Trang chủ > Văn Học > Văn
Nhớ ơn Cha Mẹ - bài của Ngọc Minh
Xem: 19826 . Đăng: 05/09/2021In ấn
Nhớ ơn Cha Mẹ
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta có biết bao tình cảm cao đẹp đáng tôn trọng và tôn vinh, những tình cảm mà chúng ta khát khao mơ ước, sáng ngời vô cùng thâm thúy mà mỗi người con thường khắc ghi trong lòng không gì khác hơn là tình yêu thương vô bờ bến của hai đấng Mẹ Cha được thể hiện qua câu ca dao sau đây:
"Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha".
Thật vậy tình yêu thương của Cha Mẹ đối với chúng ta quả là vô biên vô cùng không bao giờ diễn tả hết. Dù cho chúng ta là người thế nào, là bậc vĩ nhân hay bậc siêu phàm thì ai ai cũng phải mang nặng món nợ ấy. Bởi vì, trong tim chúng ta vẫn còn từng hơi thở và nhịp đập lên xuống của Cha Mẹ dành cho chúng ta thì làm sao có thể thấu hiểu hết tình Cha nghĩa Mẹ dạt dào thế nào. Chính vì thế Đức Phật đã dạy rằng: “Có trăm đời ngàn kiếp thường hành Phật đạo, mười phương ba đời độ khắp chúng sanh, thì không chỉ độ Cha Mẹ một đời, mà Cha Mẹ nhiều đời đều được độ thoát”.
Cha Mẹ là biển cả mênh mông, rộng lớn như đất trời, cao sâu như núi thẵm, mà chúng ta chỉ như chiếc thuyền nhỏ bé biết ngày nào mới ra tận biển khơi, công ơn Cha Mẹ cũng vậy biết sao đáp đền cho thấu, cho cùng. Công lao của Cha Mẹ thật muôn vàn cao cả không thể nào suy lường, thế nên đức Phật đã dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Tâm của con người hiếu thảo là tâm của Đức Phật, hành động hiếu thảo của con người chính là hành động của Đức Phật”. Thật vậy, từ ngàn xưa các Thi nhân cũng đã dùng bút mực để ca ngợi về công ơn to lớn của Cha Mẹ qua câu ca dao như sau:
“Ân Cha lành cao hơn núi thái,
Đức Mẹ hiền sâu tận biển khơi.
Dù cho dâng trọn cuộc đời,
Cũng không trả hết ơn người sanh ta”.
Ôi! Việc kính hiếu đối với Cha Mẹ từ xưa đến nay đều nói đến rất nhiều, riêng đối với người con Phật chúng ta, hình ảnh của đấng Từ phụ cũng để lại một tấm gương đại hiếu cho nhân loại qua nhiều kinh sách, sử liệu. Tuy Ngài đã rời cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, quyết tâm xuất gia để cứu giúp cho nhân loại thoát khổ được vui.
Thế nhưng, khi vua Cha Tịnh Phạn qua đời, chính tay Ngài đã khiêng quan tài, đưa tiễn Cha đến nơi an nghỉ cuối cùng. Lúc hoàng hậu Ma Da sanh thiên, Ngài cũng lên tận cung trời Đao lợi thuyết giảng về Vi Diệu Pháp để giúp Mẹ thông hiểu chánh pháp, đó là sự trả hiếu lớn lao của đấng từ phụ Bổn sư được người đời luôn ca tụng.
Chúng ta cũng vậy, khi ra đời người con an ổn, lành mạnh là niềm vui sướng tột cùng đối với Cha Mẹ. Mẹ luôn nâng niu chìu chuộng, ấp ủ, chở che cho con trẻ. Có bao nhiêu nhọc nhằn gian khó, Mẹ sẳn sàng đón nhận, miễn sao con mình được lớn khôn trong bình an hạnh phúc. Dòng sữa Mẹ chính là chất liệu ngọt ngào dịu mát được kết tinh bởi bao tâm huyết, bao nỗi lòng thổn thức lo âu của người Mẹ hiền dành cho con thơ. Khi ở bên Cha lại được Cha vun đắp, trưởng dưỡng bằng nghị lực, lý trí. Chính sức mạnh đó sẽ gúp người con có bước đi thật vững chắc để hòa nhập vào cuộc sống đầy khó khăn này. Còn ở bên Mẹ sẽ giúp người con cảm nhận được sự ấm áp đầy yêu thương từ vòng tay trìu mến cùng lòng bao dung rộng lớn. Chúng ta sẽ học được rất nhiều từ hai đấng sinh thành cả một đời luôn hướng nghĩ về con.
Đối với Cha Mẹ, Con là tác phẩm tuyệt hảo, là báu vật thiêng liêng mà Mẹ luôn trân quý bởi đó do chính nơi mình un đúc, tạo nên. Khi con cười Mẹ Chan hòa niềm hỷ lạc, ngược lại lúc con khóc lòng Mẹ lại quặn đau, bồn chồn như đang lạc lõng giữa đêm trường cô liêu tĩnh mịch. Cả cuộc đời Mẹ thức khuya dậy sớm âm thầm, kiên nhẫn chăm chút cho con như vị Bồ tát luôn nghĩ đến sự bất hạnh khổ đau của chúng sanh mê lầm. Khi con chập chững bước vào đời, từ trong sâu thẳm của ánh mắt Mẹ hiền, sự quan tâm được thể hiện bằng suối nguồn yêu thương, dịu dàng, đầm ấm, âm thầm trôi chảy, không bao giờ dừng nghĩ, để giúp con luôn sống an lành giữa đêm thâu lạnh lẽo, tình thương ấy bát ngát bao la luôn un đúc dưỡng nuôi cho con thơ khôn lớn trong bầu trời hạnh phúc.
Đối với tình thương Cha cũng vậy, luôn giữ kín trong lòng, không thể hiện bên ngoài, nhưng đôi khi tình thương ấy được tiềm ẩn trong từng lời nói nghiêm nghị, hoặc qua sự theo dõi quan tâm. Mỗi lời Cha răn dạy giống như thân cây to vững chắc, bám rễ thật sâu dưới lòng đất hút nhựa để nuôi dưỡng cành lá, hoa, quả. Nên nói, Mẹ thể hiện tình cảm, Cha biểu hiện lý trí. Mẹ mềm lòng, Cha kỹ cương. Mẹ gần gũi thân cận, Cha phải cầm cân nảy mực. Cuộc sống và trách nhiệm khiến người Cha phải hướng ngoại lăn lộn với đời. Cha luôn nhắc nhở dạy khuyên để con luôn đứng thẳng và vững bước hướng đến tương lai sáng lạng. Tính cách cứng rắn cao thượng của Cha đã tạo nên một ý thức tự chủ cần thiết cho con cái sau này. Từ sự giáo dục của Cha, người con mới có đủ điều kiện để trau dồi cho mình một nhân cách kiên định, vững vàng hầu đối diện và vượt qua sóng gió của đời thường. Người con chỉ cảm nhận được tình thương của Cha khi đối mặt với cuộc đời đầy cam go, thử thách thức. Thế nên ca dao có câu:
"Thương Cha lam lũ một đời,
Tìm trong xa vắng những lời xa xưa.
Bồng bềnh gió đẩy mây đưa,
Bơ vơ con đứng bóng mưa ngập lòng".
Dòng đời cứ lặng lẽ trôi qua, càng khôn lớn con càng cảm nhận công đức vô biên, sâu thẳm của Mẹ Cha. Nhưng tiếc thay! Khi đủ trí khôn những người con mới thấu hiểu và cảm nhận được tình thương yêu của Cha Mẹ to lớn ra sao, lúc ấy mới cảm thương ân đức của Cha Mẹ mình. Cuộc đời của Cha Mẹ phải trải qua biết bao sóng gió thăng trầm. Khi con lớn mái đầu của Cha Mẹ đã bạc phơ, đôi mắt mờ đi và tai không còn nghe rõ nữa. Thân thể Cha Mẹ suy yếu thì lòng người con mới trào dâng nỗi lo lắng, sợ hãi trước cảnh đổi thay của dâu bể tang thương, như câu ca dao sau đây miêu tả:
"Tình thương xuôi chảy một miền,
Nhưng con nào biết giữ niềm kính yêu.
Con nay hầu Mẹ tuổi chiều,
Nuôi Cha dưỡng Mẹ ích nhiều kể công".
Vậy nên, là người con được Cha Mẹ giáo dưỡng, vun đắp, yêu thương cả một đời, nay lại là người học Phật, được giáo hóa, dạy khuyên biết bao kinh điển để chúng ta thấu hiểu về ý nghĩa biết ơn và nhớ ơn đối với Cha Mẹ, thầy tổ, xã hội chúng sanh cùng quốc gia... Hôm nay, nhân ngày Vu lan báo hiếu, ôn lại truyền thống tổ tiên “uống nước nhớ nguồn” kết hợp với nhiều lời Phật dạy, chúng ta đều biết và nhớ về công ơn Cha Mẹ như trời cao thăm thẳm, như bể ruộng bao la. Dù cho con trọn đời phụng dưỡng song thân, người làm con cũng chưa thể đền đáp đầy đủ thâm ân. Hơn nữa, là người đệ tử Phật, đức Phật thường dạy nếu làm người mà không biết thương Mẹ kính Cha thì chưa đúng với đạo làm người. Nếu chưa thực hiện được hiếu đạo đối với Cha và Mẹ ngay trong đời sống gia đình thì người con cũng chưa xứng đáng là một con người.
Đặc biệt là trong Kinh Đại thừa Bản sinh Tâm Địa Quán Đức Phật cũng từng nhắc nhở về ân đức Cha Mẹ rất rõ ràng: “Phúc báo của những người con biết phụng dưỡng Cha Mẹ là rất lớn. Chúng ta phải chịu công ơn to lớn của Cha Mẹ. Vì Cha là người đã cho ta giọt máu thành hình người, Mẹ đã mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày. Sau đó họ lại cùng nhau chăm bẵm, nuôi nấng ta nên người. Ân tình đó, sâu tự biển, cao tựa núi”.
Vậy nên nếu may mắn chúng ta vẫn còn Cha Mẹ. Mong các đạo hữu hãy hãnh diện thường xuyên chăm sóc ân cần. Nhất là Cha yếu Mẹ già, còn phải hướng dẫn cho Cha Mẹ đến với Phật pháp để hưởng niềm an lạc trong chánh pháp. Giờ đây trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con xin thành tâm dâng lên Cha Mẹ những đóa hoa hồng rực rỡ ngọt ngào hương thơm cùng sự kính thương và lòng tri ân thắm thiết được cài lên ngực Mẹ Cha kính yêu.
Một lần nữa con xin chia sẻ bài thơ nói về tình Mẹ:
"Mẹ ơi trên vạn nẽo đường,
Con đây mới hiểu tình thương Mẹ hiền.
Nhưng tình của Mẹ là nguồn yêu thương.
Vu Lan kính gọi ngàn phương,
Hiếu ân con trẻ vấn vương trong lòng".
Chúng con cũng xin thành tâm đảnh lễ chư Tôn đức, kính chúc chư Tôn đức pháp thể khinh an, thiện duyên tựu kết, Phật sự viên thông. Đồng thời cũng kính chúc quý đạo hữu hưởng một mùa Vu Lan tràn đầy niềm yêu thương và an lạc.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ tát Ma ha tát
Ngọc Minh – Chùa Thuận Phước
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Tâm sự mùa Vu lan - bài của Ngọc Quang ( Ngọc Quang , 2620 xem)
Vu lan niệm ân Sư Phụ Sư Thầy - bài của Ngọc Phụng ( Ngọc Phụng , 7536 xem)
Cảm niệm Vu lan - thơ của Thuận Nghiêm ( Thuận Nghiêm , 5636 xem)
Cảm niệm Vu lan - bài của Ngọc Trung ( Ngọc Trung , 5816 xem)
Tri ân Mẹ - bài của Tiểu Nghĩa ( Tiểu Nghĩa , 5860 xem)
Cảm niệm Ân đức sanh thành - thơ của Ngọc Hiệp ( Ngọc Hiệp , 12 xem)
Cảm niệm - bài của Liên Huệ ( Liên Huệ , 4648 xem)
Nhớ nguồn ( Liễu Chánh , 4068 xem)
Nhớ ơn Thầy ( Ngọc Nhân , 5452 xem)
Tri ân hai đấng sinh thành ( Phật tử Hạnh Liên , 7536 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ