Trang chủ > Phật Học > Thiền
Bẻ gãy ngạo mạn
Xem: 10451 . Đăng: 27/01/2015In ấn
TRÍ TUỆ CỦA THIỀN NGỘ
BẺ GÃY NGẠO MẠN
Tác giả : Ân Sơn
Người dịch : Tuệ Liên – Hải Liên
Sau khi Ngài Huệ Năng sang sông, Ngài gạt nước mắt từ giã Sư phụ Ngũ Tổ. Ngày đêm Ngài tiếp tục lên đường, đi thẳng đến núi Đại Dữu ở giáp giới của Giang Tây và Quảng Đông. Trèo đèo, lội suối đi qua ngọn núi vừa dài vừa cao vừa nguy hiểm này là đến cố hương Lĩnh Nam rồi.
Cuối cùng, Ngài lại được trở về Tào Khê.
Bá tánh trong thôn Tào Hầu nghe nói Huệ Năng đạt được y bát của Tổ sư Thiền tông trở về, họ reo vui rộn rã đón tiếp như một vị anh hùng của dòng họ trở về. Thế là, họ khua chiêng đánh trống, lần nữa ủng hộ tôn sùng đưa Ngài Huệ Năng đến chùa Bảo Lâm, mời Ngài đăng đàn thuyết pháp, hoằng dương thiền pháp. Nhưng chỉ được chín tháng, hành tông của Huệ Năng bị bọn ác đồ phát hiện và vọng tưởng tranh đoạt y bát Thiền tông. Trong một đêm không trăng, gió lớn, chúng xông vào chùa Bảo Lâm, đi thẳng vào phương trượng của Ngài Huệ Năng đang ở….
May mắn thay! Đại sư Huệ Năng sau khi khai ngộ, trực giác vô cùng nhạy bén. Trong tâm Ngài rõ ràng sáng tỏ, thường biết rõ mọi việc, nên sớm đã nhận ra ý đồ bất lương của họ và đã trốn đi trước. Ngài trốn đến một ngọn núi lớn cây cối rậm rạp ở phía sau ngôi chùa. Ai ngờ bọn người tán tận lương tâm kia vì muốn ép Ngài đi ra khỏi rừng núi, đã ngang nhiên phóng hoả đốt núi!
Lửa cháy bừng bừng, khói đen cuồn cuộn, thế lửa càng lúc càng mạnh, ngọn lửa cháy càng lúc càng gần…
Ngay thời khắc đó, nếu Ngài Huệ năng không tự cứu mình, thì có thể tiêu thân trong biển lửa!
Không chút lo sợ, Ngài đi đến khe hở giữa hai tảng đá lớn, xếp bằng hai chân ngồi xuống, nhập vào thiền định sâu xa - sự việc bất khả tư nghì đã phát sanh, nhục thân của Ngài vẫn được ẩn dấu sâu giữa hai tảng đá!
Theo truyền thuyết, Sơ tổ Thiền tông – Tôn giả Đại Ca Diếp, chính nhờ lực của thiền định này đã ẩn vào trong ngọn núi Kê Túc, đợi đến khi Phật Di Lặc giáng sanh. Mà ngày nay, trên tảng đá ở núi Tào Khê vẫn còn lưu giữ dấu tích Lục Tổ Huệ Năng kiết già phu toạ, thậm chí những đường hoa văn trên y phục cũng rất rõ ràng. Mọi người đều gọi đó là “Tị nạn thạch” (đá tị nạn).
Ngài Huệ Năng sau khi lánh nạn ở trong núi sâu vùng Hoài Tập, Tứ Hội ở Quảng Đông mười lăm năm, pháp duyên cuối cùng cũng đã chín muồi. Lần thứ ba Ngài đến Tào Khê chính thức trú trì chùa Bảo Lâm (nay là chùa Thiều Quan Nam Hoa). Tin tức Lục Tổ thiền tông xuất thế ở Lĩnh Nam nhanh chóng truyền khắp Phật môn, rất nhiều Tăng nạp nghe danh thiền phong mà đến quy y.
Đúng là mùa xuân, thời tiết rất ôn hoà, muôn hoa đua nở, sắc xuân tươi đẹp, gió xuân ấm áp, Thiền Tăng hành cước vân du, gậy thiền làm ngựa vượt qua ngàn non, giày cỏ làm thuyền vượt qua sông suối, đến các tòng lâm hai bên bờ Bắc Nam sông lớn để thăm viếng hỏi đạo. Ngày hôm nọ, một Tỳ kheo (người xuất gia) trẻ tuổi đang dong ruổi trên con đường cát bụi dặm trường. Anh ta tên là Pháp Đạt, chớ thấy anh ta trẻ mà cho rằng anh ta còn nhỏ; Tăng lạp (năm tháng xuất gia) lại rất nhiều - mới bảy tuổi đã xuất gia. Anh ta nghe nói Lục Tổ đã lộ diện, không quản đường sá xa xôi, từ Hồng Châu tỉnh Giang Tây (nay là Nam Xương) vội đến bái yết. Thế mà, lúc anh ta đi vào chùa Bảo Lâm, khi thật sự nhìn thấy Lục Tổ Huệ Năng, lại rất thất vọng: lẽ nào người vừa thấp, vừa xấu , vừa đen, vừa gầy này lại chính là Tổ sư đời thứ sáu của Thiền tông sao? Lẽ nào kẻ nam man một câu cũng không biết này lại thật sự tinh thông Thiền pháp thần kỳ mà huyền diệu hay sao?
Nhưng đã đến trượng thất người ta, Pháp Đạt không thể không theo quy cũ viếng chùa của người xuất gia, đành đảnh lễ Đại Hoà thượng đường đầu ba lễ. Đương nhiên, sự lễ bái của anh ta rất là qua loa lấy lệ, ngay cả đầu cũng chưa được sát đất. Lục tổ thấy như vậy liền quở trách: “Tăng nhân đảnh lễ nên năm vóc sát đất, mà kiểu dáng lễ bái của ngươi thì đầu không sát đất, chẳng bằng đừng khấu đầu còn hơn! Ngươi cống cao ngã mạn như vậy, trong tâm nhất định đang chứa loại tự phụ gì trong đó!”
“Con là Pháp Đạt Tu trì ‘kinhPháp Hoa’ đã mười mấy năm, đã từng tụng niệm hơn ba ngàn lần”. Vừa nói, ý thức trong đầu Pháp Đạt lại trổi lên.
Lục Tổ nói: “Ngươi tên là Pháp Đạt mà chưa từng đạt pháp! Tăng nhân đảnh lễ không chỉ để bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với người khác, mà còn để chiết phục tâm ‘ngã mạn’ của mình. Bởi vì, trong tâm người xuất gia một khi vẫn còn tập khí ngạo mạn, ngã chấp chưa đoạn trừ thì không thể thể ngộ được chân lý của vũ trụ nhân sinh. Ngươi chỉ mới đọc kinh ngoài miệng, ý nghĩa trong kinh điển ngươi vẫn chưa rõ. Ngươi nên hiểu rằng, chỉ có sáng tâm thấy tánh, mới có thể gọi là Bồ tát”.
Pháp Đạt đỏ mặt tía tai, lung túng đứng dậy ngay tại chỗ đó.
Lục Tổ nhẹ nhàng thở ra một hơi rồi chậm rãi nói: “Hôm nay, ngươi từ xa đến thăm ta, cũng coi như có duyên phận, nay Ta nói cho ngươi diệu nghĩa của Phật pháp.
Lục Tổ đưa cho Pháp Đạt một tách trà, đợi anh ta uống hết, mới hỏi: “Pháp Đạt! ngươi hãy miêu tả chính xác hương vị của tách trà này là gì? Nó và tách trà ngươi đã từng uống trước đây có gì khác nhau?”
“Điều này, điều này,…” pháp Đạt ngập ngừng hồi lâu mà vẫn không nói chính xác ra được hương vị của tách trà.
Lục Tổ cười lớn, nói: “Thiền không thể dùng lời lẽ để nói, như người uống nước nóng lạnh tự biết lấy. Áo diệu của Phật pháp cũng không thể dùng chữ nghĩa để biểu đạt. Tất cả kinh sách, kể cả “kinhPháp Hoa” đều là công cụ để đức Phật chỉ dạy cho chúng ta khai ngộ. Nó cũng giống như ngón tay chỉ mặt trăng, mục đích là để cho chúng ta thuận lợi, nhanh chóng tìm ra mặt trăng. Mà bản thân ngón tay hoàn toàn không phải là mặt trăng. Nếu ngươi chỉ nghiên cứu sự thô tế, dài ngắn, màu sắc của ngón tay thì mãi mãi ngươi không thể tìm ra mặt trăng trên trời. Cho nên, người học Phật phải trực tiếp tìm tòi nghiên cứu bản thể của Phật pháp mà không chấp trước vào kinh điển. Nếu ngươi trì tụng kinh ‘Pháp Hoa’ với tâm trạng như thế thì tất cả diệu pháp sẽ như hoa sen vậy, tự nhiên sinh ra từ trong miệng ngươi!”
Pháp Đạt nghe lời dạy của Lục Tổ xong hoát nhiên có chút tỉnh ngộ, nhưng trong lòng vẫn còn một chút nghi hoặc, do dự hỏi tiếp: “Nói như vậy thì chỉ cần hiểu được ý nghĩa của kinh điển thì không cần phải mệt thần phí sức đọc tụng kinh văn sao?”
Lục Tổ Huệ Năng nói: “Kiểu lý giải máy móc của ngươi chẳng phải cái này tức là cái kia như vậy, lại sa vào một loại giáo điều khác. Kinh điển có gì sai, há nó có thể trở ngại việc đọc tụng của ngươi sao? Nếu như miệng trì tụng kinh văn, tâm cũng có thể thực hành tu tập, chính là ‘chuyển kinh’; Nếu như miệng đọc kinh văn mà tâm lại không biết thực hành, như vậy thì đã bị chuyển theo kinh.
Lục Tổ lại ngâm tụng một bài kệ cho Pháp Đạt:
“Tâm mê Pháp Hoa chuyển, tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.
Tụng kinh lâu không hiểu, oán trách tại nghĩa lý.
Không suy nghĩ tức chánh, có suy nghĩ tức tà.
Có không đều không tính, thường cưỡi xe Trâu trắng.”
(Tâm mê ‘Pháp Hoa’ chuyển, tâm ngộ chuyển ‘Pháp Hoa’.
Tụng kinh cửu bất minh, dữ nghĩa tác cừu gia.
Vô niệm niệm tức chánh, hữu niệm niệm thành tà.
Hữu vô câu bất kế, trường ngự Bạch Ngưu xa.)
Xe Trâu trắng là một thí dụ trong kinh ‘Pháp Hoa’, đại biểu cho nguồn gốc tự tánh con người của chúng ta. Pháp Đạt nghe kệ xong, rỗng rang đại ngộ. Từ đó, anh ta suốt đời đi theo Lục Tổ, trở thành một trong mười người đệ tử lớn của Ngài Lục Tổ Huệ Năng.
Liên quan đến thiền cơ: Đánh Tức Là Không Đánh
Có một vị Tú tài, nuốt trỗng đầy một bụng thiền lý, đi khoe khoang khắp nơi. Anh ta nghe nói Thiền sư trú trì trong một ngôi chùa tinh thông thiền pháp, nhưng lại rất nghi ngờ, bèn tìm đến chùa để so sánh sự sắc sảo thiền cơ với Thiền sư.
Sau khi gặp mặt, Tú tài tự cho mình cao siêu không chịu dập đầu lễ bái, chỉ cúi đầu chào hỏi mà thôi. Lão Thiền sư hỏi: “Ngươi tuổi trẻ, lại là người có học, thấy người lớn tại sao không lễ bái?”
Tú tài đã chuẩn bị trước, nên thưa: “Con cúi đầu chào hỏi, tuy trên hình thức thì chưa từng lễ bái, nhưng trong tâm lại lễ bái rồi. Thiền sư hà tất phải phân biệt hình thức bên ngoài?”
Thiền, siêu việt tất cả hình thức, không bị giới hạn câu nệ bởi khuôn khổ, không còn phân biệt đối lập. Từ trên góc độ thiền mà nhìn, lời nói của Tú tài hoàn toàn không sai, vì thế Tú tài đắc ý liếc xéo qua Lão Thiền sư, xem ông ứng đối như thế nào?
Lão Thiền sư không nói tiếng nào, cầm thiền trượng lên, thẳng tay gõ trên đầu Tú tài ba cái. Tú tài rất giận dữ, hét lên: “Ông là một người xuất gia, theo lý mà nói thì tâm không được sân hận, tại sao lại động một cái là đánh người vậy?”
Lão Thiền sư mỉm cười, không chút lo lắng, nói: “Đánh tức là không đánh, tay ta tuy đánh ngươi nhưng trong tâm ta lại không đánh ngươi, Tú tài ngươi hà tất lại phải phân biệt?”
Tú tài đớ lưỡi không thể đáp được, xấu hổ lui ra.
Tú tài lý lẽ hồ đồ nên bị đánh, bị đánh nên càng hồ đồ, trong lòng rất không phục, quyết tâm sẽ dành lại thể diện.
Hạt nhân của Phật giáo không phải là ‘Không’ sao? Thế là, anh ta bắt đầu nghiên cứu rất thấu triệt nghĩa ‘Không’ của Phật giáo, lại thêm anh ta biện tài vô ngại, cho nên chẳng bao lâu đã có thể trình bày một cách rành mạch ‘Thập Nhị Không’ trong ‘kinh Đại Phẩm Bát Nhã’ như hoa trời tung khắp. Rất nhiều người suốt đời nghiên cứu Phật giáo đều biện luận không qua anh ta.
Thế rồi, người Tú tài đã chuẩn bị sẵn sàng này lại lần nữa đến chùa, ngồi xuống đối diện với Lão Thiền sư. Đề tài họ bàn luận đương nhiên là ‘Không’. Tú tài nói thao thao bất tuyệt những lý giải về ‘Không’ của mình: “Tâm không, Phật không, chúng sanh không, cả ba đều không; Hiện tượng không, bản chất không, tự tánh chân không. Vì tất cả đều không cho nên không có phiền não có thể đoạn trừ, không có Bồ đề có thể chứng, không có mê, không có ngộ, không có phàm, không có Thánh, không có người cho và không có người nhận….”
Lão Thiền sư chỉ bình tĩnh lắng nghe, Ngài rót trà cho Tú tài, nhưng Tú tài không rãnh miệng để uống; Thiền sư lại đưa cho anh ta một trái cây rừng, hai tay anh ta lại bận ví dụ, đành phải tạm thời đặt ở một bên. Có một con ruồi lại không khách khí, bay qua đáp xuống trên trái cây mà Tú tài chưa rãnh để thưởng thức. Luận chứng ‘Không’ của Tú tài như thác nước trên núi cao cuồn cuộn trút xuống, đương nhiên chẳng để ý đến ruồi hay không ruồi gì cả. Thiền sư đem phất trần ra đuổi ruồi, thuận thế gõ luôn trên đầu tú tài một gõ. Người thanh niên vô cùng phẫn nộ: “Lão Hoà thượng này, miệng nói không hơn người ta, lại cứ động một chút là ra tay!”
Ánh mắt giận dữ của anh ta trợn tròn, nhìn trừng trừng Thiền sư. Thiền sư mỉm cười, chậm rãi nói: “Đã nói tất cả đều là không, vậy xin hỏi giận dữ của ngươi từ đâu đến? Vì sao mà nảy sinh?”
Kệ tụng viết:
“Có ngã tức vô ngã,
Không lễ tức là lễ,
Chỉ nói suông về thiền,
Làm sao sáng tỏ tâm?”
BÀI LIÊN QUAN
Nam Đốn Bắc Tiệm ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 12929 xem)
Diệu lý của Chư Phật và tự tâm tự độ ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 21584 xem)
Thiền Ngộ ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 12931 xem)
Giác Ngộ ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 8442 xem)
Ba mươi ba vị Tổ Ấn Hoa ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 6032 xem)
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông ( Tuệ Liên , 112098 xem)
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng ( Tuệ Liên , 100949 xem)
Thiền là gì? ( Nhật Huy , 36300 xem)
Bạn và Thiền ( Viên Đạo , 20494 xem)
Nụ cười thiền ( Lễ Nguyên , 8864 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng