Trang chủ > PG và Nữ Giới

Nữ giới Phật giáo tương lai

Tác giả: Tuệ Liên.  
Xem: 12300 . Đăng: 17/05/2014In ấn
 NI GIỚI PHẬT GIÁO TƯƠNG LAI

Trích dịch từ tác phẩm Học Phật Tri Tân của Hoà thượng Thánh Nghiêm

THÍCH TUỆ LIÊN dịch

Vấn đề trọng nam khinh nữ

Nhìn từ lịch sử Phật giáo, dường như Phật giáo là một tôn giáo trọng nam khinh nữ. Sau khi đức Phật nhập diệt, trong các vị Tỳ-kheo ni, chưa từng xuất hiện một nhà tư tưởng lớn nào. Nhưng vấn đề này, hoàn toàn không phải ở bản thân Ni giới, mà là chịu sự kiềm chế của Phật giáo Tiểu thừa Thượng Toạ bộ, nhất là học phái Phật giáo do Tôn giả Ca-diếp lãnh đạo và truyền thừa. Sở dĩ vấn đề trọng nam khinh nữ có tính mãnh liệt, là do Tôn giả Ca-diếp hành hạnh đầu đà, yểm ly nữ giới mà hình thành. Dẫn đến việc nhân tài trong nữ giới bị đè ép, không thể vươn lên, và kéo dài cho tới ngày hôm nay. Nữ giới thường cam tâm, chịu khuất phục mà không dám có sáng kiến gì.

Kỳ thực, khi đức Phật còn tại thế, Ngài chủ trương “nam nữ bình đẳng”. Đương nhiên, bản chất nữ giới thường do dự không quyết đoán, ỷ lại, hay xấu hổ đó là sự thật. Từ sanh lý đến tâm lý, nữ giới có rất nhiều thiếu sót tiên thiên mà nam giới không có, vì thế dù cho đức Phật có đề xướng nam nữ bình đẳng, nhân tài của nữ giới về tỷ lệ vẫn không bằng nam giới. Ví dụ Tăng Nhất A-hàm quyển III đưa ra, các vị đại đệ tử bốn chúng, đại đệ tử mỗi chúng đều có một môn đặc trường đệ nhất, Tỳ- kheo 100 vị, Tỳ- kheo- ni 50 vị, Thanh tín sĩ (nam cư sĩ) 40 vị, Thanh tín nữ (nữ cư sĩ) 30 vị. Lại trong kinh Phật Thuyết A La Hán Cụ Đức trong A- hàm bộ, Tỳ- kheo Thanh văn 99 vị, Tỳ- kheo đại Thanh văn 10 vị, đại Tỳ-kheo- ni 15 vị, đại tín sĩ 23 vị, đại tín nữ 17 vị,… đều là nữ ít hơn nam.

Nhưng bất luận ở trong bộ A-hàm hay trong Luật bộ, việc ghi chép các hoạt động nữ giới thời đức Phật còn tại thế rất nhiều. Ngoài các phương diện thiếu sót về mặt sanh lý mà chế ra những quy định về Giới luật để bảo hộ Ni chúng ra, ngoài việc bất đồng này so với các vị Tỳ- kheo, còn việc thuyết pháp, hành hóa, độ chúng, tu chứng, căn bổn thì giống như nam chúng. Đương nhiên, do vì quan niệm phong tục của Ấn Độ, khiến cho nữ giới về mặt tâm lý cảm thấy mình có nhiều chỗ không bằng nam giới. Nhưng Đức Phật hết sức đề xướng quyền bình đẳng của Ni chúng, đó là điều không thể hoài nghi. Trong các vị thánh Tỳ- kheo- ni, như ngài Đại Ái Đạo, Liên Hoa Sắc, Diệu Hiền, Pháp Hưng v.v… đều là những nhân tài kiệt xuất. Trong các bậc thánh Ưu bà di như Lộc Tử Mẫu, Mạt Lợi phu nhân, Tu Ma Đề Nữ… đều là những nhân tài có sự cống hiến rất lớn trong Giáo đoàn Phật giáo. Đương nhiên, trong lời Di giáo, nữ nhân có “ngũ chướng”, khiến cho nữ giới cảm thấy tự hổ thẹn khi kém người. Đặc biệt, nhận thức cho rằng thân người nữ là không trong sạch, theo truyền thống mê tín xưa của Trung Quốc, khiến cho người nữ không dám xuất đầu lộ diện.

“Ngũ chướng” của nữ nhân là người nữ không thể làm Chuyển Luân Vương, Đế thích, Phạm vương, Ma vương và Phật (Tăng Nhất A- hàm quyển 34-43-2). Trong phẩm Đề Bà Đạt Đa quyển 4 kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cũng có ghi chép như vậy, nhưng mục đích của kinh Pháp Hoa phủ định quan niệm người nữ có “năm chướng” khô khan cứng nhắc, vì Long Nữ mới 8 tuổi, thực sự là “trong khoảnh khắc, hoá thành thân nam tử, đầy đủ Bồ- tát hạnh, về thế giới Vô Cấu ở Nam phương, ngồi trên tòa hoa sen báu, thành Chánh đẳng Chánh giác”, điều này cho chúng ta thấy, không nên xem thường người nữ, khi người nữ có đầy đủ tư lương, phước trí thì họ có thể nhanh chóng thành Phật như người nam.

Trong Đại thừa kinh điển, nói đến nữ tánh Phật giáo vĩ đại rất nhiều: “Như hội Thắng Man, hội Diệu Huệ đồng nữ, hội Hằng Hà thượng Ưu bà di… trong kinh Bảo Tích; phẩm Bảo Nữ trong Đại Tập Kinh; trong số các vị thiện tri thức mà Thiện Tài Đồng tử tham vấn trong kinh Hoa Nghiêm, có Ưu bà di Hưu Xã, đồng nữ Từ Hạnh, Tỳ- kheo- ni Sư Tử Tần Thân v.v…;Long Nữ trong Kinh Pháp Hoa; Thiên Nữ trong Kinh Duy Ma Cật. Nữ tánh trong kinh điển Đại thừa luôn bình đẳng với nam tánh”. (Thắng Man Phu Nhân Sư Tử Hống Kinh giảng ký của Hoà thượng Ấn Thuận).

A-hàm bộ của Tiểu thừa và trong Luật bộ tuy có thể nhìn thấy một vài chỗ phê bình nữ nhân, ví dụ nói: “Chỗ dơ bất tịnh hạnh, sân nhuế, ưa nói vọng, tật đố, tâm không chánh, là lời Như Lai nói”. (Tăng Nhất A-hàm 35-10). Lại nói: “Phàm là nữ nhân, có chín ác pháp” (Tăng Nhất A hàm 45-1) nhưng chúng ta cần phải hiểu rõ, đó là lời giáo giới Tỳ-kheo, đồng thời đó cũng là lỗi chung mà người nữ thường hay phạm, và cũng mượn đây để mong rằng các thầy Tỳ-kheo đối với nữ nhân sanh khởi tâm không thể ái lạc, không thể luyến ái, đừng nên sanh khởi tâm nhiễm ô mà phá tịnh giới với nữ nhân. Tính chất của lời giáo giới này có tác dụng giống như “bất tịnh quán”, không phải có ý khinh thường người nữ. Nếu cứ bóp méo, hiểu một cách sai lầm tông chỉ của lời dạy này mà nói khinh thường người nữ, thật đó là lời không chánh đáng.

Trong Đại thừa kinh điển, không những nam nữ bình đẳng, mà thường thường có các vị Đại Bồ-tát hiện ra nữ thân để vấn nạn các vị Tỳ- kheo La hán Thanh văn, như Thiên Nữ trong kinh Duy Ma Cật trêu cười Tôn giả Xá Lợi Phất, và từ đó hiển bày chỗ vĩ đại của tinh thần Đại thừa. Đứng về quan điểm của đức Phật, vốn là bình đẳng và bình đẳng, sự chấp trước nam nữ sai khác, chỉ xuất phát từ tri kiến ngu vọng của phàm phu mà thôi, sao lại xem nó nghiêm trọng như vậy. Đại Bồ-tát vì để hoá độ hữu duyên, thường tùy căn cơ ứng hiện giáo hoá, trong 33 thân của Bồ tát Quán Thế Âm, có thân Tỳ- kheo- ni, thân Ưu bà di, cho đến thân phụ nữ của trưởng giả, cư sĩ, tể quan, Bà- la- môn, thân đồng nữ v.v…Chúng ta làm sao có thể khinh thường người nữ.

Vấn đề Bát Kính Pháp

Đương nhiên, Tỳ- kheo- ni vĩnh viễn không thể ngẩng lên được, vì còn có một sự trói buộc rất lớn, đó chính là Bát Kính Pháp của Tỳ-kheo- ni. Tôi từng nói: “Trong tám pháp này, dù cho một vị Tỳ- kheo ni biết Luật, trì Luật nhất, trong hoàn cảnh Phật giáo Trung Quốc, nhiều lắm cũng chỉ có thể làm được điều 1, điều 2, điều 3, còn những điều khác không thể nào thực hiện”. Điều thứ 4 “Tỳ- kheo ni trong nhị bộ tăng già thọ giới, sớm đã thất truyền … cho đến điều thứ 5, điều thứ 6, điều thứ 7, vì Phật giáo Trung Quốc rất ít thực hành pháp Yết- ma, cũng rất ít tôn trọng chế độ an cư, cho nên không thể nào thực hiện” (Bài thứ 15 Tỳ- kheo ni và Bát Kính Pháp ở trong quyển sách này).

Đối với Phật giáo Trung Quốc tương lai, tôi có tâm nguyện rất lớn, vì thế đối với lực lượng nữ chúng cũng đặc biệt quan tâm, và đặt niềm hy vọng rất lớn, nhưng mỗi khi nghĩ đến Bát Kính Pháp, khiến cho tôi cảm thấy nghi hoặc, vì sự quy định của Bát Kính Pháp, làm cho ni chúng mất đi tính độc lập, biến thành món đồ phụ thuộc vào nam chúng. Ví dụ thọ giới, phạm tội Tăng tàn, an cư xong cầu tam tự tứ kiến văn nghi, đều phải tác pháp trong Tỳ- kheo. Tất cả những tác pháp hành sự của nữ chúng, đều hoàn toàn đặt dưới sự sắp xếp của nam chúng. Nếu từ quan điểm đức Phật vốn không cho phép người nữ xuất gia thì có lý, nhưng nếu từ tinh thần căn bổn của Phật pháp, dường như không có phù hợp. Vì phủ định nhân cách độc lập của người nữ. Nếu đây là quy chế đã thịnh hành sớm ngay thời đức Phật còn tại thế, thì trong giáo đoàn Tỳ-kheo- ni, không thể có những vị Tỳ-kheo- ni bậc thánh vĩ đại. Giống như nữ chúng của Tiểu thừa Phật giáo sau này, dù cho sau khi đức Phật diệt độ, rất nhiều A la hán Tỳ-kheo và Bồ-tát Tỳ-kheo vĩ đại nhưng Tỳ- kheo- ni vĩ đại thì rất ít, nhất là về công tác triển khai tư tưởng của Phật giáo, thành tích của Ni chúng rất hiếm hoi.

Phật giáo Thượng Toạ bộ sau Tôn giả Ca Diếp, xác thực cứng rắn và không linh hoạt. Vì thế, học giả cho rằng sự chấn hưng của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ là sự sống lại tinh thần khi Phật còn tại thế. Vì thế, trong kinh điển Đại thừa, địa vị của người nữ bình đẳng với người nam. Tuy về mặt luân lý - về hình thái trụ thế của Phật pháp, nam nữ thất chúng, cần phải có sự chừng mực giới hạn thích hợp, và nên lấy Tỳ- kheo làm trung tâm, nhưng từ sự hạn chế của Bát Kính Pháp, tôi thường cảm thấy có sự gượng ép.

Giận mình trí huệ không được đầy đủ, đối với sự nghiên cứu Phật pháp, không thể nói được hai chữ “thâm nhập”, nay trong giới Phật giáo Trung Quốc, thật sự có thể thâm nhập Phật pháp trọng yếu, và thật sự có thể từ căn bổn tinh thần và đầu mối lịch sử của Phật pháp để làm việc khảo sát phân tích, thì trưởng lão Ấn Thuận là một vị có đầy đủ năng lực như vậy. Tôi đem sự nghi hoặc của tôi đối với Bát Kính Pháp, viết thư thỉnh giáo trưởng lão Ấn Thuận, rất vui mừng là cách nhìn của Ngài rất gần với sự suy nghĩ của tôi. Quan điểm của Ngài sáng suốt và sâu sắc hơn tôi rất nhiều, Ngài đã viết thư trả lời cho tôi rằng: “Thầy đã vì kế hoạch đào tạo Tăng tài mai sau mà đề cập đến Bát Kính Pháp. Ấn Thuận tôi cho rằng không cần phải quá phần xem trọng như vậy. Nói về mặt tốt, Bát Kính Pháp vì sự quản chế nghiêm khắc đối với nữ chúng; nhìn từ mặt xấu, khiến cho nữ chúng có chân tâm vì đạo, tự thẹn vì thua kém người mà đành chịu khuất phục. Khi Phật còn tại thế, đã có rất nhiều nữ chúng khéo thuyết pháp trọng yếu, có thần thông, sau khi Phật diệt độ, hầu như không còn nghe thấy ở Ấn Độ, không phải do đây sao?”.

 “Khảo cứu về luật chế của đức Phật, do sự mà chế, không bao giờ đặt ra quy định giới điều trước, mà Bát Kính Pháp trái ngược với nguyên tắc này. Y theo kinh luật nói, đầu tiên do đức Phật tự giáo giới Ni chúng, sau đó Tăng sai giáo giới, từ đó mới có lệ, nửa tháng thỉnh Tăng giáo giới. Có vị tín nữ xuất gia mà không biết mình đang mang thai, xuất gia rồi sanh con, vì thế mới đặt ra điều giới học Pháp nữ hai năm. Thử nghĩ, lúc Ni chúng sắp xuất gia, đức Phật làm sao có thể dự định nửa tháng cầu giáo giới, hai năm học Pháp và ở trong Tỳ-kheo cầu thọ đại giới... Việc này, Ấn tôi không dám luận bàn sâu, sau này sẽ bàn đến, còn việc cần thiết hiện nay nên xem trọng tánh bình đẳng”.

Có thể thấy sự thành lập hoặc xuất hiện của Bát Kính Pháp, dường như là việc sau khi đức Phật nhập diệt. Vì điều này trái ngược với tinh thần Phật pháp và cũng trái ngược với nguyên tắc chế giới của đức Phật. Trong bộ A Hàm và Luật bộ, chúng ta ở có thể nhận thấy đức Phật do sự mà chế giới, cho đến thuyết pháp cũng tùy thời cơ mà thuyết, gặp việc như thế nào, thấy người như thế nào thì thuyết pháp cho họ như thế ấy, huống chi Ngũ Phần Luật quyển 1 cũng rõ ràng cho chúng ta biết rằng: “Chư Phật Như Lai, không lấy việc chưa hữu lậu mà kiết giới cho đệ tử”. Đức Phật làm sao lại có thể quy định ra Bát Kính Pháp cho các vị Tỳ- kheo- ni vừa mới xuất gia? Từ sự yêu cầu của tính chất giới luật mà nói, Bát Kính Pháp vốn là giới đặc biệt của giới cụ túc cho các vị Tỳ- kheo- ni. Vì vậy, truyền thuyết Đại Ái Đạo và 500 vị Thích nữ xuất gia, là do Bát Kính Pháp mà đắc giới.

Đương nhiên, ý của tôi không phải chủ trương phế trừ Bát Kính Pháp, tuy Bát Kính Pháp làm cho tôi hoài nghi và cảm thấy lịch sử của nó có vấn đề, nhưng tôi chỉ có thể nghi ngờ mà không dám tin chính xác rằng Bát Kính Pháp là từ các vị trưởng lão Thượng Tọa bộ sau này biên tạo ra. Vì Bát Kính Pháp trong kinh luật Nguyên thủy đều có sự ghi chép, tuy nội dung của nó không hoàn toàn tương đồng, sự xuất hiện sớm của Bát Kính Pháp, có thể suy nghĩ mà thấy được. Chúng ta hiện nay không có cách nào yêu cầu Tỳ- kheo- ni thực hiện toàn bộ Bát Kính Pháp, thì cần gì phải cường điệu điều này? Vì thế, tôi hiện nay chủ trương giữ lại Bát Kính Pháp mà không cần phải cường điệu, nếu không đó là một chướng ngại rất lớn đối với triển vọng tài năng của nữ chúng sau này.

Nhưng ý của tôi càng không phải phủ định sự giới hạn giữa nam và nữ, phá bỏ thứ lớp của nam và nữ, vì thứ lớp của nam nữ, vẫn là tập quán pháp của nhân gian, cũng là pháp luân lý, huống chi quy định Ni chúng thỉnh Thượng Tọa Tỳ- kheo mỗi nửa tháng giáo giới, vẫn là quy định do Phật chế đáng được tin cậy. Nữ chúng về nhiều phương diện, đích xác cần phải được sự giúp đỡ của nam chúng. Nếu cho rằng Bát Kính Pháp không cần xem trọng nữa, thì Tỳ- kheo- ni có thể cuồng vọng ngồi trên đầu Tỳ- kheo, không ra hệ thống gì. Vì thế, Tỳ-kheo- ni cần phải lễ kính Tỳ- kheo, giống như Sa- di cần phải lễ kính Tỳ- kheo- ni, cũng như chúng tại gia phải lễ kính chúng xuất gia.

Điều thứ nhất của Bát Kính Pháp, “không trách mắng”, “không phỉ báng” Tỳ-kheo, thì cần phải giữ gìn. Sự thực Tỳ-kheo cũng không được trách mắng, phỉ báng Tỳ- kheo- ni, nếu không sẽ phạm Ba dật đề tội hoặc Tăng tàn tội. Cho đến “Tỳ-kheo- ni không thể cử tội Tỳ- kheo, Tỳ-kheo được cử tội Tỳ- kheo ni”, đó là điều bất đồng trong phạm vi luật điển. Tỳ- kheo nếu không thông nhị bộ Đại Luật cũng không đủ tư cách cử tội Tỳ- kheo- ni.

Vấn đề Bát Kính Pháp đã giải quyết, chúng ta cũng nên nghiên cứu vấn đề thái độ của chị em nữ chúng. Thông thường, sức mạnh, ý chí của nữ tánh thường yếu hơn nam tánh, thường không kiên định chủ trương của mình, thường “bán đồ nhi phế”, tôi cũng thấy rất nhiều vị Tỳ- kheo- ni rất có triển vọng, kết quả lại không thành tựu.

Sự hy vọng đối với nữ chúng

Sự nhẫn nại của nữ tánh thì đầy đủ, nhưng sự rèn luyện ý chí thì không đủ nghị lực cương quyết. Tự ti, mặc cảm của nữ tánh khi sanh ra đã có, nhưng ưu việt cảm (cảm giác về sự ưu việt, tự cho mình hơn hẳn người khác), ở nữ tánh dễ dàng cảm thấy đầy đủ hơn nam tánh. Vì thế, số lượng nam nữ ở thế gian này bằng nhau, nhưng nữ tánh thành công vĩ đại ít hơn nam tánh. Dù ở Tây phương hiện nay đã đề xướng nam nữ bình đẳng, đề cao nữ quyền, hô hào người nữ đi ra khỏi nhà bếp, nhưng sự thành tựu của người nữ vẫn không nhiều.

Nhưng Ni chúng xuất gia so với nữ giới tại gia, có ưu điểm hơn là thời gian vàng ngọc của phụ nữ tại gia phần đông ở trong việc sanh dưỡng con cái, còn Ni chúng xuất gia không có sự phiền lụy của gia đình, cũng không có sự phiền não của gia sự, cần phải có nỗ lực dụng công nhiều hơn nữa. Vì thế, khi nhìn về tương lai Phật giáo, tôi nghĩ đến tiềm lực của Ni chúng.

Phụ lục

Tỳ- kheo- ni được xuất gia do sự thỉnh cầu của Tôn giả A Nan, đức Phật mới đưa ra Bát Kính Pháp khiến cho Tỳ- kheo- ni đắc giới. Nhưng về vấn đề niên đại, căn cứ theo Trung A Hàm Đệ Bát Thị Giả kinh và Đại Luận Đệ Tam, đều nói A Nan theo Phật hơn 20 năm, có thể biết A Nan làm thị giả của đức Phật, sau đức Phật thành đạo 20 năm cho đến hơn 20 năm, vì sau khi đức Phật thành đạo, thời gian thuyết pháp là 45 năm cho tới 49 năm. Nhưng dưới tòa của đức Phật có Ni chúng xuất gia, căn cứ Ngũ Phần luật và Phật Bổn Hành Tập kinh nói, cha của đức Phật qua đời sau đức Phật hành đạo năm thứ tư, đức Phật trở về nước và có người dòng họ Thích xuất gia theo Phật. Đại Ái Đạo cũng vì thế mà cầu Phật xuất gia, đương thời tuy chưa được đức Phật đồng ý, nhưng cũng không đến nỗi phải đợi đến 20 năm hoặc sau 16 năm mới do A Nan cần cầu mà được phép xuất gia.

Trong Tỳ Nại Gia Tạp Sự quyển 26, Tứ Phần Luật quyển 51, Đại Luận quyển 11 ghi chép: “Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ, khi trở lại nhân gian, Tỳ-kheo- ni Liên Hoa Sắc muốn thấy Phật trước mà hoá ra Luân Vương”. Theo truyền thuyết, việc này phát sanh sau đức Phật thành đạo 7 năm, có thể nhìn thấy thời này đã có Tỳ- kheo- ni, do đây chứng minh Ni chúng xuất gia, dường như không có liên quan gì đến Tôn giả A Nan. Nhưng sự ghi chép của Phật điển thường không chú ý về tánh khảo sát của niên đại, vì quan niệm lịch sử của dân tộc Ấn Độ rất nhạt, Phật điển hiện tồn phần đông trước là do khẩu truyền và sau đó mới được ghi chép thành văn tự, vì thế chúng ta chỉ có thể dùng để tham khảo, không thể làm chứng cứ chính xác. A Nan và Bát Kính Pháp cùng với mối quan hệ Ni chúng xuất gia không thể tin chắc là sự thực, trong đó ắt có bối cảnh tồn tại, không phải hư cấu, trong Phật điển không có điều đó.

BÀI LIÊN QUAN

Phát huy Giáo quyền của Ni chúng hệ phái Khất sĩ  (14879 xem)

Cung phi họ Nguyễn(1597 – 1653)  ( Nguyễn Đại Đồng , 8566 xem)

Bà Chúa Mụa (1580 – 1647)  ( Nguyễn Đại Đồng , 14314 xem)

Thành lập Đại học Phật giáo dành riêng cho chư Ni  (11999 xem)

Tỳ-khưu-ni Subhā (Người cho con mắt đẹp)  ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh , 13148 xem)

Mẹ Mātikagama! (Người hộ độ tuyệt vời)  ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh , 8658 xem)

Cận sự nữ Suppiyā (Cúng dường thịt đùi)  ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh , 8961 xem)

Hoàng hậu Mallikā (Cận sự nữ xuất sắc)  ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh , 13492 xem)

Tỳ-khưu-ni Kisā-Gotamī (Đệ nhất mặc y thô tháo)  ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh , 15737 xem)

Tỳ-khưu-ni Ambapālī (Cô kỹ nữ danh tiếng)  ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh , 10235 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ