Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư
TP.HCM: “Sự quân bình trong Giới-Định-Tuệ” được HT.Minh Thành giảng tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Xem: 1218 . Đăng: 17/06/2024In ấn
TP.HCM: “Sự quân bình trong Giới-Định-Tuệ” được HT.Minh Thành giảng tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Sáng 12/6/2024 (07/5/Giáp Thìn), với buổi giảng pháp thứ 2 trong khóa ACKH PL.2568 – DL.2024, tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM), HT.Minh Thành - UVTT HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng VNCPHVN, Phó ban Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Trưởng ban Giáo dục Tu thư PGKS, đã chia sẻ về “Sự quân bình trong Giới - Định - Tuệ”.
Theo dòng lịch sử, Hòa thượng cho biết, lời dạy của chư Phật, chư Tổ đều có sự tương ưng, tương thích với xã hội, chính trị ở từng thời kỳ. Xét về mặt không gian, Phật giáo tại mỗi vùng miền, quốc qua, ngoài giống nhau về mặt bản chất cốt lõi, đều có sự đặc trưng về hình thức phương tiện của riêng mình, mà theo Hòa thượng, đó là sự quân bình để tồn tại và phát triển.
Nói về ý nghĩa của sự quân bình, Hòa thượng chia sẻ, sự quân bình hay trạng thái cân bằng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi khía cạnh, từ tự nhiên như vũ trụ ba la rộng lớn, tới sinh hoạt xã hội và kể cả về mặt tâm thức của con người. Nó thể hiện sự hài hòa, ổn định và trật tự, đó là nền tảng cho sự phát triển và tiến bộ. Chỉ cần một sự mất quân bình ở trạng thái này sẽ dẫn thới sự biến đổi để đạt tới sự quân bình mới.
Trong Phật giáo, sự quân bình cũng quyết định tính bền vững và phát triển của cả tông giáo nói chung và từng hành giả xuất gia nói riêng. Vậy, trong Phật giáo lấy nền tảng nào là thước đo của quân bình? Đó là Giới - Định - Tuệ.
“Xét về mặt vận hành, Giới - Định - Tuệ không phải là một quá trình tịnh tiến mà là một chu trình tuần hoàn. Giới sanh Định, Định phát Tuệ, Định - Tuệ củng cố lại Giới. Đó là vòng tuần hoàn tương trợ lẫn nhau. Do đó, cả 3 cần phải có sự tăng trưởng quân bình nhau, giống như ghế 3 chân, một chân cao hơn hay thấp hơn sẽ khập khiểng, nghiêng lệch, khó dùng, hay không thể dùng được”, Hòa thượng cho biết.
Dẫn lời Tổ sư Minh Đăng Quang trong Chơn lý “Có và không” rằng: “Có giữ giới vạn vật mới tốt đẹp, có thiền định chúng sanh mới sống đời. Có trí huệ các pháp mới trọn lành trong sạch. Giới - định - huệ là một thân hình tốt đẹp của cái có, xứng đáng có yên vui. Chúng ta cần phải giữ cái có, của giới - định - huệ ấy, bởi nó là chơn lý của võ trụ, nó là ý muốn của cái không, vì cái không là bà mẹ của chúng ta”, Hòa thượng đã nêu lên thí dụ điển hình của tiến trình quân bình, vì có sự quân bình của giới học, định học và tuệ học thì mới trọn lành yên vui. Đó là một tổng thể quân bình tốt đẹp của cái “có”.
Không chỉ dừng lại ở sự quân bình của cái có nơi Giới - Định - Tuệ, mà Sự quân bình được mở rộng hơn giữa cái “Có” và cái “Không” trong lời dạy của Chơn lý. Cái “Có” là biểu hiện, là sự diệu dụng, là ý muốn của cái “Không”, còn cái “Không” là cái bổn thể, bổn tánh của cái “Có”. Nhờ có cái “Có” mới biết được sự tồn tại của cái “Không” và Cái “Không” là gốc sinh ra cái “Có”, là bà mẹ của cái “Có”, của Giới - Định - Tuệ, của tất cả chúng ta và tất cả các pháp. Đó là sự quân bình tương hỗ giữa cái “Có” và cái “Không”.
Hòa Thượng dẫn lời một vị tiền nhân rằng: “Sanh ra tất cả trọn lành và trở về với tất cả”, làm lời kết của buổi giảng pháp, để lại sự suy ngẫm sâu sắc về bản chất của chính con người chúng ta, của xã hội, vũ trụ và tất cả các pháp.
Một số hình ảnh tại buổi giảng:
Ban TT-TT Hệ phái
-----ooOoo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
TP.HCM: HT.Minh Tuyên chia sẻ buổi pháp đàm thứ hai tại khoá ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TT - TT Hệ phái , 436 xem)
TP.HCM: Khóa ACKH PL.2568 - DL.2024 tìm hiểu về Phương pháp trau tâm qua lời giảng của TT.Giác Hoàng ( Ban TT - TT Hệ phái , 972 xem)
TP.HCM: TT. Minh Liên nói về Sự chuyển biến của giáo dục Phật giáo Trung Quốc ( Ban TTTT Hệ phái , 1224 xem)
TP.HCM; TT. Giác Hoàng chia sẻ về Pháp trau tâm của Tổ sư Minh Đăng Quang tại khóa ACKH PL.2568 - DL.2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 1000 xem)
TP.HCM: HT. Minh Thành chia sẻ thời pháp nhân khóa An cư Kiết hạ PL.2568 ( Ban TTTT Hệ phái , 336 xem)
TP.HCM: TT. Minh Lực chia sẻ về Duyên khởi tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 932 xem)
TP.HCM: ĐĐ. Minh Sơn chia sẻ về Bốn sự trở ngại đối với người xuất gia tại Khóa ACKH PL.2568 ( Ban TTTT Hệ phái , 1232 xem)
TP.HCM: Ni sư Tuệ Liên thuyết giảng tại trường hạ Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2152 xem)
TP.HCM: Ni sư Hằng Liên thuyết giảng tại trường hạ Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2244 xem)
TP.HCM: Ni sư Hòa Liên thuyết giảng tại Trường hạ Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 1992 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng