Trang chủ > Đức Tổ Sư > Bài Viết

Tội lỗi và sám hối qua Chơn Lý Tổ sư Minh Đăng Quang

Tác giả: Diệu Sắc.  
Xem: 6350 . Đăng: 11/07/2014In ấn

Tội lỗi và sám hối qua Chơn Lý Tổ sư Minh Đăng Quang

Diệu Sắc

 I.DẪN NHẬP

 Đức Phật nói có bốn hạng người:

 1.Hạng người không bao giờ phạm lỗi.

2.Hạng người có lỗi nhưng biết ăn năn và sửa chữa.

3.Hạng người có lỗi nhưng không biết có lỗi.

4.Hạng người biết có lỗi nhưng không ăn năn cũng không chịu sửa lỗi.

 Trong bốn hạng người, Đức Phật cho rằng hai hạng người trên là tối thắng.

 

II.NỘI DUNG

 A. Tội lỗi

 Hạng thứ nhất chỉ cho bậc Thánh giác ngộ hoàn toàn nên không bao giờ phạm sai lầm còn chúng ta thuộc về ba hạng sau. Vốn dĩ phàm phu sống giữa cuộc đời phong ba bão táp, vì cái ăn, cái mặc, vì danh vọng tiền tài… nên tranh giành lẫn nhau, đố kỵ nhau, có khi giết hại lẫn nhau để sinh tồn. Con người hơn con thú ở chỗ hiểu biết nhưng chính vì chỗ hiểu biết mà sinh ra biết bao tội lỗi, biết bao điều ác. Có thể nói không ai là không phạm tội, có điều ít hay nhiều, nhẹ hay nặng tùy theo suy nghĩ, hành động và lời nói của mỗi người.

 Một người bình thường không hiểu đạo, thường nói: “Tôi tu tâm đủ rồi, miễn là tôi không sát hại ai, không trộm cắp của ai”. Họ nghĩ như vậy là không phạm tội. Thật sai lầm!

 Nếu như tư duy và quán chiếu thì ai cũng phạm tội. Khi bàn về vấn đề tội lỗi rất phức tạp, vì nhìn ở góc độ này là có tội nhưng nhìn ở góc độ khác lại không tội. Vì vậy, xét tội của một bị cáo trước vành móng ngựa, các vị quan tòa luôn luôn đắn đo suy nghĩ cân nhắc từng chứng cứ, đưa ra nhiều giải pháp, nhiều mức án khác nhau, rồi thẩm đoàn hội ý, cuối cùng mới tuyên bố quyết định tội danh. Đó là những tội nặng công khai xét xử, mọi người đều nhìn thấy.

Mặc cảm tội lỗi

 Còn trong cuộc sống hằng ngày, đối với Phật tử thường nương vào năm giới, tám giới hoặc mười giới. Với hàng xuất gia từ hai trăm năm mươi giới hoặc ba trăm bốn mươi tám giới. Giới luật là giềng mối, là hàng rào ngăn chúng ta khỏi rơi vào hố sâu của tội ác. Ví dụ như khi uống rượu trí óc mê mờ dẫn đến việc cướp của giết người hoặc vì tham ái lúc nào cũng muốn chiếm đoạt nên sinh tà dâm. Hạnh phúc gia đình tan vỡ, hoặc nữa do tham, sân, si nên sinh ý nghĩ ác, nói việc ác và hành động ác. Tất cả lôi cuốn, nhấn chìm chúng ta vào sinh tử luân hồi. Vì si mê, chúng ta chạy theo ngũ dục tài, sắc, danh, thực, thùy nên suốt đời đau khổ.

 Trong bài “Có và không”, Tổ nói:

 Vạn vật có sức làm cho chúng ta phải tham lam độc ác khổ phạt lấy mình.

Chúng sanh năng làm cho chúng ta phải sân giận, độc ác khổ phạt lấy mình.
Các pháp này làm cho chúng ta phải say mê khổ phạt lấy mình, vạn vật là thân phàm, chúng sanh là tâm phàm, các pháp là trí phàm. Ví bằng ta muốn giữ ba cái ấy thì cũng nên đổi nó ra thành món tốt đẹp hơn, rồi sẽ thương yêu giữ gìn.
 Thân mình của chúng ta có ba phần: Tham là thân ác, sân là mình ác, si là đầu ác. Ba thể ấy hợp lại là thân ác. Còn giới là thân thiện, định là mình thiện, huệ là đầu thiện. Ba thể ấy hợp lại là thân thiện. Có giữ giới vạn vật mới tốt đẹp, có thiền định chúng sanh mới sống đời, có trí huệ các pháp mới trọn lành trong sạch. Giới định huệ là một thân hình tốt đẹp của cái có, xứng đáng có yên vui, chúng ta cần phải giữ cái có của giới định lúc ấy”, bởi nó là chơn lý của võ trụ (CL1, tr. 132).

 Trong bài “Võ trụ quan” qua quá trình tiến hóa từ thuở phôi thai cho đến lúc hình thành sự sống, Tổ đã phân tích một cách tỉ mỉ, thấu đáo để cho chúng ta thấy ngay từ đó chúng ta đã vô tình phạm tội lỗi: “Lần lượt trải theo duyên tiến hóa từ loài nhỏ nhít cho đến được lớp thú chạy hay chim bay ta đã hành hạ biết bao loài cây cỏ. Cho đến lúc mang thân người trải qua nhiều lớp thú: cọp, beo, sư tử… cùng vượn, khỉ, dã nhân… ta đã giết hại biết bao loài cỏ cây và thú nhỏ. Do tưởng ấm lâu ngày thành hành ấm nếu được với lốt người đây xét lại nhiều lớp trước vô số kiếp ta đã giết hại biết bao kẻ xung quanh, kẻ đi chung với ta. Trong số vạn ức họa chăng có được sống sót một. Hôm nay tính lại tương tự ta cũng không biết hối hận bằng cách nào, cái may sống sót của ta là cái quá tàn ác hung bạo…

 “Vũ trụ ví như bà mẹ, chúng ta những kẻ sống chung, chúng sanh tất cả con chung của vũ trụ. Ta có được thân người có được thức trí đối với muôn loại như kẻ đàn anh, sanh trước đi trên, nếu ỷ mạnh hiếp yếu làm sao cho phải lẽ? Vì cái tham sống cho ta mà muôn loài chết thảm nghĩ lại thật bất nhơn, vô nhơn, phi nhơn. Ai sanh trước hiền hơn, sáng hơn, trẻ em sanh sau dữ hơn, ngu hơn. Ta lẽ nào lấy cái hung, cái gian mà làm lớn? Thật là tội lỗi, sống tội lỗi, xác thân tội lỗi, hành vi tội lỗi, lời nói tội lỗi, ý niệm tội lỗi, sự ăn tội lỗi, sự mặc tội lỗi… mớ tội lỗi kia nào có xứng đáng với loại trên trước, tiến hóa vượt trỗi hơn bao hạng thấp hèn”? (CL1, tr. 20).

 Đối với trẻ con, chúng ta cho rằng đời sống trong sạch, chúng hồn nhiên vô tư chỉ khi lớn lên một chút biết suy nghĩ thì mới phân biệt đúng sai, ví như trốn học đi chơi, đánh lộn với bạn, không lễ phép với ông bà cha mẹ... Những lỗi lầm nhẹ chúng có thể nhận biết. Trong bài “Ngũ uẩn”: khi còn là bào thai đứa bé đã vô tình làm hại mẹ mà nào có hay biết. Theo từng lớp tiến hóa của Ngũ uẩn, con người trải qua ba lớp ác từ trong cảnh mê ngộp của địa ngục thai bào (sắc) tiến đến cảnh đói khát tìm đòi của ngạ quỷ (thọ) rồi vượt lên đến lớp nghịch ngợm phá phách của súc sanh (tưởng). Nhưng lần lượt sẽ đến với cái thiện của lớp người (hành), trời (thức) mà thọ thức cùng giúp đỡ cho bao kẻ khác.

 Ba hạng đầu: địa ngục (sắc), ngạ quỷ (thọ) và súc sanh (tưởng) ở trong cái ác mà không biết. Sống bằng cách hại người khác mà không hay. Cỏ cây sanh ra bởi đất nước rồi lại ăn đất nước mà sống, khác nào đứa con sống bằng thân mẹ lại ăn máu thịt mẹ? Đứa trẻ lấy máu thịt mẹ làm thân (địa ngục) sanh ra rồi lại bú là ăn máu thịt mẹ nữa, thêm sự thèm đòi như ma đói (ngạ quỷ). Lớn lên 6 tuổi hết giết mẹ lại đến tuổi đùa nghịch, phá phách gây gổ khổ hại ông cha (súc sanh). Tuy bởi chỉ có sắc thân như địa ngục, thọ cảm như ngạ quỷ, tư tưởng như súc sanh thôi! (CL1, tr. 32).

 Chúng ta ai cũng trải qua như thế, duy có điều vô tình chúng ta không hay biết đã hại cha mẹ mình. Vì thế khi lớn lên chúng ta có bổn phận phải nuôi nấng, phụng dưỡng như tụng kinh “Báo hiếu phụ mẫu trọng ân”. Phật dạy:

 Ân cha nghĩa mẹ nặng nề

 Không phương báo đáp cho vừa sức đâu

 Ví có người ân sâu dốc trả

 Cõng mẹ cha tất cả hai vai

 Giáp vòng hòn núi Tu Di

 Đến trăm ngàn kiếp ân kia chưa vừa.

 Mỗi người báo hiếu một cách khác nhau như trong Truyện Kiều, Kiều phải bán mình chuộc cha.

 Mục Kiền Liên cùng chư Tăng chú nguyện cứu mẹ, giúp mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ:

 Ngày rằm tháng Bảy mỗi năm

 Vì lòng hiếu thảo ân thâm phải đền

 Lễ cứu tế chí thành sắp đặt

 Ngõ cúng dường chư Phật chư Tăng

 Ấy là báo đáp thù ân

 Sanh thành dưỡng dục song thân buổi đầu.

 Ở cương vị làm con thì con phải báo hiếu cha mẹ là đúng; nhưng ở cương vị cha mẹ, có lắm kẻ hiểu lầm chữ hiếu nên bắt con mình phải vất vả cung cấp miếng ăn, áo mặc cho mình. Vì thương cha mẹ nên đứa con không một tội ác nào, không một điều tà quấy nào mà không dám làm. Cha mẹ khi mới sanh ra đứa con là thiện tốt nhưng về già bắt đứa con nuôi lại mình, do đó trí nó quay cuồng tìm cái ăn cái mặc, luôn luôn tìm mọi cách để trả hiếu cha mẹ. Rốt cuộc cha mẹ và con cái vì luyến ái chẳng làm lợi ích gì cho ai!

 Lẽ thật của đời là đi tới tiến hóa bỏ thấp lên cao, bỏ cũ lấy mới, thi ân bất cầu báo. Nuôi con là đền ơn cha mẹ, dạy chúng sanh là đền ơn tứ đại. Cha mẹ già phải lo tu học để làm trời Phật cao khỏi lớp người, không nhận lấy sự đền đáp vô lý của trẻ con. (CL1, tr.332).

 Tổ cho rằng vì hiểu lầm chữ hiếu là sự cho vay trả nợ – thuyết đi ngược với chơn lý võ trụ – nên cha mẹ đòi hỏi còn con vì vô minh tự gán cho mình cái trách nhiệm là phải lo đền đáp cho đúng câu “thi ân bất cầu báo”, mượn của thì phải trả lời. Xẩn bấu vì nhau không xong chi hết mãi mãi ở trong cái ác, cái tham ăn.

 Có những tội ác cụ thể chúng ta nhìn thấy ngay, nhận biết dễ dàng nhưng cũng có những tội lỗi vi tế hơn như một câu nói bông đùa làm xúc phạm người khác, một hành động vô tình làm tan vỡ hạnh phúc. Dù ít hay nhiều, nặng hay nhẹ do trực tiếp làm nên trước sau cũng nhận ra nhưng có những tội ác gián tiếp người làm không cố ý không biết tại mình mà đưa đến cái chết cho người khác. Trong quyển Chơn Lý II bài “Khuyến tu” Tổ đã nêu ra một câu chuyện:

 Một chàng trai nghèo khổ thấy mình thua sút người nên ráng trồng tỉa cực nhọc kiếm dư một ít tiền. Chàng mua sắm áo quần tốt và một cái đồng hồ bằng vàng. Rất hãnh diện, nên một chiều nọ diện quần áo, đeo đồng hồ đi dạo xóm… Có hai nhóm người thấy của cải quý nên rượt theo. Sợ hãi, cậu cởi bỏ quần áo và đồng hồ vụt chạy. Hai nhóm người vì giành giựt chém giết nhau, người chết kẻ bị thương, áo quần tan hoang, đồng hồ bể nát. Những kẻ ấy tham ác là do thấy quần áo đẹp, đồng hồ đắt tiền của cậu thanh niên. Vậy đồ vật là duyên để giết người, đồ vật là món ác, cái tội ấy là món ác, cái tội ấy bởi nên cậu, vậy cậu là giết người vậy.

 Từ đó Tổ kết luận: đời là nguy hiểm, nguy hiểm nhất cho tánh mạng là vật chất bao vây. Người đời phải đừng tham lam vật chất thì mới tránh khỏi sân giận, tranh đua và si mê. Vật chất là món vật ác vô tri nó làm hại chúng sanh. Đời là cõi ác, vật chất là nắm đất chôn thây. Vậy ai muốn làm người thiện, muốn tu thì phải vượt qua đạo làm người trong vật chất. Muốn sống yên vui, chúng ta phải mở tháo buông bỏ vật chất tốt đẹp đừng tham muốn.

 Người ở đời nếu không tu thì khó sống an vui, mà tu sai pháp thì lại càng khó sống an vui hơn nữa. Vậy chúng ta phải thật chơn tu, tu để diệt trừ chết khổ.

 B.Sám hối

 Qua phần trên, chúng ta thấy trong cuộc sống chúng ta phạm vô số tội, dù dưới hình thức nào, dù vô tình hay cố ý một khi rơi vào chúng ta đều phạm tội. Quan trọng là biết mình có tội để ăn năn sám hối xin chừa. Trong bài “Sám hối”, Tổ định nghĩa: “Sám là tự hối điều lỗi của mình. Hối là răn dạy, tiếc điều tội trước, hối cải, hối làm. Sám hối là ăn năn chừa bỏ, không còn xấu đen nhơ bẩn, bỏ sự chấp chứa tội lỗi là xả đọa, là tắm rửa trong sạch, là con đường dẫn đến sự giác ngộ, giải thoát.”


Ăn năn lỗi trước, từ bỏ lỗi sau...

 Nhưng trước khi sám hối, con người không những chỉ nhận biết tội lỗi của mình mà còn phải sợ tội lỗi vì sợ tội lỗi thì việc sám hối mới rốt ráo. Tổ Sư kể một câu chuyện: có một ông cha thường răn phạt các con để các con giác ngộ không phạm tội. Một hôm, đứa con ít đánh lộn, ông kêu lại đánh phạt. Ông bảo ta sẽ đánh ngươi 10 roi, đánh là để giác ngộ. Nếu giác ngộ sớm thì không đánh đủ 10 roi. Ngược lại, không sám hối giác ngộ thì sẽ đánh mãi. Cứ đánh một roi ông hỏi: “Còn đi đánh lộn hết?” Đứa con làm thinh đến lần thứ năm nó mới nói hết. Ông hỏi: “Sợ cái gì mà không dám phạm lỗi?” Nó bảo: “Sợ ông”. Ông hỏi tiếp, nó bảo: “Sợ cây roi”. Đến đây ông mới giải thích: “Ông đâu phải là kẻ ác, hơn nữa cha con chỉ tạm trong một kiếp, cây roi có lúc phải gãy, cây roi đâu phải sợ tội lỗi, phải biết hổ thẹn tội lỗi trước thì không có tủi nhục về sau”.

 Vì vậy có người hỏi: “Trong đời sợ gì nhất?” Tổ trả lời: “Sợ tội lỗi nhất”.

 Con người vì vô minh hay nói: sợ ông Phật, sợ ông Trời, sợ ông A bà B nhưng nếu nói đúng phải nói: “Kính trọng Phật giác chơn, kính trọng Trời thánh thiện và kính trọng người nhơn ái! Còn sợ thì phải sợ cái ác, sợ tội lỗi là đúng nhất. Nếu chỉ nhận biết lỗi lầm có thể lần sau sẽ tái phạm nhưng nếu sợ vì làm mình khổ đau, người khác chết chóc chắc chắn không bao giờ tái phạm.”

 Khi Tổ trình bày một vấn đề gì bao giờ cũng phân tích tỉ mỉ, lý giải rõ ràng, dẫn chứng một câu chuyện để rồi rút ra một bài học một triết lý sống.

 Như chuyện “Con sư tử” vị chúa tể sơn lâm. Chúng sống ngang ngược, hợm hĩnh, hàng ngày chỉ biết sát hại, hiếp đáp những con thú khác để cung phụng thức ăn thức uống. Chẳng những thế, con sư tử chúa còn dạy các con vật xung quanh lối sống độc ác. Một hôm sư tử bệnh nặng, nhìn chung quanh không còn một con nào khác. Lúc đầu giận dữ nhưng sau suy nghĩ lại chính mình đã dạy bảo chúng nó như vậy, nào có dạy chúng trung nghĩa, hiếu thuận, thương yêu, nhơn ái, nghĩa ân đâu mà giờ trách chúng nó. Nó sầu khổ, lo sợ sau khi chết rồi tội lỗi của nó còn để lại đời sau, các loài vật noi gương theo cái sống ác độc của nó mà khổ chết vì nhau. Để đền tội nó phải sống, sống để hướng dẫn các con vật một cách sống mới lương thiện, yên vui có ích. Con sư tử đã thức tỉnh giác ngộ, sám hối ăn năn, quá ghê sợ, quá hổ thẹn tội lỗi. Để chuộc tội nó dẫn dắt, vạch ra con đường cao quý hơn, tốt đẹp hơn. Nó nguyện phải ráng sống để cứu vớt chúng. Từ đó các con vật sống chung hạnh phúc, không còn chia ranh thù oán cắn xé lẫn nhau nữa.

 Từ câu chuyện đến triết lý đó chỉ rõ ràng cái tâm của ta là chúa như sư tử, cái khổ cái ác làm tâm ta lần lần trở nên giác ngộ. Còn quan quân những con vật xung quanh là cái ý thức, tình dục, thọ, tưởng, sắc, hành,… các pháp trong tâm ta vậy. Khi tâm mê thì các pháp đều mê, cũng như chúa ác thì bầy tôi thảy ác. Khi tâm giác thì các pháp đều giác, cũng như chúa thiện thì bầy tôi thiện. Cho nên gọi mình là chủ, dạy chúng sanh của mình là y như thế.

 Giữa thiện và ác cũng như giữa mê và ngộ chỉ cách nhau một niệm; mê là chúng sanh, ngộ là Phật. Sám hối thông thường chúng ta hiểu ăn năn lỗi trước ngăn chừa lỗi sau. Nhưng với Tổ, Tổ nâng cao lên một bậc. Đạo Phật là sám hối, sám hối là giác ngộ là con đường của chúng sanh. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhờ sám hối mà giác ngộ thành Phật. Trước kia Ngài ở trong địa ngục nhờ biết sám hối mà đến được Niết bàn. Địa ngục ấy là cái tước vị giàu sang. Thái tử cuộc sống nơi hoàng cung là bất công và tội lỗi. Các quan đua chen, giành cướp lẫn nhau hại khổ biết bao người. Ngài giải thoát xuất gia đi tu tức là Ngài sám hối xả đọa.

 Tổ cho rằng: “Một người bình thường sống trung đạo không tham vọng mà lại giác ngộ thì chánh lý quý báu hơn kẻ tham muốn thái quá, tạo gây ác quấy để nên một địa vị rồi mới dứt bỏ trở lại công bằng thì có phải vô lý sái trật hơn không?” (CL3, tr.329).

 Một kẻ sớm giác ngộ ở mực trung ngay có phải đỡ khá hơn là tạo tội ác, rồi mới dứt bỏ, hay đến khi bị khổ báo, mới chịu hồi đầu. Thật vậy, chúng sanh chưa có khổ thì ít hay giác ngộ và chẳng biết lầm lỗi. Cũng như đứa trẻ bỏ nhà chạy chơi hoang gặp nạn khổ mới biết tổn sợ trở về nhà. Ở ngoài đời chúng ta thường lạc lầm vì si mê còn bậc trí hằng xét lỗi lầm của mình, hằng soi rọi đó là do giác ngộ sớm biết sám hối, thì sẽ được tấn hóa xả đọa, tránh xa tội lỗi lạc lầm. Quyển Sám hối hồng danh là con đường dẫn dắt người sám hối xả đọa, giải thoát tấn hóa, tu theo danh từ pháp lý, lý nghĩa ấy, nương theo hạnh của các vị Phật mà thành Phật, chớ không phải lạy ông Phật đó để ông Phật tha tội cho mình.

 Chính sám hối là tu, có sám hối mới có tu, tu là sám hối.

 III.KẾT LUẬN

 Giáo lý Phật dạy chúng sanh tu tập chỉnh sửa mình chứ không phải cầu nguyện. Vì vậy, việc nhận biết lỗi để rồi ăn năn sám hối, chuyển hóa tâm là vấn đề quan trọng nhất. Trong suốt 10 năm (1944 – 1954) giảng dạy hoằng hóa khắp các tỉnh thành thuộc hai miền Đông và Tây Nam Bộ, Tổ sư dù đề cập đến đề tài nào cũng không tách rời ý nghĩa nhằm khai thị hướng dẫn học nhơn tu tập theo đúng Chánh pháp như trong tam tạng giáo điển Kinh – Luật – Luận của Đức Phật dạy. Điều nầy nhằm cho chúng thấy trí tuệ, ý chí và tâm nguyện của một vị Tổ Sư với sứ mạng khai sơn một Hệ phái. Để đền đáp phần nào công ơn của Tổ Sư, chúng ta xuất gia hay tại gia hãy luôn luôn tinh tấn tu học với tâm lực, bi nguyện tha thiết tầm cầu để giới thân huệ mạng được tăng trưởng trong giáo pháp như Tổ Sư hoằng hóa:

 “Nên tập sống chung tu học

 Cái sống là phải sống chung

 Cái biết là phải học chung

 Cái linh là phải tu chung.”

 Quả thật, bộ Chơn Lý của Tổ Sư Minh Đăng Quang là ngọn đuốc soi đường dẫn đến Chánh pháp, đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của mỗi người con Phật.

---oOo---

Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ