Trang chủ > PG Việt Nam > Sự kiện
Ấn tống đại kinh Hoa Nghiêm: Công trình dịch thuật đồ sộ của người thầy chí tâm
Xem: 6247 . Đăng: 05/12/2014In ấn
Ấn tống đại kinh Hoa Nghiêm: Công trình dịch thuật đồ sộ của người thầy chí tâm
Sáng 27.11.2014, Đại lão Hòa thượng Thích Giác Tường - Ủy viên Ban thường trực Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã chủ trì lễ ra mắt bộ Đại kinh Hoa Nghiêm chữ Việt, do Viện nghiên cứu Phật học ấn hành.
Gần 50 vị Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ ở TP HCM và các tỉnh Nam Trung bộ đã đến chứng minh và tham dự tại gia đình thầy giáo, cư sĩ, dịch giả Thiện Trí Nguyễn Tri Bật ở TP biển Nha Trang.
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, là bộ kinh Đại Thừa, lập giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm Tông - vạn pháp do tâm sanh, tâm là thực thể của vạn pháp vốn được biết tại Việt Nam qua các bản dịch tiếng Hán gồm 81 quyển, 60 quyển hoặc 40 quyển
![]() |
Lễ rước từ tịnh xá Ngọc Pháp về gia đình dịch giả |
Ở Việt Nam, từ trước đến nay, giới tu hành cũng như học giả chưa ai đủ can đảm chuyển ngữ bộ kinh hệ Phương đẳng đồ sộ này. Vậy mà, có một thầy giáo dạy tiểu học “đem tín tâm đặc biệt để hiểu” rồi lặng lẽ trì chí trong suốt 7 năm, dịch thuật và chú giải toàn văn kinh Hoa Nghiêm với nguyện ước cống hiến cho đời một chữ TÂM. Người ấy là cư sĩ Thiện Trí Nguyễn Tri Bật, cả cuộc đời sống lặng lẽ, khiêm nhường.
Đại lão Hòa thượng Thích Giác Tường - Ủy viên Ban thường trực Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết: “Hoa Nghiêm - chữ Phạn là Avatamsaka - nội dung nhấn mạnh tính “vô ngại” của mọi hiện tượng và rằng tâm con người chính là vũ trụ, đồng thể với tâm Phật.”
![]() |
Đại kinh Hoa Nghiêm chữ Việt vừa mới xuất bản. |
Cư sĩ Thiện Trí Nguyễn Tri Bật dịch đại kinh Hoa Nghiêm từ bản chữ Hán của ngài Thật-xoa-nan-đà. Ông Nguyễn Tri Hướng-con trai dịch giả Nguyễn Tri Bật, kể: “Cha tôi bắt đầu dịch từ năm 1963, sau 7 năm thì hoàn thành, nhưng chưa gặp được duyên lành, mãi đến lúc ông qua đời (năm 1990) vẫn còn nằm trong bản thảo. Năm 2006, được sự chứng minh của quý Ni trưởng Giáo phẩm Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Ni sư tiến sĩ (TS) Tuệ Liên đã phát tâm nhận hiệu đính toàn bộ bản thảo kinh Hoa Nghiêm mà cha tôi đã dịch”.
Theo Ni sư TS Tuệ Liên, công việc hiệu đính tiến hành suốt 8 năm, với sự cộng tác giúp đỡ của Ni sư Nguyệt Liên và Sư cô Nghiêm Liên trong việc nhập dữ liệu, dàn trang, sửa bản in. Năm 2014, sau khi hoàn thành, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã in và phát hành bộ kinh Hoa Nghiêm chữ Việt, gồm 5 quyển với hơn 3.500 trang.
![]() |
Lễ ra mắt và ấn tống đại kinh Hoa Nghiêm tại gia định dịch giả Nguyễn Tri Bật. |
Đây là 1 trong những bộ đại tạng kinh Việt Nam được chính thức lưu hành. Trong ngày Lễ Ra mắt bộ kinh, gia đình dịch giả Nguyễn Tri Bật đã tặng Viện Nghiên cứu Phật học 100 bộ, cúng dường chư tôn đức Tăng Ni tham dự buổi lễ và sẽ cúng dường các tự viện, Tịnh xá trong và ngoài nước...
Thầy giáo Nguyễn Tri Bật là bậc cao học, thâm nho, không chỉ giỏi Hán văn mà còn chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học, triết học Pháp. Ở Nha Trang, rất ít người biết ông là hậu duệ của đại danh thần Nguyễn Tri Phương. “Sinh thời, cha tôi luôn luôn dạy con cháu đặt chữ tâm lên trên hết. Có những lúc đời sống kinh tế rất khó khăn, cha mẹ tôi vẫn chia sẻ, cưu mang những hoàn cảnh ngặt nghèo. Cha tôi có khát vọng đưa chữ tâm vào cuộc đời, xây dựng chữ tâm góp phần làm nền tảng đạo đức xã hội.” – ông Nguyễn Tri Hướng nói.
![]() |
Bút tích và bản thảo của dịch giả được gia đình bảo quản cẩn thận |
Một trong những người từng được thầy giáo Nguyễn Tri Bật dạy dỗ, chỉ bảo từ bậc tiểu học là nhà văn, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Đắc Xuân. Nhớ lại kỷ niệm sâu nặng cách đây hơn nửa thế kỷ, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân xúc động bộc bạch: “Có được sự thành đạt hôm nay là nhờ buổi đầu thầy đã đặt vào tâm trí tôi không những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn hình ảnh trí thức mẫu mực của một người thầy dạy dỗ học trò như dạy dỗ con mình.”
21 năm sau khi người thầy chí tình và tận tâm giã từ cõi tạm, đại kinh Hoa Nghiêm được phát hành. Dù thế nào, ở "thế giới bên kia" ông đã thỏa nguyện, chữ Tâm kinh điển qua bản tiếng Việt dễ phổ biến, lưu truyền sâu rộng trong tăng ni, phật tử Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài.
![]() |
Bút tích và bản thảo của dịch giả được gia đình bảo quản cẩn thận. |
\
---o0o---
Nguồn: Báo Lao Động
BÀI LIÊN QUAN
Ra mắt bản dịch Kinh Hoa Nghiêm của cư sĩ Thiện Trí ( Phan Sông Ngân , 5826 xem)
Lời khấn của người học trò cũ trong ngày giỗ lần thứ 21 của Thầy Nguyễn Tri Bật ( Nguyễn Đắc Xuân , 3698 xem)
Lời phát biểu của đại diện gia đình ( Nguyễn Tri Hướng , 4223 xem)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng Đại tháp Giác Ngộ ( Văn Công Hưng , 3350 xem)
Phật Pháp nhiệm mầu, rút ống thở để chuẩn bị hậu sự, bé 10 tuổi bất ngờ hồi sinh ( Bảo Hằng , 3525 xem)
Học viện PGVN tại TP.HCM mở lớp Sư phạm mầm non ( Hoàng Diệu , 3058 xem)
Những câu hỏi cần lời giải đáp ( Thích Tâm Hải , 3067 xem)
Thêm 530 triệu đồng và ngoại tệ hỷ cúng xây Học viện ( Bảo Toàn , 3746 xem)
Phái đoàn GHPGVN do HT.Thích Thiện Nhơn- Q.Chủ tịch HĐTS GHPGVN làm trưởng đoàn tham dự Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới lần thứ 27 ( Thích Thiện Tịnh , 4020 xem)
Họp tổng kết và triển khai xây dựng Việt Nam Quốc Tự ( Bảo Toàn , 3854 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo về Lễ Khánh thành Di tích Tổ sư Minh Đăng Quang đắc đạo
Di tích Đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang tại Mũi Nai, Hà Tiên là dấu tích kỷ niệm, nơi mà hơn 70 năm trước đức Tổ sư Minh Đăng Quang thiền định và chứng ngộ lý pháp “Thuyền Bát-nhã”. Vì thế, đối với Tăng Ni và Phật tử hệ phái Khất sĩ đây được xem là một dấu ấn lịch sử rất quan trọng và thiêng liêng.
Thông báo ôn thi vào Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM khóa XVII
THÔNG BÁO V/v tổ chức ôn thi vào Học viện Khóa XVII
Thư mời viết bài hội thảo “NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN: Những đóng góp cho Đạo Pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa”
Thư mời viết bài hội thảo “NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN: Những đóng góp cho Đạo Pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa”
Thông báo Khóa tu Truyền thống trực tuyến Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Tân Sửu 2021
Do tình hình dịch bệnh Covid - 19 đang diễn ra phức tạp trên cả nước nên Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2021 sẽ tổ chức trực tuyến. Ban tổ chức kính thông báo đến Chư Tôn đức và quý Phật tử thời khóa tu học như sau.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ