Trang chủ > Văn Hoá > Vu Lan
Cần tinh tế khi cúng dường y để trọn phần công đức
Xem: 1334 . Đăng: 10/08/2021In ấn
Cần tinh tế khi cúng dường y để trọn phần công đức
![]() |
Pháp y ca-sa trong lễ dâng y Kathina lên chưa Tăng tại Thái Lan |
Hỏi: Tôi là một Phật tử, rất kính trọng một vị Hòa thượng đang hành đạo tại địa phương. Vào ngày Đại lễ Vu lan sắp tới đây, tôi muốn cúng dường lên Hòa thượng một lễ phẩm để tỏ lòng thành kính và gieo chút phước duyên với ngài. Tôi đã thưa hỏi Hòa thượng nên cúng dường như thế nào cho đúng pháp, ngài từ bi chỉ dạy là cúng dường gì cũng tốt nếu được làm bằng tất cả tâm thành. Sau khi về nhà suy nghĩ, tôi quyết định may một pháp y ca-sa để dâng lên Hòa thượng. Trong quá trình may chiếc y đó, tôi sẽ giữ tâm thanh tịnh, xem như đây cũng là cơ hội tu tập. Tuy nhiên, tôi không biết các quy chuẩn về pháp y ca-sa cho một vị Hòa thượng như chất liệu vải, màu sắc, quy cách, kích thước v.v... nên rất mong được quý Báo trợ duyên chỉ bày giúp tôi.
(NHÂN TRẦN, pvo3075...@gmail.com)
Bạn Nhân Trần thân mến!
Mùa Vu lan - Tự tứ, kết thúc ba tháng an cư mùa mưa, mừng khánh tuế chư Tăng Ni thêm tuổi đạo, bạn phát tâm dâng cúng pháp y lên một bậc Trưởng lão Tăng là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn đã cẩn thận thỉnh ý Hòa thượng về việc cúng dường đúng pháp và ngài cũng dạy chung là “cúng dường gì cũng tốt nếu được làm bằng tất cả tâm thành”. Sau một thời gian suy ngẫm, bạn quyết định sẽ dâng cúng pháp y ca-sa do chính mình tự may lấy. Đặc biệt hơn nữa, trong quá trình chế tác cắt may pháp y, bạn phát nguyện gắng giữ tâm trong sạch để thành tựu trọn vẹn sự thanh tịnh cúng dường.
Sẽ không có gì để bàn trong việc phát tâm cúng dường pháp y này nếu bạn là một thợ may pháp phục Phật giáo chuyên nghiệp. Nhưng ở đây, bạn “không biết các quy chuẩn về pháp y ca-sa cho một vị Hòa thượng như chất liệu vải, màu sắc, quy cách, kích thước” thì khó đảm bảo rằng chiếc y ca-sa thành phẩm có thể hội đủ sự trang nghiêm, vừa ý, nói gọn là dùng được. Nếu Hòa thượng nhận y mà không dùng được (trường hợp này người nhận y thường đem cúng cho người nào cần) thì việc cúng dường pháp y của bạn có thể nói là chưa trọn phần công đức.
Thông thường, một người tu có ba y, sau đó tùy vào nhu cầu thực tiễn của mỗi vị mà có thể sắm thêm một số pháp y khác dùng trong các nghi lễ ứng phú, chứng minh hay thuyết giảng. Những loại pháp y này chỉ tương đồng về kích thước còn quy cách (số điều y, các phụ kiện…), màu sắc (vàng sẫm, vàng tươi, đỏ…), chất liệu vải (vải thường hay gấm, cứng mềm, nặng nhẹ…) hoàn toàn khác nhau. Trong thực tiễn thì người nhận y có thể cần loại y này mà chưa cần loại y kia, trong khi pháp cúng dường cần hợp thời, cúng ngay cái mà người nhận đang cần sẽ lợi ích hơn.
Vì thế, khi bạn quyết định dâng cúng pháp y ca-sa, thiết nghĩ, bạn nên gặp lại vị Hòa thượng để thưa thỉnh ngài cần loại ca-sa nào. Ví dụ, ngài cho biết hiện thời đang cần pháp y ca-sa 25 điều để chứng minh và đạo từ trong các trai lễ. Khi đã biết loại y (25 điều), bạn nên hỏi thêm về màu và chất liệu vải rồi sau đó mới tìm phương cách may y ca-sa.
Cách hay nhất là bạn cần tìm một thợ may pháp y ca-sa chuyên nghiệp. Hiện nay, những người thợ may y lành nghề và có tâm cũng khá dễ tìm. Người thợ sau khi nhận lời sẽ đến gặp người nhận y để lấy số đo chính xác và ghi nhận thêm các yêu cầu chi tiết (như kiểu cách, chất liệu của móc y, màu sắc của các đường viền…). Bạn cũng có thể nhờ người thợ này mua vải may y đúng màu sắc và chất liệu giúp bạn. Nếu hội đủ duyên lành như vậy, bạn sẽ yên tâm về phẩm vật dâng cúng của mình, và chắc chắn phẩm vật đó sẽ trang nghiêm, hợp thời, người nhận và người cúng đều hoan hỷ.
Ngoài ra, còn một cách khác có tính phương tiện là bạn dâng tiền may pháp y. Bạn cũng thưa rõ hoàn cảnh cũng như tâm nguyện, nếu được Hòa thượng hoan hỷ hứa khả cho cách này thì bạn dâng tịnh tài may y, Hòa thượng chứng minh và nhờ những vị thị giả của ngài lo liệu việc may y giúp. Thường thì những vị thị giả của các ngài sẽ chu toàn những việc như vậy rất gọn gàng và nhanh chóng. Khi nào Hòa thượng nhận được y thì pháp cúng dường của bạn thành tựu.
Chúc bạn tinh tấn!
-
----oo0oo----
-
Nguồn: giacngo.vn
BÀI LIÊN QUAN
Thông bạch: Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2565 – DL.2021 ( HT. Thích Thiện Nhơn , 3052 xem)
Diễn văn Vu lan - ý nghĩa bông hồng cài áo ( Nghiêm Liên , 5652 xem)
Gương hiếu của Phật và các bậc xuất gia ( Như Liên , 2904 xem)
Hiếu tử ( Tuệ Liên , 4868 xem)
8 lời nói dối trong đời của mẹ ( Minh Chính (TH) , 2556 xem)
Nguyện sống Phạm hạnh ( Thiện Ngộ , 2544 xem)
Chùm thơ mùa Vu Lan ( Nhiều tác giả , 5432 xem)
Bông hồng cài áo ( Thiền sư Nhất Hạnh , 4340 xem)
Vu Lan nào cho Thầy ( Ngọc Hà , 7276 xem)
Lời Mẹ Khuyên ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao dịch , 4188 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 36 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 36 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ