Trang chủ > Đức Tổ Sư > Bài Viết
Tìm hiểu về hệ phái Khất sĩ & những điểm căn bản trong bộ Chơn Lý
Xem: 8880 . Đăng: 06/10/2014In ấn
Tìm hiểu về hệ phái Khất Sĩ & những điểm căn bản trong bộ Chơn Lý
Viên Đạo
Nhìn chung, đạo Phật trên thế giới ngày nay được chia làm 2 hệ phái chính: Phật giáo Bắc truyền & Phật giáo Nam truyền. Riêng ở Việt Nam, ngoài 2 hệ phái này còn có hệ phái Khất sĩ, một nét mới trong Đạo Phật Việt Nam. Tổ Sư Minh Đăng Quang là vị khai sáng hệ phái này từ năm 1946 tại miền Nam Việt Nam, với tâm nguyện: “Nối truyền Thích Ca chánh pháp, Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. Giáo pháp Ngài dạy được thể hiện qua bộ “Chơn Lý”, vừa chứa đựng những giáo lý cao siêu, vừa tóm gọn được các tinh hoa của đạo Phật. Với tuổi đời còn trẻ, nhưng Ngài đã viết được bộ Chơn Lý trình độ thượng thừa như thế, phải chăng chỉ có bậc giác ngộ rất cao mới thể hiện nổi. Có phải chăng nếu chư đệ tử Đức Như Lai thực hành đúng chơn lý, có đời sống chơn chánh, thì thế gian sẽ không vắng bóng các bậc A-la-hán.
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nước ta bị thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, chiến tranh liên miên, lòng người ly tán, đồng thời miền Tây Nam bộ là vùng đất mới khai hoang, trình độ dân trí còn thấp kém, các hiện tượng mê tín dị đoan phát triển song song với sự ra đời của nhiều giáo phái như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, … Các giáo phái này chủ yếu dạy cho hàng cư sĩ tại gia biết ăn chay, làm lành lánh dữ, xen kẽ là những tư tưởng nô dịch của thực dân Pháp, càng làm cho lòng người thêm hoang mang và ly tán. Đứng trước tình hình ấy, Đạo Phật Khất Sĩ ra đời nhằm chấn hưng Phật giáo, nâng cao trình độ tu tập xuất gia giải thoát.
Tổ Sư tu tập và hành đạo được 10 năm (1944 - 1954) thì vắng bóng. Tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng Ngài đã làm nên những việc phi thường, Ngài trước tác bộ Chơn Lý, được xem là nòng cốt tư tưởng của hệ phái Khất Sĩ, Ngài còn lập ra Giáo Đoàn Du Tăng / Ni đi hoằng hóa khắp nơi, Tịnh xá được xây dựng khắp cả miền Nam và Trung Việt Nam, thật là việc làm của bậc Giác ngộ.
A. Đặc điểm của hệ phái Khất sĩ
I. Đặc điểm của hệ phái Khất sĩ
1. Hệ phái khất Sĩ dung hòa hai nền giáo lý Nam truyền và Bắc truyền
Tổ Sư am tường giáo lý đạo Phật nên phối hợp được tinh hoa đường lối của Nam và Bắc truyền theo tôn chỉ “Việt Nam Đạo Phật không phân thừa”. Cụ thể:
- Kế thừa Bắc truyền: chọn ăn chay, thu nhận Ni giới, giảng Kinh Pháp Hoa, Kinh A-Di-Đà, v.v… để triển khai về các khái niệm của Đại thừa như Phật Tánh, Chơn Như, …
- Kế thừa Nam truyền: chọn cách ăn mặc theo truyền thống Ấn Độ thuở xưa, dùng y bát như các nước Nam truyền, đi khất thực, ăn ngọ, giảng về y bát chơn truyền và đạo quả A-la-hán.
2. Hệ phái Khất Sĩ với sự thực hành Tứ Y Pháp Trung Đạo
Tinh thần của Tứ Y Chánh Pháp theo quan điểm hệ phái Khất Sĩ là:
- Người xuất gia chỉ ăn đồ xin mà thôi, nhưng ngày hội thuyết pháp được ăn tại chùa.
- Người xuất gia phải lượm những vải bỏ mà đâu lại thành áo, nhưng có ai cúng vải, đồ cũ thì được nhận.
- Người xuất gia phải nghỉ dưới cội cây, nhưng có ai cúng lều, am nhỏ, một cửa, bằng lá thì được ở.
- Người xuất gia chỉ dùng phân uế của bò mà làm thuốc trong khi đau, nhưng có ai cúng thuốc, dầu, đường thì được dùng.
B. Nội dung ứng dụng của bộ Chơn Lý
Bằng nhận thức cạn cợt của hàng cư sĩ chúng con, thông qua bộ Chơn Lý, chúng con xin mạo muội trích dẫn những lời dạy cơ bản của Tổ trong bộ Chơn Lý và ứng dụng vào đời sống thiết thực như sau:
Chơn Lý
1. Quan điểm đại đồng: không phân chia tôn giáo đã được Tổ Sư khẳng định hơn 60 năm qua: “Đạo là con đường của tất cả chúng sanh,… chứ không có tên gì cả. Giáo là sự dạy học để tu hành chứ không phải tôn giáo gì cả. Phái là sự làm việc, giúp ích cho nhau chứ không phải phái gì cả” (Q.2, Trường Đạo Lý, tr. 329)
2. Ý nghĩa Chơn lý: “Chơn lý là trường học chung của tất cả… không phải là đời hay đạo… không phải là tôn giáo, đảng phái, chủ nghĩa giáo phái nào cả.” (Q.2, Trường Đạo Lý, tr. 429)
Với cái biết của người thực chứng, Tổ Sư đã nêu quan điểm thống nhất Đạo Phật Việt Nam và thế giới để làm lợi lạc cho quần sanh. “Sự thống nhất tăng đồ nhà Phật trên thế giới lại, để cứu thế, lập Niết-bàn hiện tại cho phải dịp… không có Đại hay Tiểu thừa gì, không có chia rẽ hơn thua chi chi nữa.” (Q.2, Chánh Pháp, tr. 32)
Sự tiên đoán của Tổ Sư đã thành hiện thực, vinh dự thay cho Phật giáo Việt Nam ta đã tổ chức được Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc (UN Vesak Day 2008). Các chùa, tịnh xá, tự viện, các trung tâm tu học đào tạo Tăng Ni sinh cả nước ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới của Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một thử thách lớn đối với tu sĩ trẻ. Với vật chất đầy đủ, nhất là công nghệ thông tin đã xâm nhập vào mọi ngõ ngách cuộc sống, làm thế nào hòa nhập phát triển mà không đắm nhiễm, phải có ý thức phản tỉnh cao để phòng hộ các căn, như lời Tổ đã dạy:
- “Các Ngài nói mình Khất sĩ là để giữ cái gốc vốn chơn như không tham vọng.
- Các Ngài nhớ mình Khất sĩ là để cho ý muốn tham chẳng còn sanh.
- Các Ngài thực hành Khất sĩ là để cho thấy rõ cái không không của tham vọng.
“Khất sĩ là giải thoát trói buộc, phiền não vô minh vọng động, để sống bằng chơn như, trí tuệ, an lạc, thong thả, rảnh rang không còn tạo nghiệp thì luân hồi sanh tử, khổ não mới đặng dứt.” (Q.3, Phật Tánh, tr. 26)
Xã hội loài người thật là mâu thuẫn, vì khi trình độ dân trí cao, đáng lý các hiện tượng mê tín dị đoan phải đoạn diệt, nhưng sao vẫn còn tồn tại, thậm chí có nơi còn phát triển mạnh, trở nên phổ biến! Bởi lẽ vì tâm tham ái, tham cầu, ngã mạn đã khiến chúng sanh mê mờ, lợi dụng thần thánh như một công cụ để thỏa mãn lòng tham cho mình. Do vậy, hàng cư sĩ nếu không tu thì khó sống an vui, mà tu sái phép thì phiền não phát sinh. Do đó, chúng ta nên phải học, học để biết, để tu hành. Chính vì vậy, đối với hàng cư sĩ, Tổ dạy:
“Ở đời có vật chất cũng chết khổ, không có vật chất cũng chết khổ. Trong lúc đang làm cũng chết khổ, lúc chưa có cũng chết khổ. Chi bằng chúng ta hãy làm để đủ nuôi sống vừa thôi, mới là không chết khổ.” (Q.3, Khuyến Tu, tr. 193)
C. Kết luận:
Chúng con xin khép lại sự tìm hiểu bộ Chơn Lý bằng kết luận của Tổ Sư Minh Đăng Quang:
“Quyển Đạo Phật này có ra là để chỉ rõ con đường giác ngộ, bởi giác ngộ mới là Đạo Phật. Quyển Đạo Phật này ra đời với tính cách siêu nhiên, không cần dư luận, không thiên tư, không chỉ trích. Mà chơn lý, công lý, chỉnh đốn chấn hưng, giác ngộ, khuyến khích theo ý muốn của khắp người người (Q. 3, Đạo Phật, tr. 68).
---oOo---
Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ
BÀI LIÊN QUAN
Quan điểm về biết ơn và đền ơn của Tổ sư Minh Đăng Quang ( Liên Trí , 9918 xem)
Tội lỗi và sám hối qua Chơn Lý Tổ sư Minh Đăng Quang ( Diệu Sắc , 6348 xem)
Tìm hiểu chữ "Đạo" trong bài "Diệt lòng ham muốn" của Tổ sư Minh Đăng Quang ( Tỳ kheo Giác Chinh , 8816 xem)
Hình ảnh Sa-môn trong Chơn Lý "Trên Mặt Nước" ( Tỳ kheo Giác Đoan , 9126 xem)
Ý nghĩa phương tiện trong Chơn Lý Pháp Hoa số 54 ( Thượng toạ Minh Thành , 8329 xem)
Tiếp biến văn hóa qua bài giảng về Kinh “Cày Ruộng” trong Chơn Lý “Chư Phật” ( Liên Trí , 9924 xem)
Khái quát về giáo pháp Khất sĩ của Tổ sư Minh Đăng Quang ( Ni trưởng Khiêm Liên , 15669 xem)
Tổ sư Minh Đăng Quang - chiếc bóng bên trời trăng khuyết (8131 xem)
Nhớ Tổ Sư ( Bảo Minh Trang , 7663 xem)
Kết thúc đại lễ tưởng niệm 60 năm tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng ( Minh Mẫn , 7928 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng