Trang chủ > Đức Tổ Sư > Bài Viết
Tưởng Niệm Tổ Sư Ngày Khánh Đản
Xem: 6597 . Đăng: 19/10/2014In ấn
Tưởng Niệm Tổ Sư Ngày Khánh Đản
Người xưa từng dạy: “Mộc bổn thủy nguyên”, nghĩa là “Cây có cội, nước có nguồn”. Ngày nay được sinh thân làm người trong chúng ta ai cũng có ông bà cha mẹ, quyến thuộc. Người học đạo con Phật thì có Tông môn, Thầy Tổ.
Hôm nay ngày Khánh Đản Tổ Sư Minh Đăng Quang
26-09-1923 (Quí Hợi) /26-09-2012 (Nhâm Thìn)
Người khai sáng Hệ Phái Đạo Phật Khất sĩ Việt nam.
Với chí nguyện “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp”
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính lạy chư Phật, Pháp, Tăng mười phương ba đời
Kính lạy chư vị lịch đại Tổ sư tiền hiền
Kính lạy Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang
TƯỞNG nhớ Tôn Sư khai mở đường,
NIỆM hoài ân nghĩa trãi từ thương,
TỔ Thầy khắc kỷ trong tâm khảm,
SƯ Trưởng Minh Quang quả khác thường.
Người xưa từng dạy: “Mộc bổn thủy nguyên”, nghĩa là “Cây có cội, nước có nguồn”. Ngày nay được sinh thân làm người trong chúng ta ai cũng có ông bà cha mẹ, quyến thuộc. Người học đạo con Phật thì có Tông môn, Thầy Tổ.
Nên hôm nay nhân ngày Khánh Đản Tổ Sư Minh Đăng Quang.Con xin thành kính Đảnh lễ Đức Tôn Sư.Xin chia sẻ sơ lược đôi điều về sự ra đời của hệ phái Khất sĩ,thời niên thiếu của Tổ Sư cũng như Tư tưởng Giáo lý mà Tổ Sư đã dày công nghiên cứu và con đường tiếp nối, mở mang Phật pháp,truyền thừa xiển dương chánh Pháp của Hệ Phái.Cùng hoài bảo của một người Phật tử trước thịnh suy của Phật Pháp.
*Đến gần giữa thế kỷ hai mươi (năm 1944) tại miền Nam Việt Nam, Đức Tôn sư Minh Đăng Quang ra đời phát bồ đề tâm, dựng lập chí nguyện “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” khai mở hệ phái Phật giáo biệt truyền, thành lập “Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”.
* Đức Tôn sư Minh Đăng Quang , thế danh người Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời lúc 10 giờ tối ngày Tân Tỵ 26 tháng 9 năm Quý Hợi 1923 tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
*Những thời pháp của Ngài thuyết còn ghi lại trong bộ Chơn Lý (gồm sáu mươi chín tiểu luận). Ngài đã khéo léo dung hợp tư tưởng giáo lý của hai tông phái Phật giáo đưa ra con đường trung đạo, chánh đẳng chánh giác… giúp cho mọi tầng lớp trong xã hội nhận được chân giá trị của đạo Phật.
Ngài chủ trương và thường khuyến hóa chư đệ tử với quan niệm “Ta là tất cả, tất cả là ta, ta sống cho tất cả thì tất cả sống cho ta, tiếng ta đây là tất cả”, đó tức là chơn lý vũ trụ. Người thật hành đúng chơn lý gọi là Khất sĩ. Khất ấy là xin. Sĩ đây là học.Xin ấy rồi lại cho, học đây rồi lại dạy. Xin phẩm thực để nuôi dưỡng thân giả tạm, cho sự thiện lành phước đức để bảo giữ sự sống dài lâu. Học bằng cách lượm lặt phương pháp khắp nơi, rút nhiều kinh nghiệm. Dạy là đem kết quả thực hành đặc điểm chỉ lại cho người. Cái xin, cái học, cái cho, các pháp nương sanh, mở ra con đường sáng lạn cho tất cả kẻ về sau tiến bước. Con đường ấy kêu là Đạo. Đạo của Sống là xin nhau sống chung, Đạo của Biết là học chung. Đạo của Linh là tu chung.
*Dấn thân vào cõi tử sinh, hòa điệu để được trả nghiệp mà cũng là phương pháp chuyển hóa nghiệp, nhân đối diện hầu tạo hạnh phúc an vui cho khắp vạn loài. Đây là tinh thần xả hỷ lợi tha của chư Bồ Tát, là tinh thần từ bi bất diệt của Đức Phật và giáo pháp Khất sĩ Việt Nam.
Biết và nghĩ được như vậy, nên từ ngày Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang vắng bóng đến nay đã trải qua hơn năm chục năm dài rồi mà chư đệ tử Tăng Ni và nam nữ Phật tử vẫn cùng nhau nối tiếp, một lòng mến đạo, kính thương Tổ Thầy, y lời chỉ giáo, gắng công duy trì đường lối giáo lý Y Bát Khất sĩ với sứ mạng thiêng liêng cao cả của Tổ Thầy để mở mang Phật pháp hầu có dìu dắt bá tánh nhân sanh, đền đáp ơn Phật và Tổ Thầy trong muôn một.
Nhờ tinh thần truyền thừa bất diệt và tinh tấn dõng mãnh của Chư Tôn đức Tăng Ni hệ phái mà hiện thời khắp ba miền Bắc-Trung-Nam, cao nguyên và đồng bằng đất Việt đều có Tịnh Xá Đạo Tràng xương minh chánh pháp. Chư Tăng Ni và Phật tử ngày thêm tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết là không có một con đường hay pháp môn nào đưa đến thành tựu và hưng thịnh mà không trải qua những thử thách gạn lọc. Bởi trong thực tế của từng giai đoạn ngay trong thời điểm thế hệ chúng ta đang tu học – một số chư Tăng ni Phật tử chúng ta đã phần nào biểu hiện sự sa sút đời sống phạm hạnh, thối chuyển, chán nán, có những trường hợp từ bỏ cuộc sống tu hành,phá giới, phạm trai. Dù vậy, nếu chúng ta can đảm nhìn thẳng vào sự thật, quán xét sự tương phản, biến hiện sanh diệt của các pháp trong mỗi lúc, chuyển hóa nó trở thành bài học kinh nghiệm, một phương thuốc diệu dụng giúp chúng ta cảnh giác, nhiếp phục mọi trở ngại để tiến đến đạo quả giải thoát an vui đúng như chư Phật, chư Tổ hằng chỉ giáo khai thị “phiền não tức bồ đề”.
Chư tôn Trưởng Lão, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni và hàng Phật tử chúng ta đã từng chịu đắng, nuốt cay vượt qua biết bao cam go, khó khăn thử thách của trong đời, mới giữ được thành quả cao quý trang nghiêm như ngày hôm nay, Và rồi điều này lại càng nhắc nhở chúng ta hơn trên con đường dẫn đến tương lai cũng khó khăn như con đường quá khứ:
“Kẻ đến chân non, kẻ mệt đờ
Kẻ còn xa lắc, kẻ xa lơ
Kẻ đang muốn “bán đồ nhi phế”
Kẻ đã lưng cao tự thuở giờ”
Vì thế chúng ta cần phải sáng suốt nhận định chắc chắn rằng: “Có người đang lên đường, có người đang chán nản, có người rồi sẽ chán nản. Nhưng niềm tin sắt đá ở chúng ta thì đừng có di dịch”, bởi cũng có “người đã lưng cao tự thuở giờ”. Hào quang của chư Phật, chư Tổ mãi mãi muôn đời vẫn huy hoàng sáng rực soi nẻo thánh thiện dẫn lối chúng ta đi.
Dù trải qua hơn năm mươi năm dài biền biệt Đức Ngài đã xa vắng, nhưng tấm lòng của người đệ tử hiếu đạo trung kiên không khi nào xa vắng. Và nguyện ghi vào tâm khảm đời đời tấm gương BI – TRÍ – DŨNG của Tôn Sư để làm rạng rỡ tông môn truyền thống.
Và một điều là dù mai kia, mốt nọ, đường trần muôn lối, mỗi người phật tử chúng ta tu tập,Chư Tăng Ni hành đạo nơi nao, nhưng mong rằng Quí Tăng Ni, Phật tử, hàng môn đồ đệ tử của Đức Tôn Sư luôn luôn khắc dạ ghi lòng:
“Từ ngàn trước bao người dong ruổi
Nay chốn này đến buổi chúng ta
Con giòng hưởng lấy tài gia
Đoái nhìn sự nghiệp thương cha công trình.
Càng rộng lớn kinh dinh đồ sộ
Là người xưa lao khổ lại càng
Tìm ra được Ánh Đạo Vàng
Nhọc nhằn một kẻ, vẻ vang muôn người
Ôi thật đáng cho đời kính ngưỡng
Công đức Ngài vô lượng vô biên
Hỡi chư Phật tử hữu duyên
Nhớ ơn Thầy Tổ cần chuyên tu hành”.
Ngọc-chơn
---o0o---
Nguồn: Đạo Phật Ngày Nay
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về hệ phái Khất sĩ & những điểm căn bản trong bộ Chơn Lý ( Viên Đạo , 8882 xem)
Quan điểm về biết ơn và đền ơn của Tổ sư Minh Đăng Quang ( Liên Trí , 9922 xem)
Tội lỗi và sám hối qua Chơn Lý Tổ sư Minh Đăng Quang ( Diệu Sắc , 6348 xem)
Tìm hiểu chữ "Đạo" trong bài "Diệt lòng ham muốn" của Tổ sư Minh Đăng Quang ( Tỳ kheo Giác Chinh , 8820 xem)
Hình ảnh Sa-môn trong Chơn Lý "Trên Mặt Nước" ( Tỳ kheo Giác Đoan , 9126 xem)
Ý nghĩa phương tiện trong Chơn Lý Pháp Hoa số 54 ( Thượng toạ Minh Thành , 8329 xem)
Tiếp biến văn hóa qua bài giảng về Kinh “Cày Ruộng” trong Chơn Lý “Chư Phật” ( Liên Trí , 9924 xem)
Khái quát về giáo pháp Khất sĩ của Tổ sư Minh Đăng Quang ( Ni trưởng Khiêm Liên , 15669 xem)
Tổ sư Minh Đăng Quang - chiếc bóng bên trời trăng khuyết (8131 xem)
Nhớ Tổ Sư ( Bảo Minh Trang , 7663 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng