nếu khi đệ tử chấp trước ‘Phật tánh là thường’ thì Ngài liền nói Phật tánh ‘vô thường’; Nếu đệ tử chấp trước ‘Phật tánh là vô thường’ thì ngài sẽ nói ngược lại ‘Phật tánh là thường’. Thật ra, Phật tánh chẳng phải thường hay vô thường. Đức Phật và Tổ sư nói ‘thường’ và ‘vô thường’ đều là để phá trừ chấp trước của chúng ta.
Một người có mắt sáng dẫn một đoàn tạm thời bị mù đi trị liệu về mắt. Trên đường họ đi tìm thầy thuốc rất là gập ghềnh gian nan, đầy dẫy những hòn đá lớn nhỏ và các hố sâu. Để tránh những chướng ngại đó, người mắt sáng sẽ phải chỉ huy đội ngũ của anh ta lúc thì đi qua trái, lúc lại bảo họ đi qua phải. Cứ như vậy, ắt sẽ có người không khỏi nghi ngờ: trái và phải đúng là ngược nhau, cuối cùng thì anh bảo chúng tôi đi qua trái hay đi qua phải?
Thực ra, người mắt sáng không phải chỉ bảo họ đi qua trái, cũng không phải bảo họ đi qua phải mà là bảo họ đi về phía trước; Kỳ thật, đi về phía trước cũng không phải là mục đích mà là đem họ đến được chỗ trị liệu, làm cho mắt họ được sáng lại.
Dưới sự thấm nhuần cơn mưa pháp của Lục Tổ Huệ Năng, Hành Xương hoát nhiên đại ngộ! Giống như dòng suối tuôn trào từ trong ruộng tâm của Ngài mà chảy ra:
“Vì chấp tâm vô thường, Phật nói có Phật tánh.
Không biết là phương tiện, như nhặt đá ao xuân.
Ta nay không phí công, Phật tánh lại hiện tiền.
Chẳng phải Thầy cho ta, cũng không phải ta được”.
(Nhân thủ vô thường tâm, Phật thuyết hữu thường tánh.
Bất tri phương tiện giả, do xuân trì thập lịch.
Ngã kim bất thí công, Phật tánh nhi hiện tiền.
Phi sư tương thọ dư, ngã diệc vô sở đắc.)
Đại sư Huệ Năng nghe bài kệ ngộ đạo của anh ta xong rất vui, bảo anh ta rằng: “Hôm nay con đã triệt ngộ lớn, pháp danh của con là Chí Triệt nha!
Từ đó Hành Xương đổi tên thành Chí Triệt, nhiều năm ở bên cạnh hầu hạ Sư phụ. Kẻ sát thủ lỗ mãng này một khi đã bỏ dao xuống, không những ngộ thấu sự thật của nhân sanh vũ trụ mà còn trở thành một trong mười người đệ tử lớn của Ngài Huệ Năng lúc tuổi đã già.
Liên quan đến thiền cơ: Cường Đạo Và Đồ Tể
Một đêm hôm nọ, mấy kẻ cường đạo đi cướp của nhà người ta. Cả nhà lớn nhỏ nhìn thấy bó đuốc cháy rừng rực và con dao lớn sáng quắc, sợ quá, họ đều quỳ xuống đất, không ngớt dập đầu cầu xin: “ xin Đại vương tha mạng, xin Đại vương tha mạng…”
Đại vương, Sơn Đại vương tự nhiên làm người ta khiếp sợ. Kẻ cường đạo nghe không lọt tai bèn mắng rằng: “Đại vương cái gì? Ta đây là một anh hùng hảo hán không sợ trời, không sợ đất! Gọi ta là hảo hán!”.
“Hảo hán, hảo hán,…”
Lúc này từ xa vọng lại mấy tiếng gà trống gáy. Các hảo hán không kịp trả lời, vội vàng chạy trốn.
Người lớn trong nhà đó đứng dậy gọi theo cái bóng sau lưng của họ đã nhanh chóng đi xa: “Hảo hán, hảo hán, ăn cơm sáng rồi hãy đi”
Tụng viết:
“Cường đạo sợ trời sáng, gà gáy hiện nguyên hình.
Từ bi giải thù hận, sát thủ tụng Phật kinh”.
(Cường đạo phạ thiên minh, kê khiếu hiện nguyên hình.
Từ bi hóa cừu hận, sát thủ tụng kinh Phật.)
Cường đạo giết người cướp của, tung hoành khắp nơi, tại sao lại sợ trời sáng? Thiền sư Chí Triệt làm sao có thể từ một hung thủ đâm chém Lục tổ lại chuyển hoá thành một trong mười vị đệ tử lớn rất đắc lực của Đại sư Huệ Năng?
Tất cả điều này đều là do tác dụng của “Phật tánh”.
Thời Nam Tống, có một Thiền sư tên Tư Nghiệp ở Thiền viện Văn Thù (nay là thành phố Thường Đức tỉnh Hồ Nam). Tổ tiên ông đời đời nối nhau sống bằng nghề đồ tể. Tự nhiên như vậy, sau khi trưởng thành, ông cũng nối nghiệp của cha, bắt đầu giết heo, mổ dê. Đồ tể cũng có thiện căn, một cơ duyên ngẫu nhiên, anh ta theo những người hàng xóm đến chùa thắp hương lễ Phật. Trong sự tình cờ, anh ta nghe được Thiền sư khai thị đạo lý “tâm là Phật” (tức tâm tức Phật). Mặc dù vậy, anh ta vẫn không thể tin được. Ví dụ một kẻ đồ tể như anh ta thì làm sao có thể “bỏ dao xuống, lập tức thành Phật” được?
Không ngờ, anh ta tuy chưa “bỏ dao xuống, lập tức thành Phật”, mà lại “cầm dao lên, lập tức thành Phật” rồi - Một hôm, lúc anh ta giết lợn như thường lệ, chính ngay trong sát na, mũi dao của anh ta từ cổ lợn thọc vào trong lòng ngực, máu tươi phun trào ra ngoài, anh ta bỗng nhiên thấu triệt nguồn tâm, đại triệt đại ngộ. Anh ta liền làm một bài kệ:
“Ngày qua tâm Dạ xoa, hôm nay mặt Bồ tát.
Bồ tát và Dạ xoa,cách nhau trong gang tấc.”
(Tạc nhật Dạ xoa tâm, kim triêu Bồ tát diện.
Bồ tát dữ Dạ xoa, bất cách nhất điều tuyến.”
Ngay lúc đó, anh ta ném dao mổ xuống đất, bỏ nghề nghiệp cũ, xuất gia làm Tỳ kheo, pháp danh Tư Nghiệp.
Sau khi anh ta xuất gia, hành cước đến chùa Văn Thù, bái kiến Thiền sư Tâm Đạo. Thiền sư Tâm Đạo hỏi anh ta: “Lúc ngươi đang giết heo, ngươi thấy cái gì, mà cắt tóc hành cước vậy?”
Thiền sư Tư Nghiệp yên lặng không nói, ngay trong giảng đường làm một tư thế cầm dao đâm giết. Nhiều năm trước, Tổ sư tông Vân Môn là Thiên Y Nghĩa hỏi đệ tử của Ngài là Huệ Lâm Tông Bản rằng: “Khi tức tâm tức Phật là như thế nào? Tông Bản trả lời như núi lỡ trời kinh: “Giết người phóng hoả có gì khó?”.
Đem so sánh “tức tâm tức Phật” và “giết người phóng hoả” đã chứng minh rõ ràng Huệ Lâm Tông Bản đã khế nhập chân đế của Phật pháp, trừ sạch phàm tình vọng thức và phân biệt đối lập. Cũng như vậy, Thiền sư Tư Nghiệp dùng tư thế cầm dao đâm giết để biểu thị, cho dù là hành vi đang giết heo máu tanh, nhưng tự tánh chưa từng mất đi tí nào. Chỉ cần ngay trong lúc giác ngộ, lập tức có thể thành Phật làm Tổ.
Thiền sư Tâm Đạo Văn Thù ấn khả ngộ cảnh của anh ta, rồi nói: “kẻ đồ tể này đi tham thiền đi!”
Sau đó, Thiền sư Tâm Đạo lui ra, đem chức vụ trú trì chùa Văn Thù truyền lại cho Tư Nghiệp.
Lúc mê thì sát sanh, người tức là Dạ xoa; Trong một niệm giác ngộ, đồ tể liền thành Bồ tát. Dạ xoa và Bồ tát đều là một người mà ra.
BÀI LIÊN QUAN
Chất Thiền trong sáng tác của Kawabata Yasunari (Nhật Bản) & Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam) ( TS.Huỳnh Quán Chi , 10553 xem)
Miêu tả chân ngã ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 81483 xem)
Bẻ gãy ngạo mạn ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 8605 xem)
Nam Đốn Bắc Tiệm ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 10637 xem)
Diệu lý của Chư Phật và tự tâm tự độ ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 18852 xem)
Thiền Ngộ ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 10563 xem)
Giác Ngộ ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 6626 xem)
Ba mươi ba vị Tổ Ấn Hoa ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 5580 xem)
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông ( Tuệ Liên , 92638 xem)
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng ( Tuệ Liên , 95505 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ