Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư
TP.HCM: Đề tài Thiền định tiếp tục được đề cập tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Xem: 2094 . Đăng: 17/06/2024In ấn
TP.HCM: Đề tài "Thiền định" tiếp tục được đề cập tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Sáng 11/6/2024 (06/5/Giáp Thìn), HT.Minh Bửu - UVTT HĐTS, Phó Trưởng Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái kiêm Trưởng ban Tăng sự Hệ phái, đã có buổi giảng pháp thứ hai quanh đề tài “Thiền định” tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Hòa thượng cho biết: “Thiền định có lịch sử lâu đời, truy ngược lại hàng ngàn năm trước, bắt nguồn từ khu vực Nam Á. Trước thời Phật giáo ra đời, theo các ghi chép, thiền định đã được tìm thấy trong các nền văn minh cổ đại như Thung lũng Indus và lưu vực Ganges. Theo đó, có niên đại từ khoảng 3000 năm TCN, hoặc có thể xuất hiện trước đó nữa. Những thực hành thiền định ban đầu này tập trung vào việc đạt được trạng thái xuất thần, hoặc siêu thức”.
Đối với thiền Phật giáo, được hình thành cùng với sự hình thành của Phật giáo, vào khoảng 600 năm TCN, tại Ấn Độ. Mục đích cao nhất của thiền định trong Phật giáo là đạt được giác ngộ, là trạng thái giải thoát khỏi mọi khổ đau.
Thiền, tiếng Phạn là dhyāna (ध्यान), Trung hoa đọc là “Thiền-na”, khái niệm về thiền có sự khác biệt tùy theo văn hóa, tôn giáo, tư tưởng tông phái… nhưng không ra ngoài ý nghĩa là sự tập trung hoặc sự chú ý, để đưa đến mục tiêu là sự bình an nội tâm, trí tuệ và giác ngộ.
Hòa thượng dẫn chứng một khái niệm khác về thiền định trích trong Kinh Pháp Bảo Đàn, rằng: “Gọi là ‘Thiền định’ có nghĩa là gì? Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là ‘thiền’, bên trong không loạn gọi là ‘định’. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên. Chính sự liên hệ với ngoại cảnh gây nên loạn tâm. Do đó bên ngoài xa lìa các tướng tức là ‘thiền’, bên trong không loạn tức là ‘định’. Ngoại thiền nội định, cho nên gọi là Thiền định”.
Trong Phật Giáo, có nhiều tông phái thiền khác nhau, nhưng không ra ngoài hai loại cơ bản là thiền chỉ và thiền quán. Trong đó, chỉ - tiếng phạn là samatha, nghĩa là dừng nghỉ vọng niệm để đạt được định tâm vắng lặng, có thể đắc được thần thông. Quán - tiếng phạn là vipassana, hay gọi là thiền minh sát, thiền tuệ, quán sát, soi sát đối tượng, để đạt tới sự hiểu biết, nhìn rỏ bản chất các pháp là vô thường, khổ và vô ngã , từ đó đưa đến giác ngộ giải thoát.
Hòa thượng nhìn nhận, dù là phương pháp thiền nào của Phật giáo cũng không ra ngoài 4 đối tượng quán sát, đó là: thân, cảm thọ, tâm và pháp.
Nói về các cách thức truyền giáo trong Phật giáo, Hòa thượng nêu lên 4 loại cơ bản như sau: huyền giáo, trực giáo, đốn giáo và tiệm giáo.
Huyền giáo đề cập đến những giáo lý Phật giáo cao thâm, huyền bí, khó hiểu đối với người mới bắt đầu. Nó thường ẩn dụ, sử dụng những biểu tượng và ngôn ngữ tượng trưng để truyền tải những thông điệp sâu sắc về bản chất thực tại và con đường giác ngộ.
Đốn giáo đề cập đến phương pháp giác ngộ trực tiếp, tức thời, không cần trải qua quá trình tu tập lâu dài. Nó nhấn mạnh vào việc nhận thức bản chất Phật tính vốn có trong mỗi chúng sinh.
Trực giáo là phương pháp truyền dạy giáo lý Phật giáo trực tiếp, không thông qua ngôn ngữ, hay kinh điển. Nó thường sử dụng tâm truyền, thiền định hoặc những phương pháp phi ngôn ngữ khác.
Tiệm giáo đề cập đến phương pháp tu tập Phật giáo từ từ, từng bước, dần dần đạt được giác ngộ. Nó nhấn mạnh vào việc tích lũy công đức, tu tập thiền định và thực hành các giáo lý Phật giáo một cách kiên trì.
Đặc biệt, Hòa thượng đề cao mục đích của thiền định trong Phật giáo là đạt cái nhìn nhận sáng suốt, như: thiên nhãn là nhìn thấy mọi vật ở quá khứ, hiện tại và tương lai, không bị giới hạn bởi thời gian và không gian; pháp nhãn là thấu hiểu bản chất chân thật của mọi hiện tượng, thấy được sự vô thường, khổ đau, vô ngã của vạn vật; tuệ nhãn là thấy mọi thứ một cách rõ ràng, minh bạch, không bị che lấp bởi ảo tưởng và chấp ngã; Phật nhãn là đạt được trí tuệ viên mãn, thấu hiểu mọi điều một cách hoàn hảo, thấu rõ bổn tánh các pháp là không, tên của các pháp là giả, hình tướng của các phải là hư huyễn.
Thông qua những lời chỉ dạy của Hòa thượng, chư hành giả đã phần nào nắm được căn bản về lịch sử, khái niệm, hình thái cơ bản, mục đích tối hậu của thiền định trong Phật giáo. Nhờ đó, mỗi cá nhân trong tu tập sẽ đạt được cho riêng mình một vài sự trực ngộ về thiền định.
Khép lại thời khóa, Hòa thượng dẫn bài thơ của Ngài Trần Nhân Tông, qua đó diễn tả sự ngộ nhập cá nhân:
Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng tiếng
Mắt theo hình sắc, mũi theo hương
Lênh đênh làm khách phong trần mãi
Ngày hết, quê xa vạn dặm đường.
Một số hình ảnh tại buổi giảng:
Ban TT-TT Hệ phái
-----ooOoo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ với các hành giả an cư tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TT - TT Hệ phái , 2192 xem)
TP.HCM: Nhân khóa ACKH PL.2568 - HT.Bửu Chánh giảng giải về hơi thở chánh niệm ( Ban TT - TT Hệ phái , 1628 xem)
TP.HCM: Chư Tôn đức lãnh đạo HPKS thăm và sách tấn hành giả an cư tại trường hạ tịnh xá Ngọc Phú ( TN. Liên Mẫn , 620 xem)
TP.HCM: “Sự quân bình trong Giới-Định-Tuệ” được HT.Minh Thành giảng tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TT - TT Hệ phái , 2028 xem)
TP.HCM: HT.Minh Tuyên chia sẻ buổi pháp đàm thứ hai tại khoá ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TT - TT Hệ phái , 600 xem)
TP.HCM: Khóa ACKH PL.2568 - DL.2024 tìm hiểu về Phương pháp trau tâm qua lời giảng của TT.Giác Hoàng ( Ban TT - TT Hệ phái , 1860 xem)
TP.HCM: TT. Minh Liên nói về Sự chuyển biến của giáo dục Phật giáo Trung Quốc ( Ban TTTT Hệ phái , 1868 xem)
TP.HCM; TT. Giác Hoàng chia sẻ về Pháp trau tâm của Tổ sư Minh Đăng Quang tại khóa ACKH PL.2568 - DL.2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 1796 xem)
TP.HCM: HT. Minh Thành chia sẻ thời pháp nhân khóa An cư Kiết hạ PL.2568 ( Ban TTTT Hệ phái , 960 xem)
TP.HCM: TT. Minh Lực chia sẻ về Duyên khởi tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 1568 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ