Trang chủ > Đức Tổ Sư > Bài Viết

Tìm hiểu chữ "Đạo" trong bài "Diệt lòng ham muốn" của Tổ sư Minh Đăng Quang

Tác giả: Tỳ kheo Giác Chinh.  
Xem: 8818 . Đăng: 11/07/2014In ấn

Tìm hiểu chữ "Đạo" trong bài "Diệt lòng ham muốn" của Tổ sư Minh Đăng Quang

TK. Giác Chinh

 I. Định nghĩa

Đạo có nhiều đạo, như đạo Lão, đạo Khổng, đạo Ky-tô, đạo Hồi, v.v… Đạo giáo nói chung là các tôn giáo, dù là tôn giáo đa thần, nhất thần hay phiếm thần; tôn giáo bản địa hay thế giới. Có nhiều tôn giáo khác nhau và từ này cũng được hiểu khác nhau theo tư tưởng của tôn giáo đó. Nơi đây xin tìm hiểu ý nghĩa chữ “Đạo” trong Phật giáo.

“Đạo” chữ Hán viết là 道, tiếng Sanskit là Mārga, Pali là Magga. Theo các từ điển và nhiều khảo cứu, nó có năm nghĩa chính:

1.Đạo là “con đường”, nghĩa bóng là đạo lý, giáo lý, chân lý tuyệt đối.

2.Đạo là bổn phận hay còn gọi là đạo lý như bổn phận làm cha, làm mẹ, làm con, làm thầy, v.v…

3.Đạo là nẻo luân hồi (S = P . gati), sự luân chuyển, trao đổi. Theo Phật giáo có sáu nẻo luân hồi hay còn gọi là Lục Đạo (Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La, Nhơn, Thiên).

4.Đạo là chỉ cho cái hằng giác sáng suốt sẵn có nơi mỗi người, Đại thừa gọi là “Phật Tánh”, “Tự Tánh”, “Chơn Như”, “Bản Thể”, “Niết-bàn Diệu Tâm”, “Bản Lai Diện Mục”, “Chủ Nhân Ông”, v.v...

5.Đạo cũng có nghĩa là trạng thái gần chứng đắc, đang đi trên con đường hướng đến sự chứng đắc, như Tu Đà Hoàn đạo, v.v...Tiếng Pali thường dùng chữ Magga để chỉ cho nghĩa này.

Trong Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông của Viện Ngôn Ngữ Khoa Học – Xã Hội và Nhân Văn, nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành, định nghĩa và phân biệt chữ “đạo” vô cùng rộng rãi với 35 nghĩa khác nhau, tùy theo cách dùng trong ngữ cảnh.  

Đạo Phật còn gọi là đạo Như Thật, đạo Giác Ngộ. Tất cả giáo pháp, lời dạy trong đạo Phật được đặt trên nền tảng chân lý hay sự thật để đưa người đến sự nhận thức đúng đắn (Trí tuệ, Paññā) về thực tại của chính mình và tình thương không điều kiện đối với mọi người, mọi loài (Từ bi, Metta). Trong Kinh Pháp Cú, kệ 183 tóm tắt yếu chỉ của đạo Phật như sau:

“Không làm mọi điều ác,

Thành tựu các hạnh lành.

Tâm ý giữ trong sạch,

Chính lời chư Phật dạy. ”
II. Nguyên văn

Trong Luật Nghi Khất Sĩ, Đức Tổ sư Minh Đăng Quang có giải thích về nghĩa rốt ráo của chữ Đạo như sau: “Khi những vị đã dứt hết sự dục vọng, không thọ lãnh cái chi nữa, không tìm kiếm cái chi nữa, không bị đạo ràng buộc nữa, không bị việc trở ngại nữa, không còn tư tưởng nữa, không còn hành động nữa, không còn tham thiền nữa, không tỏ ra bề ngoài cái chi nữa, mấy vị ấy lên tới bậc toàn giác tuyệt đối, đó tức là đạo” (Nxb TP. HCM, 1998, tr. 131).

III. Phân tích văn và nghĩa

1. Về dụng ngữ và cấu trúc câu

Xét về toàn bộ cấu trúc bài Diệt Lòng Ham Muốn thì đoạn văn này được đánh số thứ tự là thứ 20; nhưng trong đoạn trên vừa là “đoạn” vừa là “câu” theo cấu trúc qui nạp. Chỉ trong 70 từ mà Tổ đã diễn tả được trạng thái tâm của người có Đạo thật hoàn hảo.

Đoạn văn trên có thể được chia thành 11 cụm từ, được đánh dấu bằng dấu phẩy theo văn phong của Tổ. Ngoài ba cụm từ (thứ nhất, thứ 10 và thứ 11), các đoạn còn lại đều sử dụng trạng từ bổ ngữ phủ định “không” ở đầu cụm từ và đệm từ “nữa” ở cuối cụm từ. Do đó, mạch văn của đoạn trên trở nên mạnh mẽ có tính khẳng định, nâng cấp “Đạo” từ thấp đến cao.

Cụm từ thứ nhất: “Khi những vị đã dứt hết sự dục vọng” là tiền đề cho các hệ quả của Đạo. Cụm từ cuối: “Đó tức là đạo” là cụm từ chỉ kết quả của một quy trình. Ngay trong đoạn trên, chúng ta thấy có yếu tố duyên sinh nhân quả xuất thế gian rất rõ. Muốn được Đạo phải “… dứt hết dục vọng (tức là ái, taṅha), không còn thọ lãnh cái chi nữa (tức là thọ, vedanā), … đó cũng chính là quy trình tu tập để chấm dứt khổ đau theo lý Duyên Sinh.

2. Nội dung và ý nghĩa

Trong tạng kinh Pali và Sanskrit, Đức Phật đã dùng đôi từ khác nhau để diễn tả khái niệm “dục.”

a. Kāma (P = S): Dục vọng, ái dục, say mê hay tham đắm; đồng nghĩa với chữ ái (taṅha).

Dục (kāma) này gồm có năm loại: (i) Sắc dục, tức là tham đắm về nét đẹp liên hệ đến thân vật lý hoặc cảnh trần; (ii) Thanh dục: tham đắm âm thanh như du dương trầm bổng hoặc tiếng vừa ý liên hệ đến nhĩ căn; (iii) Hương dục: tham đắm về mùi liên hệ đến tỷ căn; (iv) Vị dục: tham đắm về vị ngọt liên hệ đến thiệt căn; (v) Xúc dục: tham đắm về xúc chạm liên hệ đến thân căn. Theo kinh Ví Dụ Con Rắn (số 22) trong Trung Bộ Kinh, Đức Thế Tôn đã khẳng định “các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn” và đưa ra mười ảnh dụ về sự nguy hiểm của dục:

“…(i) ví như khúc xương; (ii) ví như một miếng thịt; (iii) ví như bó đuốc cỏ khô; (iv) ví như hố than hừng; (v) ví như cơn mộng (vi) ví như vật dụng cho mượn; (vii) ví như trái cây (viii) ví như lò thịt; (ix) ví như gậy nhọn; (x) ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn".

b. Chanda (P =S) nghĩa là ao ước, ý chí, động lực, muốn làm. Chữ này mang tính nghĩa trung tính hơn chữ Kāma. Tùy theo khuynh hướng của tâm mà nó cho nghĩa thiện hay bất thiện. Phạm vi của nó trên ba lĩnh vực (i) Kāmachanda (P) là tham dục, đam mê, tham đắm nhục dục; loại ước muốn này là nghiệp bất thiện; (ii) Kattuvimyatāchanda (P) là ao ước muốn làm một điều gì theo lẽ tự nhiên không thiện không ác hay còn gọi là vô ký; (iii) Dhammachanda (P) gọi là Pháp dục, ham thích pháp; thứ dục này thúc đẩy con người hay hành giả tuệ tri được pháp để đạt chân lý giác ngộ. Hành giả có tâm hâm mộ mong muốn các pháp môn thiện lành để tu tập giải thoát, còn gọi là thiện dục.

Khi dứt hết dục vọng, lẽ đương nhiên vị hành giả đã thấu rõ sự thật về trạng thái chấm dứt khổ đau và sự thật về con đường chấm dứt khổ đau; tức là vị ấy thành tựu được pháp trung đạo, đệ nhất nghĩa đế, vượt ngoài đối đãi của nhị nguyên.

Và khi ấy chắc chắn vị ấy y theo một lẽ tự nhiên của quy luật vô thường và quy luật của sanh trụ dị diệt, của sanh, già, bệnh, chết mà không còn “thọ lãnh cái chi nữa, không tìm kiếm cái chi nữa, không bị đạo ràng buộc nữa, không bị việc trở ngại nữa, không còn tư tưởng nữa, không còn hành động nữa”. Tại sao lại không còn, không thọ lãnh, không tìm kiếm, không bị ràng buộc? Khi những vị đã dứt hết sự dục vọng tất nhiên không thọ lãnh; không thọ lãnh cái gì? Tất nhiên phải có thọ lãnh tứ vật dụng trong đời sống nhưng tâm không vướng mắc, không mong cầu để có, và không bị các món ấy chi phối, đồng thời không còn thọ lãnh nghiệp quả, không còn thọ lãnh sanh tử trong nghiệp đạo luân hồi, nên Tổ gọi là không thọ lãnh cái chi nữa và sẽ không tìm kiếm cái chi nữa; đó tức là vắng lắng vọng động, dứt mọi phiền não sống và chết y theo duyên và pháp. Lấy nhân ấy và duyên theo nhân ấy mà không bị đạo ràng buộc nữa mà chỉ là lẽ tự nhiên hoàn toàn vắng lặng, tự nhiên như như của Đạo.

Và Đạo là nguyên nhân, là lý, là sự, là lẽ tự nhiên trong các pháp vạn hữu, kể cả vô vi pháp nên ắt không bị việc trở ngại nữa. Tại sao vậy? Như vậy há lại ngược nhân quả nghiệp báo sao? Xin được giải đáp: Không bị việc trở ngại nữa có nghĩa là không bị chướng ngại, không mong cầu các việc chưa đến, không trói buộc trong các việc đang đến và không dính mắc các việc đã đến; tức là chuyển hóa nghiệp, hóa giải nghiệp và y theo nhân quả trong sự tùy duyên. Bởi thế cho nên, không còn tư tưởng nữa, không còn hành động nữa, tức là thân - khẩu - ý đã trọn lành y như pháp và ngoài cả tư tưởng, hành động của thiện, của pháp, đúng theo lẽ như như của vạn hữu. “Đó tức là đạo” mà Tổ sư Minh Đăng Quang trình bày, thì lúc ấy không còn tham thiền nữa, không tỏ ra bề ngoài cái chi nữa. Tất cả chúng ta đều biết, thiền là một trong các pháp môn để thành tựu định. Tại sao không còn tham thiền nữa? Vì không còn tư tưởng (saññā), không còn hành động (saṇkhāra); tức là hết phiền não vọng động (kilesa), cũng có nghĩa ngay nơi đó tự thân đã là thiền nên không còn tham thiền nữa và không tỏ ra bề ngoài cái chi nữa. “Đó tức là Đạo” mà Tổ sư Minh Đăng Quang nói.

Ngay nơi ấy, mấy vị ấy lên tới bậc toàn giác tuyệt đối. Theo Saṁyutta Nikāya (Tương Ưng Bộ Kinh) tr. 66, Ngài tự khẳng định ngài là Đấng Như Lai, Chánh Đẳng Chánh Giác, Chánh Biến Tri, sau khi thấu triệt về sự thật của khổ và con đường thoát khổ, thành tựu Tam Minh, chứng đắc Lục Thông sau 49 ngày đêm nhập định dưới cội Bồ Đề mà thành Phật, bậc toàn giác tuyệt đối. Và “đó tức là Đạo” mà Tổ sư Minh Đăng Quang giảng giải.

     (Tài liệu thực tập diễn giảng trong mùa Hạ tại đạo tràng Tịnh xá Trung Tâm, 2008).

---oOo---

Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ