Trang chủ > PG Việt Nam > Sự kiện
Những câu hỏi cần lời giải đáp
Xem: 3393 . Đăng: 29/10/2014In ấn
Những câu hỏi cần lời giải đáp
GN - Trong chuyến đi thăm và làm việc của Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN với các Ban Trị sự GHPGVN tại một số tỉnh thành thuộc vòng cung biên giới Việt - Trung, Việt - Lào phía Đông và Tây Bắc của đất nước, chúng tôi đã thu nhận được rất nhiều thông tin từ thực tế sinh động, mà nếu chỉ đọc qua các báo cáo thì sẽ khó có thể hình dung được.
Nét chung của các địa phương mà chúng tôi đến thăm và làm việc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai và Điện Biên…) là đều cùng một đặc điểm: Ban Trị sự GHPGVN mới thành lập vài năm, thậm chí có nơi chỉ mới vài tháng, lãnh đạo hầu hết là chư tôn giáo phẩm ở Trung ương hoặc các tỉnh thành khác kiêm nhiệm, Tăng Ni thường trú làm Phật sự rất ít; dân số đa phần là đồng bào các dân tộc anh em, tôn giáo chủ yếu là Tin Lành.
Qua tìm hiểu, mấy trăm năm trước, Phật giáo đã được các thế hệ tiền nhân chúng ta cắm mốc qua việc dựng các ngôi chùa - trung tâm văn hóa tín ngưỡng tâm linh nơi các vùng phên giậu của Tổ quốc; hiện nay di tích có nơi còn, nơi mất, hoặc còn thì ở trong tình trạng hoang phế, trùng tu thì bị pha tạp các yếu tố không phù hợp với văn hóa dân tộc và Phật giáo, đồng thời cũng gặp nhiều trở ngại. Tại sao Phật giáo lại trở thành “vùng trắng”ở những nơi này? Trong khi đó, các tôn giáo phương Tây lại có thể phát triển, đặc biệt theo thông tin của Ban Tôn giáo địa phương, có nơi 100% đồng bào dân tộc là tín đồ của các tôn giáo mới này?
Đó là những câu hỏi, mà thiết nghĩ, GHPGVN phải có trách nhiệm trả lời. Trả lời không phải để thỏa mãn về mặt lý luận, mà để làm cơ sở nhằm điều chỉnh phương thức hoằng pháp cũng như đào tạo Tăng Ni hành đạo phù hợp với vùng cao. Vì lẽ dĩ nhiên, nếu chúng ta mang những gì đã học, đã làm ở các thành thị, dù thành công đến đâu, để áp dụng ở các vùng cao thì chắc chắn thành tựu nếu có được cũng chỉ giới hạn trong đồng bào người Kinh - thiểu số ở những nơi này.
Chỉ qua việc đi thăm và làm việc của Ban Văn hóa T.Ư vừa rồi, việc làm tưởng như rất đơn điệu ấy hóa ra cũng có tác dụng, ít ra là trên mặt đạo tình đối với chư Tăng Ni, Phật tử dấn thân làm Phật sự ở cơ sở. Nhiều thành viên đoàn chia sẻ là đã nhận được nhiều điều ý nghĩa ở những nơi đến, đồng thời xúc động trước những sự tỏ bày và việc làm đầy nỗ lực trong hoàn cảnh thiếu thốn của chư Tăng Ni, Phật tử ở các vùng sơn cước. Ở đó đang rất cần sự quan tâm chia sẻ về mọi mặt, và cần nhất là phương hướng hoạt động cùng với việc tăng cường nhân sự đã được đào tạo phù hợp với thực tếcủa mỗi địa phương.
Rất nhiều điều chúng tôi muốn nói sau chuyến đi thăm, làm việc với các tỉnh ở vùng Đông và Tây Bắc của đất nước, khó để diễn đạt trong giới hạn của trang báo này. Chắc chắn rằng chúng tôi sẽ trở lại qua các câu chuyện sinh động, thực tế với những con người, việc làm, di tích, hiện vật liên quan đến Phật giáo trong bối cảnh tôn giáo chung ở những vùng đất là phên giậu của Tổ quốc.
Thích Tâm Hải
---o0o---
Nguồn: Báo Giác Ngộ
BÀI LIÊN QUAN
Thêm 530 triệu đồng và ngoại tệ hỷ cúng xây Học viện ( Bảo Toàn , 4070 xem)
Phái đoàn GHPGVN do HT.Thích Thiện Nhơn- Q.Chủ tịch HĐTS GHPGVN làm trưởng đoàn tham dự Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới lần thứ 27 ( Thích Thiện Tịnh , 4312 xem)
Họp tổng kết và triển khai xây dựng Việt Nam Quốc Tự ( Bảo Toàn , 4170 xem)
Chùm ảnh: Trang nghiêm nét đẹp lễ hằng thuận tại chùa Quán Sứ ( Cẩm Vân , 5143 xem)
Phân ban Ni giới T.Ư làm việc tại 3 địa phương ( C.T.V , 3853 xem)
Các điển hình “Dân vận khéo” được trao kỷ niệm chương ( Hạnh Ý , 4692 xem)
Bổ nhiệm trụ trì tịnh xá Phú Cường, chùa Tân Hòa ( Giác Hiền , 3799 xem)
Ngày thứ ba thực hiện khóa tụng niệm tại Việt Nam Quốc Tự ( H.D - Bảo Toàn , 3679 xem)
Trai đàn chẩn tế tại Việt Nam Quốc Tự ( Bảo Toàn , 6046 xem)
Lâm Đồng: Chùa Linh Phước Tổ Chức Pháp Hội Quan Âm Và Đón Nhận Hai Kỷ Lục ( Nguyên Như - Hạnh Định , 4679 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ