Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư
TP.HCM: Khóa ACKH PL.2568 - DL.2024 tìm hiểu về Phương pháp trau tâm qua lời giảng của TT.Giác Hoàng
Xem: 1274 . Đăng: 17/06/2024In ấn
TP.HCM: Khóa ACKH PL.2568 - DL.2024 tìm hiểu về "Phương pháp trau tâm" qua lời giảng của TT.Giác Hoàng
Tại khóa ACKH - trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM), chiều 15/6/2024 (10/5/Giáp Thìn), TT. Giác Hoàng - UV HĐTS, Phó Viện trưởng VNCPHVN, Phó Trưởng ban Văn hóa TƯGH, Chánh Thư ký Ban Thường trực GPHP, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni GĐ.III, đã tiếp nối đề tài “Pháp trau tâm của Tổ sư Minh Đăng Quang”.
Nếu buổi giảng trước đó, Thượng tọa đã phân tích giảng giải về tầm quan trọng của pháp trau tâm và điều kiện để trau tâm, thì trong buổi giảng lần 2, Thượng tọa đi sâu vào “Phương pháp trau tâm” theo lời dạy của Đức Tổ sư.
Dẫn nhập lời Chơn lý “Đi tu”, Thượng tọa nhận định: “Người xuất gia chớ vội làm điều chi, mà nên trau tâm trước rồi hẳn làm. Nghĩa là hãy thực hành việc tu tập cho đặng thuần thục thân tâm chính mình trước rồi hẳn làm những việc khác. Nếu không, dễ dẫn đến thất bại, chịu bị Phật tử bá tánh dèm pha, chê cười. Như Tổ dạy: ‘Hãy xét ngó tâm mình đừng ngó việc người… ngăn ngừa tâm bất thiện, biết tâm giác mà tu’. Đây chính là phương pháp trau tâm mà Tổ sư dạy chúng ta”.
Hay trong bài Kệ “Ý” trích “Bài học Khất sĩ” chỉ rõ về phương pháp như sau:
“Lặng lờ giữ vẻ trầm ngâm
Tánh dè dặt kín, nết đằm thắm nghiêm
Luôn luôn đôi mắt phải kềm
Đừng hay nhìn liếc kiếm tìm chi chi…
Ngó ngay xuống bước chân đi
Ngó vào tâm trí luôn khi không rời!”
Qua đó, Thượng tọa khẳng định: “Chúng ta phải luôn luôn chánh niệm tỉnh giác trong từng hơi thở, trong từ giây phút, từng niệm, từng sát na. Người phàm còn mê thì lúc tham lam chẳng biết mình đang tham, lúc sân giận chẳng biết mình sân giận, đó là si mê chẳng giác, nên si mà chẳng biết mình si mê. Ngược lại, Bậc giác ngộ luôn luôn tỉnh thức, nhận biết rõ ràng những pháp đang diễn ra mà không bị các pháp làm mê đắm, không sanh khởi thất tình lục dục, biết rõ bản chất duyên khởi của các pháp.
Trong kinh Tứ niệm xứ - Trung bộ Kinh, có nói : “Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: ‘Tâm có tham’; hay với tâm không tham, tuệ tri: ‘Tâm không tham’. Hay với tâm có sân, tuệ tri: ‘Tâm có sân’; hay với tâm không sân, tuệ tri: ‘Tâm không sân’. Hay với tâm có si, tuệ tri: ‘Tâm có si’; hay với tâm không si, tuệ tri: ‘Tâm không si’.”. Theo đó, với 4 phép quán Tứ Niệm xứ: thân - thọ - tâm - pháp, thì tâm là phép quán quan trọng nhất. Theo Thượng tọa, phải thường luôn quan sát nội tâm mình, nhận diện và phân biệt được các thứ tâm tham - sân - si, từ đó nắm bắt và điều phục tâm để trở về với tâm vô tham, vô sân, vô si. Khi tâm đã trong sạch rồi thì làm bất cứ việc gì cũng vô ngại.
Như vậy, theo lời của Tổ sư Minh Đăng Quang trong Chơn lý “Đi tu”, thì “tất cả chúng sanh đều có tương lai tối cao tốt đẹp, ai ai cũng sẽ là Phật, nhập Niết-bàn được hết, ai cũng là đấng chúa tể võ trụ như nhau”. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tức tánh giác ngộ hoàn toàn, nên ta cũng không phải tự ti trong hèn kém, cũng không nên ngã mạn trong sự hơn người, Tự ti không giúp ta có ý chí tiến tu, còn ngã mạn là bức tường chặn đường ta. Vậy nên Tổ sư dạy trong Chơn lý “Đi tu”: “Việc ngoài hôm nay ta không nên cố chấp hơn người cho lắm, ta nên xem sự thiếu thốn đó là những pháp trau tâm, rèn luyện tâm, tốt đẹp cho tâm vậy”.
Để kết thúc buổi chia sẽ, Thượng toạ dẫn nhập thêm Chơn lý “Chánh kiến”: “Thờ cốt tượng đâu bằng thờ kinh sách học hành, dầu thờ kinh sách cũng chẳng bằng thờ ông Thầy dạy đạo cho mình hiện tại đang sống. Nhưng thờ ông Thầy kia sao bằng thờ bản tâm của mình trong sạch”. Thượng tọa khẳng định: “Tâm trong sạch ấy là tâm không còn tham, không còn sân, không còn si mê. Vậy để có bản tâm trong sạch thì trong mỗi hành động phải luôn soi xét lại bản tâm đó là phương pháp trau tâm”.
Một số hình ảnh tại buổi giảng:
Ban TT-TT Hệ phái
-----ooOoo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
TP.HCM: TT. Minh Liên nói về Sự chuyển biến của giáo dục Phật giáo Trung Quốc ( Ban TTTT Hệ phái , 1460 xem)
TP.HCM; TT. Giác Hoàng chia sẻ về Pháp trau tâm của Tổ sư Minh Đăng Quang tại khóa ACKH PL.2568 - DL.2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 1276 xem)
TP.HCM: HT. Minh Thành chia sẻ thời pháp nhân khóa An cư Kiết hạ PL.2568 ( Ban TTTT Hệ phái , 508 xem)
TP.HCM: TT. Minh Lực chia sẻ về Duyên khởi tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 1148 xem)
TP.HCM: ĐĐ. Minh Sơn chia sẻ về Bốn sự trở ngại đối với người xuất gia tại Khóa ACKH PL.2568 ( Ban TTTT Hệ phái , 1536 xem)
TP.HCM: Ni sư Tuệ Liên thuyết giảng tại trường hạ Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2264 xem)
TP.HCM: Ni sư Hằng Liên thuyết giảng tại trường hạ Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2544 xem)
TP.HCM: Ni sư Hòa Liên thuyết giảng tại Trường hạ Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2112 xem)
TP. HCM: Ni sư Nguyện Liên thuyết giảng tại Trường hạ Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2096 xem)
Long An: Ni sư Hằng Liên thuyết giảng tại trường hạ tịnh xá Ngọc Tâm ( Ban Truyền thông NGKS , 2804 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng