Trang chủ > Văn Hoá > An Cư
Ý nghĩa phát Bồ đề tâm
Ý nghĩa phát Bồ đề tâm
Liên Dung - TX Ngọc Long
Rừng Lá
Bài văn Khuyến phát Bồ đề Tâm do Ngài Thật Hiền Đại Sư đời Thanh soạn ra để khích lệ tứ chúng phát tâm tu tập, lập nguyện Bồ đề hoá độ chúng sanh, đền trả bốn ơn cứu ba loại. Môn học này dễ đi vào lòng người, xuất gia cũng như tại gia đều có thể nghe và hành trì theo lời dạy: “Muốn học Như Lai thừa thì trước phải phát Bồ tát Nguyện”.
“Nguyện” ở đây muốn nói đó là: phát lời nguyện dõng mãnh bằng cả thân và tâm của mình mà không bao giờ thối chuyển. Riêng đối với người tu hành như chúng ta thì càng phải lập nguyện hơn nữa để có thể làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Ngài Thật Hiền có chỉ ra cho chúng ta mười nhân duyên, để lập nguyện đền đáp, mười nhân duyên đó là:
1 là nhớ ơn sâu nặng của Đức Phật, 2 nhớ ơn cha mẹ, 3 nhớ ơn Sư trưởng, 4 nhớ ơn thí chủ, 5 nhớ ơn chúng sanh, 6 nhớ khổ sanh tử, 7 vì tôn trọng linh tánh của mình, 8 sám hối nghiệp chướng, 9 cầu sanh Tịnh độ, 10 vì mong muốn làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài.
Chúng ta sanh ra ở đời, được làm thân người, sáu căn đầy đủ, quả là một phúc duyên lớn. Không những vậy chúng ta còn lại được gặp Phật pháp, thọ trì giới luật, sống không gia đình, thì thật sự không có thứ hạnh phúc nào có thể sánh bằng. Do đó, cần phải lập nguyện kiên cố phát tâm dõng mãnh, thành tựu đạo quả để giải thoát cho muôn loại. Điều đó luôn ấp ủ trong tim chúng ta, nên khiến cho ngoại duyên đều bỏ ngoài tai, dần dần đưa đến siêng năng tu tập Bồ đề tâm, là thứ năng lượng bền vững để ngăn chặn ngoại duyên và tháo gỡ những khổ đau. Khi đã quyết định đi trên con đường viễn ly sanh tử, thì mỗi hành giả hãy trang bị cho mình thứ vũ khí cần thiết, sắc bén để đương đầu với chúng ma phiền não. Vũ khí ấy là tâm Bồ đề kiên cố, là năng lượng được nuôi dưỡng từ đời sống tu tập.
Trong tất cả các ân ở trên, ân nào con xét thấy cũng có tầm quan trọng và phải đền đáp, nhưng con thiết nghĩ, cuộc sống hiện tại mình đang thọ lãnh đây, là đều nhờ vào ân thí chủ. Chúng ta xét xem mỗi hạt cơm, bao nhiêu vất vả. Đầu tiên phải cày cấy, tát nước, gieo mạ… phải thức khuya, dậy sớm, dãi nắng dầm mưa… đến khi lúa chín thì nào gặt, nào đập, nào phơi, nào xay… Bao nhiêu mồ hôi tuôn chảy! Có hạt gạo rồi phải rửa, phải vo, phải nấu…. từ đó mới có bát cơm. Tất cả đều từ sức lực của kẻ khác đem đến dâng cúng cho ta. Vậy ta phải làm gì để đền đáp cho cân xứng với những gì tín thí đã làm cho chúng ta?
Đối với thời đại hiện nay, khoa học ngày càng phát triển, ngược lại đạo đức con người ngày càng đi xuống một cách trầm trọng. Phật giáo của chúng ta cũng vậy, có nhiều Tăng Ni trẻ hiện nay chỉ biết lao mình vào các trường Đại Học để tìm cho mình một cái bằng cấp mà quên đi mình là ai, những bằng cấp đó để làm gì? Thân chỉ thích ăn sung mặc sướng, ưa chuộng những lời dịu ngọt, sẵn sàng phát lời sân hận trước những gì không vừa ý, đó là tiếp tay, mở cửa cho danh lợi, ái dục tự do đi vào, giống như người phàm tục, chỉ khác đầu tròn áo vuông, không nhớ lời nguyện ban đầu. Và rồi bản thân chúng ta sẽ đau khổ vì chí nguyện không thành, cha mẹ sẽ buồn phiền vì ước vọng của con mình bị dở dang. Thầy tổ sẽ thương xót vì chúng ta tiếp tục trôi lăn trong vòng sanh tử.
Phát Bồ đề tâm là môn học mà người xuất gia nào cũng cần phải nhớ, phải tự cố gắng nuôi lớn nguồn năng lượng của chí nguyện ban đầu, cần phải tư duy tỉnh thức, phải dành nhiều thời gian xoay lại xem xét cái tâm của mình. Tâm ta như con trâu vậy đó, chỉ thích rong chơi, ăn lúa xanh, uống nước mát. Do vậy phải canh chừng đừng cho lơi lỏng như câu Pháp Cú số bảy:
“Ham thích sống trong vòng khoái lạc,
Tâm buông lung biếng nhác đoạ đầy.
Ma kia dễ bắt người này,
Như cành mềm trước gió lay kinh cuồng”.
Ni trưởng TN. Huỳnh Liên
Chúng ta hãy lập lời nguyện rộng lớn, xem nó là hành trang không thể thiếu trên lộ trình giải thoát cứu cánh. Chúng ta đã cắt ái, ly gia, xa lìa thế tục mà không tu học thì không khác gì người mù, không biết xấu đẹp, không biết đường đi lối về, khiến cho đường tu bỏ dở thật là luống uổng. Trong bài, Ngài Thật Hiền đã khái quát cho ta thấy được tám tướng: tà, chánh, chơn, nguỵ, đại, tiểu, thiên, viên… từ đó ta chọn lọc và lấy chánh, chơn, đại, viên, để thực hành cho đạo quả được thành tựu. Nhờ đó mỗi chúng ta hãy là rường cột vững chắc để phụ kề vai vào nhau, cùng nâng đỡ ngôi nhà Phật pháp.
Vận mệnh Phật Pháp phụ thuộc hoàn toàn vào sự tồn vong của giới, vì: “Giới luật còn thì Phật pháp còn”. Do đó, hãy cố gắng duy trì và phát huy giới luật để cùng nhau làm sống lại hình bóng giải thoát và tinh thần hoà hợp của Tăng già, như câu Pháp Cú số mười:
“Tâm thanh mang tấm y vàng,
Giới nghi nghiêm khắc đáng hành Sa Môn”.
Ni trưởng TN. Huỳnh Liên
Bồ đề tâm như ly nước, giúp ta qua cơn khát ở sa mạc, như miếng bánh giúp ta qua cơn đói. Nó khiến ta định hướng rõ ràng và đưa đến lời phát nguyện dõng mãnh, kiên cố trên con đường tu nhân học Phật, tìm cầu sự giải thoát. Qua môn học phát Bồ đề Tâm Văn đã cho tất cả mọi người nói chung và riêng con đây, thật tự tin vững bước trên con đường đạo. May thay cho con, tuy sanh vào thời mạt pháp, nhưng được gặp thầy nghe pháp, dưới sự chỉ dạy của các Bậc Cao Tăng, tắm mình trong giới luật. Do đó, con sẽ cố gắng tu học, trau tâm, sửa tánh để không phụ công của các ngài chỉ dạy.
Trên đây là những gì con tiếp thu được từ môn học phát Bồ đề Tâm Văn. Bài thu hoạch của con viết trên đây còn thiếu nhiều ý, lời văn lủng củng, non kém, nhưng là tất cả những sự tâm thành mà con tiếp thu được từ môn học. Con xin nguyện tu học đến ngày cuối cùng, để đền đáp tứ ân. Nguyện cầu chư Phật mười phương gia hộ cho quý Ngài, pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ. Con kính chúc Sư Cô Giảng Sư, phước huệ tăng sanh, Bồ đề viên mãn. Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sanh, tiến tu trong ánh hào quang của chư Phật, luôn an lạc và hạnh phúc.
BÀI LIÊN QUAN
Lập Nguyện ( Liên Hoà , 11909 xem)
Lời nói đầu Kỷ Yếu Hạ 2010 (7804 xem)
Bài Tạ Pháp - Hạ 2013 (28804 xem)
Cảm Niệm Mùa An Cư ( Liên Sĩ , 14117 xem)
Lời nói đầu Kỷ yếu Hạ 2013 (11404 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ