Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư
TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ với các hành giả an cư tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Xem: 634 . Đăng: 17/06/2024In ấn
TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ với các hành giả an cư tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang – một trong những điểm an cư tập trung của chư Tăng HPKS, đang ở giai đoạn đầu của mùa ACKH PL.2568 - Dl.2024. Dịp này, TT.Giác Nhường - Phó thư ký HPKS, Phó Thư ký kiêm Trưởng Ban Thông tin Truyền thông GĐ.III HPKS, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS PG tỉnh Đắk Nông, đã dành nhiều lời chia sẻ đến các hành giả an cư, chiều 11/6 (06/5/Giáp Thìn).
Xoay quanh chủ đề “Hành trang của người Khất sĩ”, Thượng tọa đã nói lên những thực tế, thực trạng hiện diện trong Tăng đoàn Khất sĩ, liên hệ từ Tăng đoàn thời Đức Phật, cho đến Tăng đoàn của Đức Tổ sư và quý Đức Thầy.
Trong Chơn lý “Tông giáo”, Đức Tổ sư dạy: “Đạo Phật mất là tại Tăng chúng đông, và tín đồ nhiều, ai cũng tưởng lầm mình là con trưởng nam của Phật. Thật là nguy hại thay cho đạo Phật. Thế mà đến nay, các sư lại còn gọi là giữ mãi gốc Tổ Thầy, mà Tổ Thầy xưa đâu có chia rẽ. Đâu có chẳng tu theo phép nào thuận hạp cho tất cả ta và người, cho hạp với đạo của ta và người, mà nên cho tất cả; và các sư là phải đoạn nhứt thiết ác, tu nhứt thiết thiện, độ nhứt thiết chúng sanh mới phải là người tu Phật đạo”.
Có một sự tưởng chừng như đối lập được Tổ sư đưa ra ở đoạn trên, đó là Tăng chúng đông và tín đồ nhiều, nhưng lại làm đạo Phật mất đi. Thượng tọa cho biết, dẫu người xuất gia tại Việt Nam hiện lên đến gần trên 55 nghìn người, theo đó các pháp hữu lậu ắt hẳn sẽ có sự sinh khởi. Điểm sơ lược về số lượng Tăng Ni các Giáo đoàn trực thuộc HPKS, Thượng tọa khẳng định đang trên đà tăng về số lượng.
“Chúng ta hoan hỷ trước sự tăng trưởng số lượng Khất sĩ, vì điều này cho thấy ngày càng có nhiều người tin tưởng vào giáo pháp Đức Phật, Tổ, Thầy. Song, ở góc độ thực tế theo lời dạy của Đức Tổ sư, đạo Phật tuy không mất đi, nhưng đang ngày một trở nên mờ nhạt hơn, hình ảnh Tăng đoàn đã và đang bị tổn hại”, Thượng tọa khẳng định.
Trong bài kinh Bhaddali, Số 65 – kinh Trung Bộ, cũng từng đề cập đến vấn đề, thời Đức Phật ở những buổi đầu, học giới tuy ít, nhưng người chứng ngộ bậc giác trí lại nhiều, càng về sau khi học giới được Phật chế định ra nhiều, song số lượng người chứng đắc lại ít đi. Theo đó, Đức Phật đã dạy rằng: “…khi các loài hữu tình bị thối thất, khi diệu pháp bị diệt mất, thời các học giới nhiều hơn và các vị Tỳ-kheo ngộ nhập chánh trí ít hơn”. Như vậy, khi pháp bị thối thất, hoặc diệu pháp bị mờ nhạt, đó là lý do vì sao giới được chế định ra nhiều hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, hiện trạng phạm giới hay một số vấn đề không được tốt lành trong đời sống Tăng đoàn phát sinh nhiều hơn.
Trong bài kình này, Đức Phật cũng chỉ rõ khi nào Tăng chúng lớn mạnh, tức số lượng Tăng chúng xuất gia nhiều, chắc chắn rằng các pháp hữu lậu sẽ hiện khởi trong Tăng đoàn và lúc này Ngài cần chế giới. "Này Bhaddali, ở đây, khi nào Tăng chúng chưa lớn mạnh, khi ấy một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng. Và này Bhaddali, chỉ khi nào Tăng chúng đã được lớn mạnh, thời ở đây một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy." Trong khi đó, Tổ sư nhấn mạnh, khi Tăng chúng đông, đời sống phạm hạnh khó tránh khỏi việc sinh khởi một số pháp bất thiện.
Dựa trên ý pháp của Đức Tổ sư, Thượng tọa chia sẻ về một số thực trạng hiện nay của Tăng đoàn Khất sĩ, như việc thiếu chuyên môn trong các vai trò chuyên trách, còn thiếu cẩn trọng trong cách ứng xử, chưa thật sự am hiểu và trân trọng giáo pháp của tông môn hệ phái v.v… Theo thượng tọa, mỗi người cần nhận diện những thực trạng đang diễn ra ngay trong Tăng đoàn của mình, xa hơn là Tăng đoàn của thời các Đức Thầy, của Tổ sư và của Đức Phật, thấy biết những pháp hữu lậu sinh khởi theo đó.
Trong bài Kệ giới, Tổ sư dạy: “Một người thay mặt cho Phật thật không phải dễ. Mỗi cách hành động như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn mặc, nói, làm, mỗi cách cư xử đều phải giống y Phật, cho đặng thiện tín, hễ thấy Tăng cũng như thấy Phật. Tăng chúng chỉ giữ giới, tướng mạo trang nghiêm, ở ăn theo Phật, cũng đủ khêu gợi lòng tín ngưỡng của bá tánh”. Qua đó Tổ dạy, nếu hành giả muốn thay mặt Phật, thì không chỉ học kinh để có thể thuyết pháp, để đạt các bằng cấp Phật học… là đủ, mà phải y như Phật trong mọi cư xử, hành động thường nhật.
Đối với thực trạng hiện nay, nhắc lại lời dạy của Tổ sư trong Chơn lý “Tông giáo”, Thượng tọa nhấn mạnh rằng: “Một vị tu sĩ nếu có khả năng về nghiệp vụ, đồng thời giữ vững oai nghi chánh hạnh, lúc này hẳn nghĩ đến việc phụng sự. Ngược lại, nên ẩn tu, huân đúc bản thân cho đặng lợi ích cho tự thân, đồng thời không để những hình ảnh chưa đẹp của người xuất gia, Khất sĩ ảnh hướng đến Tăng đoàn, Giáo hội, như Tổ dạy: ‘tu trì độc giác, khắc nghiêm giới hạnh, ở ẩn rừng sâu, cũng còn khá hơn là sự xuất gia cẩu thả, ở nơi thành thị chi cho phải bị cư gia hủy mạ’.”.
Qua đó, một lần nữa Thượng tọa khẳng định, là người Khất sĩ cần trước nhất là trau dồi phẩm chất, gìn giữ đạo hạnh, nghiêm trì giới luật, dùi mài sở học kinh luật, giáo lý tông phong, Luật nghi Khất sĩ mà Tổ sư đã quy định, sau là trang bị về kiến thức cơ bản như Pháp luật, Hiến chương của Giáo hội… Đó cũng chính là những hành trang cần thiết của người Khất sĩ trên con đường tu tập ở xã hội ngày nay.
Một số hình ảnh tại buổi chia sẻ:
Ban TT-TT Hệ phái
-----ooOoo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
TP.HCM: Nhân khóa ACKH PL.2568 - HT.Bửu Chánh giảng giải về hơi thở chánh niệm ( Ban TT - TT Hệ phái , 324 xem)
TP.HCM: Chư Tôn đức lãnh đạo HPKS thăm và sách tấn hành giả an cư tại trường hạ tịnh xá Ngọc Phú ( TN. Liên Mẫn , 320 xem)
TP.HCM: “Sự quân bình trong Giới-Định-Tuệ” được HT.Minh Thành giảng tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TT - TT Hệ phái , 624 xem)
TP.HCM: HT.Minh Tuyên chia sẻ buổi pháp đàm thứ hai tại khoá ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TT - TT Hệ phái , 308 xem)
TP.HCM: Khóa ACKH PL.2568 - DL.2024 tìm hiểu về Phương pháp trau tâm qua lời giảng của TT.Giác Hoàng ( Ban TT - TT Hệ phái , 396 xem)
TP.HCM: TT. Minh Liên nói về Sự chuyển biến của giáo dục Phật giáo Trung Quốc ( Ban TTTT Hệ phái , 508 xem)
TP.HCM; TT. Giác Hoàng chia sẻ về Pháp trau tâm của Tổ sư Minh Đăng Quang tại khóa ACKH PL.2568 - DL.2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 372 xem)
TP.HCM: HT. Minh Thành chia sẻ thời pháp nhân khóa An cư Kiết hạ PL.2568 ( Ban TTTT Hệ phái , 208 xem)
TP.HCM: TT. Minh Lực chia sẻ về Duyên khởi tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 320 xem)
TP.HCM: ĐĐ. Minh Sơn chia sẻ về Bốn sự trở ngại đối với người xuất gia tại Khóa ACKH PL.2568 ( Ban TTTT Hệ phái , 520 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng