Trang chủ > PG và Nữ Giới
Nữ Giới và Trí tuệ
Xem: 5202 . Đăng: 05/06/2017In ấn
NỮ GIỚI VÀ TRÍ TUỆ
Gyalwang Drukpa XII
Giác ngộ không phân biệt giới tính, đại trí tuệ không phân biệt giới tính, đại từ bikhông phân biệt giới tính và chân lý cứu kính cũng không phân biệt giới tính. Từ góc độ tâm linh, tất cả chúng ta bản lai đều là Phật, không phân biệt giới tính. Tất cả chúng ta bản lai đã giác ngộ nhưng nói một cách tương đối, sự ngộ nhậnsai lầm và sự sao nhãng đã ngăn cản chúng ta trong việc đạt giác ngộ. Chúng ta luôn trong sự vô minh lầm lạc. Vì thế, từ quan điểm tương đối sẽ có đôi chút ý nghĩa để nói về việc bằng cách nào để trở thành Phật. Thậm chí, trước khi nói về năng lượng và trí tuệ của nữ giới. Nhưng từ góc độ tuyệt đối, tôi muốn nói rằng thật là trò con trẻ nếu cứ lo lắng bằng cách nào để trở thành Phật.
Phật trong chính chúng ta
Phật vốn sẵn có ở trong chính bạn, nhưng bạn phải tịnh hóa, thanh lọc bản thân, thì mới có thể thực chứngvà hiểu thấu đáo một phần Đức Phật bản lai trong chính bạn. Khi bạn bắt đầu hiểu đôi chút về cảnh giớinguyên sơ của tự tâm thì được gọi là cấp độ của Bồ tát. Và khi bạn trưởng dưỡng hơn nữa, bạn sẽ bắt đầu chứng ngộ toàn bộ Phật tính hay toàn giác. Lúc đó bạn có thể nói mình đã trở thành Phật.
Nhưng điều này không có nghĩa là bạn để lại mọi thứ phía sau. Bạn vẫn sẽ phải ăn, sẽ phải nói chuyện, phải cười nói, sẽ phải đi lại hay lái xe và thậm chí bị kẹt tắc nghẽn giao thông. Những vấn đề thường nhật sẽ luôn ở đó. Nhưng người ta lại có những sự mong đợi khác nhau. Một số người lại cho rằng trở thànhPhật có nghĩa là bạn sẽ trở thành một siêu nhân. Họ thực sự không nghĩ về sự thay đổi bên trong mà cho rằng cơ thể sẽ lớn hơn và cường tráng hơn. Điều này xảy ra bởi vì có rất nhiều câu chuyện về Đức Phậtvà những bậc Thầy tâm linh bay lượn, du hý trong hư không và phô diễn nhiều phép thuật thần thông. Bởi vậy họ bị hấp dẫn, bị cuốn hút để đạt được những quyền năng siêu nhiên. Tôi cho rằng có rất nhiều người cảm nhận theo cách đó và rất mong chờ có được loại quyền năng về thể chất này.
Dĩ nhiên, tôi không nói rằng khi bạn trở thành Phật, bạn sẽ không có loại quyền năng này. Bạn có thể có nó nếu bạn muốn. Nhưng một Đức Phật sẽ không bao giờ muốn điều này. Đức Phật sẽ không bao giờ uy hiếp bất cứ ai ngay cả khi Ngài có quyền năng. Tại sao Ngài cần uy hiếp ai đó? Hãy đọc tiểu sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài không bao giờ uy hiếp bất kỳ ai. Dĩ nhiên, rất nhiều người tới để làm hại Ngài nhưng Ngài tiếp tục bước đi một cách điềm nhiên, an tĩnh và nói một cách từ ái.
Ở thời đó, những con voi rất hung dữ được sử dụng như một loại vũ khí để phá hủy kẻ thù. Đã có rất nhiều người đầy quyền năng không thích Đức Phật, họ đã xua những con voi say đến để làm hại Ngài, nhưng khi những con voi này lao tới, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - người đã giác ngộ và đầy lòng từ bi, Ngài chỉ đứng đó và những con voi đó cúi đầu quy phục Ngài, không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho Ngài. Bởi vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không hề có động cơ đe dọa và làm hại bất kỳ ai. Điều này cũng giống như Đức Jesus, Ngài đã không trả thù khi người ta làm hại Ngài. Khi người ta làm hại Ngài, Ngài đã không phản ứng. Vì thế chúng ta nên có loại động lực như vậy hoặc cái nhìn đó khi nói về việc trở thành một Đức Phật.
Việc trở thành Phật có nghĩa là thực chứng được bản chất của tự tâm bạn, vốn luôn hiển diện sẵn có nhưng lại bị bao phủ bởi rất nhiều lớp phiền não nhiễm ô. Để đạt được mức độ tuệ giác, bạn phải trải nghiệm, tịnh hóa và hiểu nó không chỉ về phương diện tri thức mà cả bằng trải nghiệm, thông qua quá trình gọi là thiền định. Song song với thiền định, sự thực hành của bạn cần sự nâng đỡ của hai sự tích lũy là tích lũy công đức và tích lũy trí tuệ để có thể đạt được hiểu biết rốt ráo đó. Đây không phải là mức độ tuyệt đối của chân lý cứu kính mà những thứ này là phương tiện để đạt được trí tuệ, và chúng ta cần rất nhiều sự nâng đỡ như thế. Tôn giáo rất quan trọng trong phương diện này. Những truyền thống tôn giáo như: Cúng dàng đèn ở những thánh địa, đốt hương hoặc đi nhiễu kinh hành qua những khu vực linh thiêng hoặc đỉnh lễ..., rất hữu ích để tích lũy công đức. Từ quan điểm Phật giáo, chúng ta phải thực hành Sáu Ba La Mật như bố thí, trì giới... Nếu bạn thực hành những pháp này như tôi đã nhắc tới lúc trước chỉ bởi vì một người nào đó bảo bạn phải làm hay chỉ bởi vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo đệ tử của Ngài phải thực hành thì đây không phải là động cơ đúng đắn. Vì thế bạn phải khám phá trong chính bản thân tại sao bạnthực hành tu tập Sáu Ba La Mật.
Đầu tiên, một người phải dùng trí tuệ để hiểu mình đang làm gì và tại sao lại mong muốn thực hành điều đó. Sau đó cần phải trải nghiệm cuộc sống hàng ngày và thông qua sự trải nghiệm này, cùng với sự hiểu biếtchân thực, bạn sẽ biết được bản chất của tự tâm. Đây là lý do chính tại sao việc cởi mở trọn vẹn trái tim mình với mọi người là một thiện hạnh vô cùng cao đẹp. Việc cởi mở trái tim mình và từ ái với mọi ngườikhông chỉ rất đẹp đẽ trong hình thức bề ngoài mà còn rất tốt để trưởng dưỡng năng lực tâm linh và phát triển thực chứng giác ngộ.
Thế nên tôi đề nghị các bạn hãy hòa đồng cùng mọi người và chia sẻ những thiện hạnh với họ, và cũng cố gắng thấu hiểu điều mà mọi người suy nghĩ, cảm nhận, qua đó bạn có thể trau dồi bản thân với sự hỗ trợ của mọi người và sự nâng đỡ của tâm đại từ bi. Tình yêu thương và lòng bi mẫn là một chủ đề rất quan trọng trong mọi tôn giáo. Như bạn biết đấy, trong Phật giáo, chúng ta rất đề cao tình yêu thương và lòng bi mẫn. Chúng ta nói về tình yêu thương và lòng bi mẫn vô hạn. Tình yêu thương và lòng bi mẫn vô hạn rất quan trọng bởi vì tất cả mọi người đều có những điều đẹp đẽ muốn chia sẻ với bạn. Có thể mọi người có một phần tiêu cực nhưng đồng thời mọi người cũng có phần tích cực có thể chia sẻ với nhau. Vì thế, việc trao đổi và chia sẻ với nhau những thiện hạnh và những điều tích cực chắc chắn sẽ giúp bạn thực chứngsự giác ngộ, hoặc nếu muốn bạn có thể nói: Đức Phật luôn trong chính bạn.
Không thể giác ngộ nếu trái tim bị khép kín
Ngay lúc này, chúng ta chưa cởi mở và chín muồi, tâm chúng ta đang khép kín. Vì thế, ngay cả khi chúng ta muốn trở thành Phật và muốn thấy được giác ngộ thì không thể trở thành Phật hoặc giác ngộ nếu trái tim chúng ta khép kín. Dĩ nhiên, tôi không biết chính xác có bao nhiêu người muốn trở thành Phật, có thể rất ít người muốn điều đó. Nhưng dẫu sao, những người muốn trở thành Phật lại chưa biết cách mở tâm họ hướng tới những chúng sinh khác, những người khác; họ không biết mở trái tim mình như thế nào, thậm chí với cả vợ chồng hay gia đình họ. Nhiều người có những vấn đề rắc rối, riêng đó là lý do tại sao chúng ta không thể thực chứng Phật tính bởi vì giác ngộ là một dạng của sự cởi mở hoàn toàn. Bởi chúng takhông thể cởi mở chính mình, cởi mở trái tim nhỏ bé với những thành viên trong gia đình chúng ta thì bằng cách nào chúng ta có thể đạt được sự cởi mở tuyệt đối? Điều này thật khó. Chúng ta bị mắc kẹt ở điều này. Vậy nên chúng ta cần tìm được Đức Phật trong chính bản thân mình.
Một số người nói với tôi ý nghĩ của mình: “Tôi không muốn trở thành Phật bởi vì Phật không có tâm, không có cảm giác, không có cảm xúc và không có chấp thủ. Như vậy nghĩa là thành sự thực chứng giác ngộhoặc thành Phật không thú vị cho lắm. Tôi muốn được vui vẻ. Vì thế, tôi không muốn trở thành một Đức Phật. “Rất nhiều người đã nói như vậy, bởi vì họ cho rằng bạn sẽ rời bỏ trạng thái hiện tại và trở thành Đức Phật. Nhưng điều này thật vô nghĩa bởi vì Phật sẵn có ngay trong chính bạn. Vì thế về mặt thể chất, khi thành tựu thực chứng bạn sẽ không thay đổi bất cứ điều gì và bạn sẽ nhận được hàng trăm hàng ngàn lần vui vẻ hỷ lạc hơn những gì mà bạn đang có. Ngay tại thời điểm này, những gì bạn đang làm rất thiên về cảm xúc và cảm xúc luôn gây cho bạn những rắc rối bởi vì sự hiểu lầm. Nhưng khi trở thành Phật, bạn sẽ không bao giờ ngộ nhận sai lầm. Vì thế nói theo cách khác, bạn sẽ không bao giờ có bất kỳ một phẩm chất tiêu cực nào mà bạn đang có hiện nay và những phẩm chất tích cực sẽ phát triển hơn hàng trăm lần, chín muồi thành tựu hơn. Vì thế, trong khi những điều tồi tệ không còn ở đó thì những thiện hạnh mà bạn có ngay lúc này đã chín muồi hơn hàng trăm lần. Phật là một điều gì đó mà chúng ta thực sự phải tìm được trong chính bản thân mình, và để tìm được Phật trong bạn, bạn phải thấu hiểu bằng việc trải nghiệm những giáo pháp. Ví dụ, ngay lúc này tôi muốn nói không phải tôi đang thuyết pháp mà tôi đang nói với bạn rằng: Phật ngay trong chính bạn. Đây chỉ là một sự khai thị, một hướng đạo nhưng sau đó bạn phải suy ngẫm tường tận về hiểu biết trí tuệ này, và dần dần bạn có thể trải nghiệm sự hiểu biết này trong cuộc sống thường nhật. Nhờ đó bạn sẽ có thể biết được Phật là gì.
Giáo pháp tự nhiên từ cuộc sống rất thâm diệu
Bất kể bạn đang sống như thế nào, mọi khía cạnh của cuộc sống đều có vẻ đẹp của riêng nó và mọi khía cạnh của cuộc sống đều có những giáo pháp tích cực để ban tặng cho bạn. Thuyết giảng bằng lời không còn quan trọng khi bạn đạt đến mức độ đó - bản chất giáo pháp của cuộc sống quan trọng hơn và thú vịhơn trăm lần so với việc thuyết pháp bằng lời. Thuyết pháp có hạn chế trong khi bản chất giáo pháp là vô hạn. Vì thế nó rất hoàn mỹ và thâm diệu. Loại giáo pháp này sẽ đưa bạn tới những trải nghiệm trí tuệ và sự thực chứng giác ngộ. Bạn sẽ trải nghiệm nó thông qua lòng bi mẫn và tình yêu thương, thông qua việc hòa đồng với mọi người và cùng làm việc với họ. Tại thời điểm đó bạn có thể cũng sử dụng tôn giáo. Bất kể tôn giáo nào bạn chọn đều tốt. Tôi có một sự tôn trọng ngang bằng, bình đẳng với mọi tôn giáo khác nhau. Tôi thật sự không nghĩ rằng có bất kỳ một sự khác biệt lớn nào giữa các tôn giáo. Nhưng đó là mức độ mà bạn thực sự cần tới một chút nâng đỡ từ tôn giáo - “Hãy làm điều này và không được làm điều kia, không được hút thuốc, không được uống rượu” và tất cả những điều như vậy. Dẫu sao bạn cũng cần tới sự nâng đỡ này và nó phải rất logic - tất cả mọi thứ phải rất logic.
Phần lớn những lời khuyên mang tính chất tôn giáo phải có nền tảng logic, nên một vài trong số đó có sự không phù hợp. Sự không phù hợp đó chủ yếu bắt nguồn từ những quan điểm văn hóa. Những nước khác nhau đều có những nền văn hóa khác nhau và những lời khuyên bị ảnh hưởng bởi văn hóa đôi khi có thể trở thành một truyền thống ngớ ngẩn không phù hợp với những hoàn cảnh hiện tại. Vì thế người ta cho rằng nó là một phần của tôn giáo, một phần của tâm linh, nhưng thực chất không đúng như vậy. Rõ ràng nó không phải là tâm linh thuần khiết nhưng người ta vẫn cứ cố thủ vào nó. Chúng ta đừng nên nói về điều này nhưng dẫu sao đó cũng là một mức độ khi bạn cần tới một chút tiếp xúc mang tính tôn giáo. Nhưng chúng ta cần những kiến thức tâm linh thực sự, giáo lý tâm linh, những lời khuyên của việc thực hành tâm linh trước khi đi sâu vào tôn giáo. Sự tiếp xúc tâm linh rất quan trọng để nuôi dưỡng bạn theo một cách chân chính. Kế tiếp sau sự nuôi dưỡng này là sự nâng đỡ của tôn giáo. Nhưng sau đó khi bạn thực chứnggiác ngộ hoặc trở thành một Đức Phật, bạn sẽ không cần đến tôn giáo bởi vì tôn giáo là con đường tương đối, Đức Phật và sự giác ngộ mà bạn đạt được là kết quả tuyệt đối. Vì thế bạn không cần bất kỳ một điều tương đối nào, thậm chí ngay cả khi bạn có ý định sử dụng nó vì những mục đích khác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói: “Phải làm gì? Tôi phải nói điều này, tôi không có nguyện vọng nào khác bởi vì bạn là đa số và tôi chỉ là thiểu số” - trong nhiều nhân duyên khác nhau. Khi tôi đọc những dòng chữ này, tôi cảm thấyxúc động. Tôi nghĩ rằng Ngài rất tiếc cho chính bản thân mình vì Ngài đã làm rất nhiều điều ngớ ngẩn. Ngài nói rằng, theo góc độ tương đối Ngài gặp khó khăn trong việc làm hoặc nói ra để hóa độ chúng sinh. Cũng giống như vậy, khi bạn trở thành Phật thì bạn cũng phải tùy duyên độ chúng sinh.
Khi chúng ta nói về sự chứng ngộ hay việc trở thành một Đức Phật, bạn phải ngồi xuống và suy tư điều gì sẽ xảy ra với thức của mình. Bây giờ chúng ta chưa thực chứng tự tính tâm của chúng ta. Ví dụ chúng tađược chứng thực là người Anh, người Pháp, người Ấn Độ - người dân của những quốc gia khác nhau. Vì thế khi chúng ta nói: “Tôi là gì đó, tên của tôi là như vậy đó”, thì có một mác nhãn được ngụy tạo. Lúc nào chúng ta cũng đề cập tới thể chất đang hoạt động của chúng ta. Khi chúng ta nói: “Tôi là ông này ông nọ, tôi là bà này bà kia” thì chúng ta luôn đề cập tới thân tướng. Tôi không biết liệu nó có nghĩa gì với bạn không khi tôi nói điều này. Dĩ nhiên tôi cũng muốn nói rằng tên của tôi là thế này thế kia, tôi đến từ nơi này nơi kia. Nhưng khi tôi nghĩ sâu xa hơn về vấn đề này, nó làm cho tôi cảm thấy ngớ ngẩn bởi vì tôi quan tâm tới sự chứng thực của tôi và “Tên của tôi là thế này thế kia”... rất quan trọng. Nhưng sau đó, khi tôi chết đi, cơ thể của tôi được chôn cất, mai táng hay hỏa thiêu và nó cũng không hơn như thế. Khi chúng tanói về sự chứng ngộ hay việc trở thành Phật thì bạn thực sự phải ngồi xuống và nghĩ điều gì sẽ xảy ra với ý thức của bạn. Sau khi chết đi, thức vẫn tiếp tục sống và bạn có thể gọi thức đó là “Như Lai -
Tathagatha”. Đó là Phật Bản Lai. Đó là trí tuệ, nó sẽ tiếp tục vận hành cho đến khi chứng ngộ và sau khi chứng ngộ. Nó không phải là một thứ tồn tại một cách tương đối. Nó là một thứ duy nhất bất diệt. Là một thứ sẽ tiếp tục duy trì sau khi tôi hoặc bạn chết đi và đó là Phật tính.
Thiền định là cần thiết để chứng ngộ trí tuệ
Lúc này chúng ta đang suy nghĩ về đặc điểm nhận dạng của một người mà không nghĩ về chân lý cứu kính đang sẵn có trong chúng ta, đây là điều mà chúng ta đang bỏ lỡ. Vì thế, đây là những lý do chính tại sao chúng ta phải thiền định để trở thành Phật hoặc được giác ngộ. Nhưng ngày nay, rất nhiều người cho rằng thiền định chỉ là một loại phương tiện để thư giãn, nếu họ có một vấn đề với bạn bè gia đình hoặc những công việc kinh doanh. Nhưng thư giãn này không phải là mục đích duy nhất của thiền định.
Mục đích chính của thiền định là để chứng ngộ bản chất của tâm. Chúng ta đang trong một trạng thái bị ngụy tạo rất nhiều và chúng ta không cần đến nó nữa. Để phát triển trí tuệ một cách tự nhiên, chúng ta cần thư giãn bởi vì sự vận động quá nhanh của tâm sẽ không để cho chúng ta chứng ngộ Đức Phật hoặc giác ngộ. Do vậy, chúng ta cần thiền định để thực chứng trí tuệ. Nên sự thư giãn cũng rất quan trọng tại thời điểm phát triển trí tuệ. Người ta cho rằng việc đạt đến sự thư giãn là mục đích của thiền định bởi vì kiến thức nông cạn của họ. Họ bị kẹt bởi thái độ mang tính vật chất đó. Chúng ta cũng quá thiên về vật chất và luôn bị kẹt bất cứ khi nào chúng ta thực hành hoặc làm một điều gì đó. Đây là điểm yếu của tâm luôn hướng về vật chất của chúng ta. Tôi cảm thấy rất đáng tiếc khi chúng ta mắc kẹt về mặt tâm linh, điều này thật tồi tệ. Khi bắt đầu thiền định, chúng ta bị mắc kẹt ngay với ý tưởng thư giãn. Khi cảm thấy thoải máimột chút thì chúng ta nghĩ ngay: “À, bây giờ mình đang làm rất tốt bởi vì mình rất thoải mái”. Nếu như bạn không có cái nhìn xa hơn một chút để vận động cùng với nó thì điều đó có nghĩa là bạn đang bị mắc kẹt. Thư giãn cũng chỉ là một cảm giác mà bạn có thể trải qua và phương tiện khác cũng giống như vậy. Tôi thường có được sự thư giãn khi người ta xoa bóp lên vai tôi. Và rồi một vài thứ thuốc có thể làm bạn thư giãn. Sự thư giãn có thể được thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Vì thư giãn không phải là sự mong đợi chính từ thiền định, chúng ta cần nó để đi xa hơn nữa và để trưởng dưỡng sự hiểu biết bên trong, giác ngộ bản lai, để trở thành một Đức Phật.
Sẽ không có cách nào để trở thành Phật nếu không có lòng bi mẫn
Đồng thời chúng ta cần củng cố sức mạnh của lòng bi mẫn và tình thương yêu. Như tôi đã nói trước đó, sống hòa đồng cùng mọi người và tạo ra hay phát triển sức mạnh năng lực của trí tuệ bằng cách chia sẻnăng lượng, chia sẻ sự hiểu biết cảm thông lẫn nhau với mọi người. Lòng bi mẫn không chỉ là phát triển năng lực tâm linh của bạn mà còn là pháp khí chính của Phật để lợi ích chúng sinh. Không có lòng bi mẫn, dĩ nhiên không có cách nào để trở thành Phật.
Giác ngộ mà không bi mẫn sẽ làm tê liệt thành tựu đó và nó sẽ vô ích. Một người duy nhất trở nên vĩ đại nhưng những chúng sinh còn lại sẽ đau khổ. Vì thế, chúng ta phải phát triển lòng bi mẫn; thật là quan trọng để biết rằng không trưởng dưỡng trau dồi tâm đại bi thì chúng ta sẽ không bao giờ trở thành Phật. Đây là điểm mấu chốt mà một người phải hiểu. Thông qua sự trưởng dưỡng lòng bi mẫn và tình yêu thương bạn sẽ cởi mở chính mình. Tôi đang nhắc lại điểm này bởi vì rất nhiều người có thể không hiểu tầm quan trọng của việc trưởng dưỡng lòng bi mẫn. Không rèn luyện bản thân về lòng bi mẫn và lòng yêu thương bạn sẽ không thể cởi mở tấm lòng. Và nếu bạn không rộng mở tâm bạn thì giác ngộ ở đâu? Sẽ không có gì hết, nó sẽ bị đóng kín. Từ đó sẽ không có cách nào để phát triển sự giác ngộ.
Giác ngộ và lòng bi mẫn có mối quan hệ với nhau. Bởi vậy, bạn phải luôn nhấn mạnh tới lòng bi mẫn vô bờ. Thông điệp chủ yếu của Đức Phật là lòng bi mẫn và tình yêu thương vô hạn. Bây giờ điều duy nhất là bạn phải phát triển trí tuệ cùng một lúc. Trí tuệ ở trong bạn, bạn có thể nhận ra điều đó. Chỉ có thế. Đó là một thứ giống như là khi bạn có một viên kim cương nhưng lại nghĩ rằng đó là một hòn đá hay một viên pha lê, cho đến khi người bán trang sức nói với bạn với cái nhìn tôn giáo rằng: “Không, đây là một viên kim cương”. Vì thế mãi tới lúc đó, bạn mới nhận ra giá trị thực của nó thông qua sự việc này. Tương tự như vậy, bản chất Phật tính có trong bạn và bạn phải nhận ra hoặc thực chứng nó, chỉ có vậy. Nhưng bạn cần sự nâng đỡ của lòng bi mẫn, tình yêu thương và sự nâng đỡ của đại trí tuệ. Bởi vậy, đây là một thông điệpchính của Đức Phật và tôi cho rằng, nó vẫn là thông điệp của tất cả tôn giáo, mặc dù họ có thể không nói Đức Phật nhưng dùng cách biểu đạt khác.
Sự hợp nhất của đại bi và đại trí là rất quan trọng
Điều duy nhất mà chúng ta nên có là đại bi và đại trí - sự hợp nhất của chúng là rất quan trọng. Và chỉ có vậy. Vì thế để có lòng đại bi bạn cần thư giãn và tự biết bạn cần phải làm gì và không được làm gì. Và chắc chắn bạn sẽ biết. Bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề rắc rối nào nếu bạn bắt đầu thực hành tâm linh của bạn trong đúng chính đạo. Nếu bạn bắt đầu việc thực hành tôn giáo thì đôi khi bạn sẽ có khó khăn. Có một số người có thể bắt đầu việc tu tập tâm linh hoặc cuộc sống tinh thần thông qua sự bắt buộc tôn giáo. Điều này là có thể nhưng nó rất khó khăn vì bạn sẽ bị bế tắc với những giáo lý khác nhau bởi một người khác sẽ theo dõi bạn trong mọi lúc.
Tôi cũng từng nghĩ như thế khi tôi còn trẻ. Một ngày tôi đang đi ngang qua một con đường tối và tôi rất sợ hãi vì có thể có một hồn ma nào đó muốn làm hại tôi. Nhưng ngay sau đó tôi nghĩ cũng sẽ có một Đức Phậtgiúp đỡ tôi. Tôi nhìn quanh và nhìn thấy một thứ đen xì, không phải hồn ma hay Đức Phật - mà chỉ là một thứ có mầu đen. Nó không giống như một con người, và dường như đang chuyển động. Tôi sợ hãi vô cùng và nghĩ rằng cái hồn ma đó có thể tấn công tôi. Sự sợ hãi đó dường như cứ lớn lên mãi. Sự tưởng tượng của tôi giống như vậy. Tôi đi rất nhanh trở lại phòng nơi có ánh sáng. Thượng sư của tôi ở đó. Vì thế tôi nói với Ngài rằng tôi rất sợ hãi bởi vì tôi cho rằng có một thứ gì đó cứ lớn lên mãi đang rượt đuổi tôi. Và Ngài đã nói: “Không, đó là con chỉ tưởng ra thôi, không có ai theo con và không có ai rượt đuổi con hết.” Sau đó tôi hỏi Ngài: “Bạch Thầy! Phật là gì?” Ngài trả lời: “Không, Đức Phật cũng không ở đó.” Ngài không nói rằng quỷ dữ và hồn ma không ở đó mà Đức Phật ở đó. Nếu Ngài nói thế thì tôi đã nhầm lẫn. Tôi còn quá nhỏ và tưởng tượng về một thứ gì đó giống như một con ma, tim tôi đập rất nhanh và tôi run lên vì sợ, nhưng những gì mà bản sư của tôi nói là một loại giác ngộ đối với tôi. Vì thế tôi phải được chỉ dạy theo một phương pháp đúng đắn khi chúng ta nói về bản sư, hồn ma, Phật hay Chúa trời hay tiên nữ..., chúng tacần phải biết là chúng ta cần được chỉ dạy một cách đúng đắn.
Một bậc Thầy hoàn hảo sẽ chỉ dạy cho bạn làm thế nào để tiếp cận Phật theo con đường đúng đắn
Đây là một trong những lý do tại sao chúng ta cần tới một người thầy phù hợp, một người thầy hoàn hảo, người có thể thực sự đánh thức bạn, một người giống như Thượng sư của tôi rất tốt bụng, rất nhân từ. Ngài nói: “Con đừng lo lắng, nó chỉ là sự tưởng tượng của con mà thôi.” Khi tôi hỏi Ngài: “Thế còn về Phật thì sao ạ?” Ngài đã trả lời rằng: “Không, Phật không ở đó”. Đây là một sự khai thị tuyệt vời. Ngài đã dẫn dắt tiếp cận Đức Phật theo cách đúng nhất. Từ đúng cách có nghĩa là đặt chính bạn vào bản chất hay là bên ngoài bởi vì cái nhìn bên ngoài, hoặc việc nhìn nhận những người khác một cách bề ngoài thực sự không mang lại cho bạn bất cứ điều gì. Bạn sẽ không tìm ra bất cứ điều gì với cách mà bạn nhìn bây giờ, chỉ vậy thôi. Và nếu bạn thực sự khám phá ra một điều gì thì đó là sự tưởng tượng. Giống như sự tưởng tượng của tôi rằng có một người nào đó đang rượt đuổi theo tôi.
Có một hành giả đang thiền định trong núi. Một lần, vào lúc nửa đêm, ông ta nghe thấy ai đó đang thầm thì ở một nơi không xác định. Ông ta rất sợ hãi nhưng chắc không bằng tôi - tôi đã chạy thục mạng, còn ông ta thì không. Ông ta nghĩ rằng có con ma đang đến để làm hại ông. Ông ta có một cây tích trượng và ông ta sẵn sàng dùng cây gậy đó để đánh lại khi con ma tiến tới gần hơn. Ông ta sợ nhưng không có nơi nào để chạy đến bởi vì ông ta đang ở trong một cái động. Vì thế thế ông ta đợi con ma hay cái đó tiến về phía ông. Nó dường như đang đến nhưng không bao giờ tới được hang của ông ta. Khi mặt trời ló rạng ông ta nhìn thấy một bụi rậm ở gần đó và rõ ràng cơn gió mạnh về ban đêm đã làm cho những chiếc lá của bụi cây đó phát ra âm thanh như tiếng thì thào. Ông đã thuật lại câu chuyện đó trong một buổi thuyết pháp rằng sự trải nghiệm đó là một bài học vĩ đại đối với ông. Đó là một loại quán đỉnh để ông nhận ra rằng mọi thứ là tưởng tượng.
Dakini là biểu trưng cho năng lượng giác ngộ âm tính
Nhiều người có một ý tưởng lãng mạn khi họ nghe thấy thuật ngữ Dakini. Tôi muốn giải thích ngắn gọn về nguyên lý của Dakini. “Dakini” thực ra là một thuật ngữ tiếng Phạn, và thuật ngữ tiếng Tạng tương đương là “Khandro”, có nghĩa là “Không hành nữ”. Những Dakini được hình tượng hóa trong hình tướng phái nữ và tương tự như vậy đối với nam giới là Daka. Có hai loại Dakini, thứ nhất là Dakini trí tuệ và thứ hai là Dakini thế gian. Những Dakini thế gian vẫn bị trôi lăn theo luân hồi và ở trong cả cõi con người và cõi trời. Họ có thể mang hình tướng đẹp đẽ hay hình tướng dạ xoa. Ví dụ thời xa xưa, 5 chị em quỷ dữ Tseringma được thuần hóa bởi bản sư Liên Hoa Sinh và trở thành những Hộ pháp. Một nữ hành giả trong hình tướngngười có thể chứng ngộ một vài phần nội chứng nhưng vẫn chưa giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi sinh tửcũng được gọi là một Dakini thế gian.
Những Dakini trí tuệ là những người đã giác ngộ như Vajra Yogini, họ cũng được miêu tả như là các Phật Mẫu Minh Phi của các bậc Hoạt Phật hay các bậc Bồ tát. Dakini là một đối tượng quy y. Bên cạnh việc quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), chúng ta cũng quy y Tam Căn bản (Guru, Yidam và Dakini - Thượng sư, Bản tôn và Không hành); Thượng sư là cội nguồn của ân phúc gia trì bởi vì các Ngài sẽ dẫn dắt chúng tađạt đến giác ngộ. Bản tôn là cội nguồn của thành tựu bởi vì thông qua những phương tiện thiện xảo của việc thực hành Bản tôn hoặc những hóa thần Hộ pháp, một người sẽ thực chứng bản chất tự tâm của họ. Dakini đại diện cho cội nguồn của các công hạnh giác ngộ bởi vì Dakini hay còn gọi là năng lượng giác ngộâm tính nêu biểu cho trí tuệ bản lai.
Dakini được gắn liền với sự vĩ đại hoặc có khả năng sản sinh vô số tiềm năng của những công hạnh giác ngộ mà có thể chia thành bốn: Tức tai, Tăng ích, Kính ái và Hàng phục. Dakini cũng là những hiện thân của sự hợp nhất tính không và trí tuệ. Không có thứ gì hơn thế. Và sự hợp nhất này là siêu việt vô song. Nhiều người gắn liền những nguyên lý của Dakini với vẻ đẹp thể chất hay những nét quyến rũ ngoại hình của người phụ nữ, tuy vậy đây không phải là ý nghĩa tuyệt đối của Dakini. Một Dakini có khả năng du hí tự tạitrong không trung (tính không siêu việt khỏi những tư tưởng và những ngụy tạo). Đây là cảnh giới của sự tỉnh thức được kiểm soát, bền chắc và tự do tuyệt đối. Mọi người đều có khả năng và tiềm năng để chứng ngộ tự tính Dakini trí tuệ cho chính mình, bất kể bạn là nam hay nữ.
Điều này có nghĩa là không có sự phân biệt giới tính, bất kể người nào cũng có phẩm chất của một Dakini trí tuệ hay năng lượng giác ngộ âm tính. Mặt khác, lòng bi mẫn lại liên quan đến năng lượng dương tính và khi cả trí tuệ và lòng bi mẫn được trải rộng đến hoàn hảo, chúng ta đạt được giác ngộ và trở thành Phật. Dakini đại diện cho đại trí và nam hóa thần đại diện cho lòng đại bi. Nói chung về vũ trụ, tôi muốn nói rằng năng lượng âm tính đại diện cho tính không hoặc trí tuệ và năng lượng dương tính đại diện cho lòng bi mẫn. Lòng bi mẫn và trí tuệ cần phải được hợp nhất hay phải được tu tập bất khả phân. Do vậy, ở Kim Cương thừa cả hai điều này trở thành hợp nhất bất khả phân để thúc đẩy trí tuệ và sự thực chứng của chúng ta. Đây chỉ là một phương pháp Kim Cương thừa đặc biệt được định hướng bằng những phương tiện thiện xảo. Điều này không phải là những gì mà Đức Phật đã dạy, và cũng không phải là những gì mà các bậc Thầy giác ngộ mong đợi.
Toàn bộ vũ trụ phải được liễu ngộ là Phật
Loại hiểu biết này cần được thực hành thông qua Phật pháp, nếu không một người sẽ phải trải nghiệm những mâu thuẫn rất lớn, hay một loại hiểu biết biện luận liên quan tới những giáo lý khác nhau của Đức Phật. Ví dụ, một vài người nghĩ rằng Vajra Yogini là một Phật Mẫu và đối với những người không có kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, họ sẽ phải sửng sốt giật mình mà nghĩ rằng: “Làm sao một phụ nữ là Phật được? Đầu tiên cô ta là một phụ nữ và một người phụ nữ không thể là Phật và thứ hai là cô ta rất phẫn nộvà trông rất lạ. Cô ta màu đỏ, trần trụi và cầm một cái gì rất lạ! Làm sao cô ta có thể là Phật được?” Đây là một điều ngớ ngẩn, là một loại tri kiến nhầm lẫn, nhưng đây cũng là những gì họ nghĩ và nói bởi vì kiến thức của họ không đủ uyên thâm. Những gì tôi muốn nói ở đây là sự đánh giá không đủ sâu sắc. Do vậy, bạn cảm thấy một sự đánh giá rất hạn chế về Đức Phật và sự quy y cũng bị hạn chế và vì thế kết quả cũng sẽ bị hạn chế. Nhưng không sao cả, điều này cũng đủ tốt để bắt đầu.
Từ góc độ của Kim Cương thừa, sự hạn chế này cần phải được mở rộng rất nhiều để bạn có thể nhìn thấy toàn bộ vũ trụ là thật - chúng ta gọi đó là Phật cứu kính vũ trụ, Thượng sư cứu kính vũ trụ, chân lý cứu kính vũ trụ. Toàn bộ vũ trụ phải được liễu ngộ là Phật. Một cách tuyệt đối, đây là những gì chúng ta đang hướng tới!
(Nguồn: “Women and Wisdom”, Tạp chí “The Dragon”, Số đặc biệt tháng 11 năm 2007)
---oo0oo---
Nguồn: Thư Viện Hoa Sen
BÀI LIÊN QUAN
Ni Giới trong giai đoạn mới ( Thích Tông Chơn , 4888 xem)
Ni Giới và những lời Phật dạy ( Hòa thượng Thích Chơn Thiện , 4940 xem)
Trưởng lão ni Sanghamitta - Người mang cành nhánh Bồ đề đến Sri Lanka ( Văn Công Hưng , 9097 xem)
Nữ Phật tử xuất cách tại Ấn Độ cổ đại ( Rupali Mokashi , 9212 xem)
Quan điểm Phật giáo về nữ giới ( Tỳ kheo ni In Young Chung, SC. Hiếu Liên dịch , 12188 xem)
Sự truyền thừa Ni giới đắc Pháp trong lịch sử Phật giáo ( Thích nữ Giới Hương , 9918 xem)
Nữ giới Phật giáo tương lai ( Tuệ Liên , 12298 xem)
Phát huy Giáo quyền của Ni chúng hệ phái Khất sĩ (14875 xem)
Cung phi họ Nguyễn(1597 – 1653) ( Nguyễn Đại Đồng , 8562 xem)
Bà Chúa Mụa (1580 – 1647) ( Nguyễn Đại Đồng , 14314 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng