Trang chủ > Đức Tổ Sư > Chơn Lý

Nguồn Đạo lý

Tác giả: NT. Tuyết Liên (chuyển thơ).  
Xem: 1550 . Đăng: 22/04/2022In ấn

 

 

Nguồn Đạo lý

 

 

 

Chơn lý NGUỒN ĐẠO LÝ

 

 

a. Cù lao nổi giữa biển sông

Chạy xa dài đã biến thành lộ đi

Đường ấy do duyên hợp khi

Nước đất bồi đắp có từ biển sông

 

b. Một khúc lộ mới đắp xong

Duyên do trước đó là vùng trủng sâu

Khó đi nên mới đắp bồi

Trở nên đường lộ hết hồi lội dơ.

 

c. Bao la biển khổ không bờ

Con người chìm đắm càng mờ mịt thêm

Muốn thoát khổ được bình an

Người ta mới mở con đường vượt qua

Một an lạc đạo có ra

Một sinh lộ mới rất là cần thay.

Đạo có giữa chốn trần ai

Đời là mẹ đẻ thoát thai đạo lành

Người đạo vẹt đất nhảy lên

Phá địa ngục, xé càn khôn ra đời.

Đạp trên sanh tử hiện thời

Làm chủ cuộc sống giữa đời khổ nguy.

Cao ráo sạch trong ai bì

Thời gian cũng chẳng tài gì nhốt ngăn.

Vậy mới phải người tài năng

Hoàn toàn giải thoát trói trăn cuộc đời

Thế nên nói đạo do đời

Nguồn đạo sanh khởi từ nơi khổ sầu.

 

THẾ GIỚI

Xưa thượng cổ chưa có người

Địa cầu đã trải bao đời có không

Lần chót của nó hiện còn

Trái đất hiện tại do nguồn biển sông.

Bãi cát nổi rộng mênh mông

Dọc theo Hy Mã Lạp Sơn hình thành.

Dần dần có thú sản sanh

Trước là vượn khỉ tinh khôn ban đầu

Thường cất nhà ổ trên cao

Giàu lòng gia tộc thương nhau vô vàn

Cả bầy tới số trăm ngàn

Cùng nhau bảo vệ bầy đàn sống chung

Là thủy tổ của cộng đồng

Cũng nói thủy tổ giống dòng người ta.

Vượn do sư tử sinh ra

Thủy tổ sư tử lại là chó săn

Người ta cũng lại nói rằng

Những con sư tử hung hăng vô cùng

Về già yếu đuối lên rừng

Vì đói mới tập quen chừng trèo leo

Chúng nó biết thương yêu nhau

Bỏ dưới thấp ở trên cao kết bầy

Làm ổ ở luôn trên cây

Kêu là vượn khỉ bọn nầy có nhân.

Ở trên núi nên thiếu ăn

Vượn khỉ chạy xuống đồng bằng sanh nhai

Đi hai chân tập cấy cày

Vì mưa nắng nên liệu hay cất nhà

Đau bệnh thuốc cỏ tìm ra

Dùng tay làm việc dần dà khéo hay

Phát triển cho đến ngày nay

Vận động làm việc nên thay đổi dần

Lông rụng bớt da trắng xinh

Con người mới được thể hình hôm nay.

Từ khi bỏ núi xuống đây

Chia ranh ruộng đất lập ngay thôn làng

Chia kiến họ lập gia trang

Không chung chạ, như trên non lúc đầu

Từ lúc đó trở về sau

Không còn thân cận chia nhau gia đình.

Nhờ có ăn mặc biết làm

Có lòng nhân, có tên là người ta

Sau đó mới phân chia ra

Khắp trên tất cả gần xa địa cầu

Tùy phong thổ  đổi da màu

Tiếng nói có khác lẫn nhau vùng miền.

Sống biết linh vốn như nhiên

Nên có tên gọi chung là toại nhân.

Gia đình thế giới sống chung

Kêu là đạo, sự văn minh con người.

Xã hội gồm những gia đình

Gia đình gồm những thành phần lẽ loi

Biết tu nên gọi đạo người

Có thức trí sáng từ nơi việc làm

Kinh nghiệm nên bớt muốn ham

Sống chung bình đẳng trang nghiêm cõi đời.

Giác ngộ bỏ hết ăn chơi

Có được cái sống của người thuần lương

Lập nên cảnh giới thiên đường

Tây phương xứ Phật là nguồn đạo thiêng.

Từ đầu đến cuối con đường

Như dòng suối nhỏ khơi nguồn biển khơi

Biển dung chứa nước khắp nơi

Một màu, một mực đầy vơi bình thường

Không còn tai nạn nhiểu nhương

Biển là chỗ nước suối nguồn nghĩ ngơi

Nước biển vị mặn bao đời

Như sự già dặn của người trí nhân

Xã hội ví như sông to

Gia đình suối nhỏ của trong kiếp người

Như từng giọt nước lẽ loi

Hướng đến biển cả là nơi đại đồng

Như sự tiến hóa chúng sanh

Trước ở rừng rậm ác hung bạo cường

Kế đó lên núi hiền lương

Sau lại trở xuống đồng bằng kết thân

Lập nên giáo lý gia đình

Dần dà đông đảo mới thành quốc gia

Có chúa tể, có trời cha

Đến khi tất cả đều già với nhau

Thì  bình đẳng sống chung nhau

Là lớp giác ngộ tối cao hoàn toàn

Gọi là Phật bậc giác chơn

Không còn tên gọi thiên nhơn chi là.

Thế giới trở nên ngôi nhà

Hay trường đạo đức dung hòa chúng sanh

Những học sinh sống thiện lành

Tức là chư Phật hột dành mai sau

Thế giới là trái trên cao

Chứa đựng hột giống đủ .... kho tàng.

 

SỰ TAI NẠN CỦA CHÚNG SANH

Chúng sanh từ khi ở rừng

Kêu là ác thú chưa từng có nhơn

Đến lúc lên núi hiền hơn

Gọi là thiện vật biết thương nhau cùng

Lúc làm ruộng dưới đồng bằng

Kêu là nhân loại gia đình sống chung

Càng làm việc biết phát minh

Việc hay vật tốt mới thành công nhân

Lập ra hàng xóm thôn lân

Đồ vật chất chứa trở thành thương gia

Trẻ con cùng người yếu già

Xin chia công cán để mà nuôi thân

Tỉnh thành châu quận có ra

Có luật pháp để dung hòa thấp cao

Có vua quan, có đồng bào

Có luôn tù khám ngăn rào kẻ tham

Với hạng biếng nhác không làm

Phạt răn cai trị kẻ ham chơi bời

Các pháp giải trí vui chơi

Cho người buôn bán nghĩ ngơi thư nhàn

Cũng vì vật tốt sinh tham

Vua quan cha mẹ không cam thiệt thòi

Nên cũng bắt chước vui chơi

Theo như trẻ nhỏ như người bán buôn

Tìm sung sướng không thích làm

Ở không tính toán trộm tham của người

Mới có chiến tranh khắp nơi

Do giành vật chất ăn chơi xô đùa

Lòng tư kỷ tập hơn thua

Tranh nhau hưởng lợi không chừa một ai

Trong đời mà có nạn tai

Đều bởi nhân loại nuôi hoài lòng tham

Tự mình tạo cái bất an

Giành giật chức tước vua quan đọa đày

Thật là tăm tối chẳng hay

Khổ hơn là kẻ cấy cày nông dân

Thà là an phận gia đình

Còn hơn tước vị quân thần quyền uy

Kẻ quấy ác chỉ sợ oai

Chớ không thương mến như người nông dân

Làm ruộng rẩy được thanh nhàn

Nên có lắm vị vua quan trong đời

Muốn lìa cái chỗ cao ngôi

Đi làm dân dã hưởng đời lạc an

Lo chi cái việc thế gian

Càng tham càng khổ lo toan không rồi

Cũng vì quá khổ có người

Ở trong tù khám thốt lời than van

Chính đây địa ngục trần gian

Ta bị cái ý muốn ham vô thường

Dắt dẫn vào chốn tai ương

Nào ta có biết lạc đường quá lâu

Tham vui nên chịu khổ sầu

Thái quá bất cập tránh đâu khổ nàn.

Hôm nay tỉnh ngộ muộn màng

Cái nghiệp lôi kéo cuối đàng trầm luân.

Trước kia ta làm nông dân

Người quý trọng với cái nhân đạo tình

Mà nào ta có biết mình

Không biết trân quý nhân tình với nhau.

Sau đó ta lại lần vào

Tập làm công nghệ xóm nghèo ăn lương

Nghe kẻ công thợ than phiền

Cực hơn súc vật, sống làm tay sai

Một kiếp sống chịu đọa đày

Đã bị chết sớm khiến sai la rầy

Thế mà ta vẫn chưa hay

Vẫn ham lo sự khéo hay việc làm

Chưa tường hết tiếng khổ than

Chết sớm đau đớn của hàng công nhân

Lòng tham đi xuống thị thành

Làm kẻ mua bán đua tranh lỗ lời

Trong vòng mua bán ta vui

Đam mê không chán, khổ đời không lo

Quen tai với tiếng nhỏ to

Bộ xứ ma đói mặc cho tháng ngày

Cái tham khao khát đọa đày

Tranh giành cấu xé không hay lạc đường

Thế mà cái nghiệp còn vương

Đẩy xô ta đến con đường vua quan

Ham mê danh vọng bạc vàng

Xưng thần oai vệ với hàng thương nhân

Thần đi lùng bắt tội nhân

Thần cai quản ngục sống gần ngục môn

Mà chính những kẻ tội nhơn

Ở trong địa ngục chịu phần khảo tra

Trước kia cũng là người ta

Lậm mang chứng bịnh xấu xa như thần

Ham chơi trụy lạc trong trần

Nên nay phải chịu mang thân đọa đày.

Xưa cai quản trị phạt người

Nay lại đến lúc bị người phạt răn.

Lòng tham xúi ta làm xằng

Giết người cướp của nên lần vào đây.

Thật là ghê sợ thảm thay

Vinh nhục, lợi hại ở ngay bên mình.

Cái vòng danh lợi hữu tình

Đố ai tránh khỏi cất mình bay cao.

Ta không biết phải làm sao

Khi đã rơi xuống hố sâu cùn đường.

Từ nông dân, đến công thương

Đến thần và đến tù vương đọa đày

Tuôn xuống một lèo không hay

Từ trên cao tột xuống ngay tội đồ.

Sự thật như thế khác nào

Người kia từ chỗ quý cao nhân người

Té luôn một trớn không ngờ

Súc sanh, ngạ quỷ một hơi không dừng

Đến vào luôn trong ngục môn.

Phật nói để chỉ nấc thang con người

Chỉ cho thấy rõ khổ vui

Thiện ác, sống chết tâm người chúng sanh

Đến nay mới nhận ra rằng

Xưa kia những sự cản ngăn cứu mình.

Nhưng ba nghiệp khẩu ý thân

Phủ che mờ ám áng tầm thấy chi

Nhớ lại trước kia khinh khi

Rừng chê ác thú, núi chê vật hiền

Hôm nay thấy rõ nhân duyên

Nếu may mắn ta tìm đường thoát thân

Tránh xa khỏi chốn phong trần

Sẽ lên non làm tiên nhân hưởng nhàn

Bỏ vật chất chốn trần gian

Tinh thần no đủ rảnh rang kiếp người.

Suy đi tính lại kỹ rồi

Ở trên non núi thảnh thơi khỏe nhàn

Xưa thì vật chất ngập tràn

Nay ở non núi khô khan lâu ngày

Chắc sẽ nhàm chán thối ngay

Tinh thần không, chắc lâu ngày không kham

Chi bằng trung đạo thì an

Tìm nơi khoảng giữa núi non chợ nhà

Vườn rừng thong thả vào ra

Khỏe ta vào xóm, mệt ta lên ngàn

Bình thường núi rừng tịnh an

Sống yên học đạo khỏe nhàn mực trung.

Lúc là thú ác ở rừng

Khi lên non núi vật hiền ẩn thân

Nay mình đi học đạo chân

Dạy lại quyến thuộc lâu năm của mình

Đưa người khỏi nẻo lạc lầm

Không còn vọng động trí tâm sáng lòa.

Như một người du lịch xa

Sau nhiều năm tháng ngộ ra biết nhiều

Trở về khuyên dạy dắt dìu

Anh em tất cả tránh điều khổ nguy.

Theo như lời người tội đây

Xét ra thì thật là hay vô cùng

Sau khi đi, trước lúc về

Là tâm bỏ được cái mê cái lầm

Đem về cái thiện huệ chơn

Cái ta chắc thật giác chơn tròn đầy.

Thấm nhuần đạo đức bao ngày

Tìm được nguồn đạo giữa ngay cõi đời

Nhận ra nơi chỗ buồn vui

Những lúc chết khổ là bài học hay

Không còn cố chấp riêng tây

Tâm giác ngộ đã tròn đầy mông mênh.

 

SĨ NÔNG CÔNG THƯƠNG

Theo như đã nói ở trên

Trước hết là lớp toại nhân ban đầu

Người khác thú biết tính toan

Biết làm việc biết nông tang cấy cày.

Thú có tư tưởng tùy loài

Cây có thọ cảm, cỏ nơi sắc thành

Người xưa không dùng bạc vàng

Mỗi người trồng tỉa đủ phần mình ăn

Trẻ nhỏ, già bệnh không kham

Việc nặng nhọc nên xin làm công nhân

Lấy chút lợi để nuôi thân

Đó là thể hiện lòng nhân con người

Nhường cho nhau sự sống vui

Gánh bưng đổi chác để người được no

Như thế thương mãi khi xưa

Là nghề phụ thuộc giúp cho người già

Những người không thể gieo trồng

Thương mãi có do nhà nông nhường phần.

Nghề nông nuôi sống xác thân

Là nghề chân chánh rất cần trước tiên

Là sanh mạng, là mẹ hiền

Có ăn mới sống là duyên cuộc đời

Thương mãi trao đổi kiếm lời

Xảo trá không thật xưa người khinh chê

Không cho con cháu làm nghề

Mua bán trau chuốt lời mê nói càn.

Thà là làm ruộng đủ ăn

Chịu nghèo tu học không tham lợi nhiều.

Dạy cho con cháu biết điều

“Tiền tài phấn thổ, nghĩa nhiều thiên kim”.

Nông phu ruộng rẩy như thân

Hai tay công nghệ tập lần khéo hay

Có đồ vật để dùng xài

Giao cho thương mãi mỗi ngày chuyển giao.

Có tiền phân biệt nghèo giàu

Vui chơi tai nạn tiến vào ngục môn

Sĩ hiền thì được người tôn

Đứng ra dạy dổ bảo tồn lý công.

Luật pháp như cặp mắt trong

Chỉ dẫn đường sáng cho tay chân mình.

Sĩ hiền giáo hóa chúng sanh

Không thâu tiền bạc không dành lợi riêng

Nên người ta trọng sĩ hiền

Đưa lên trước nhất cầm giềng mối chung.

Sinh sau nhưng đứng đầu tiên

Sĩ nông công mới đến thương sau cùng.

Sinh trẻ đầu trước tay chân

Đó là xuôi thuận được phần bình an

Nếu không đạo đức dẫn đường

Đời không đạo đức sao an cuộc đời.

Chơn lý có sẳn trong đời

Người sau giác ngộ học nơi lý tình

Đạo đâu phải mới phát sinh

Trần thế như một thân hình thuận xuôi

Sĩ đầu trên trước đúng rồi

Nông là mình bụng, công thời hai tay

Thương mãi là hai chân dài

Thân hình được vậy thật hay vô cùng.

Thời gian như một vòng tròn

Lúc đầu xuôi thuận đầu mình tay chân

Sau thời gian được yên bình

Vòng tròn tột đỉnh xoay mình trở lui

Quay đầu trở xuống không hay

Nên mới chúi nhủi khổ hoài chết điên

Hiện nay thời thế đảo điên

Người nâng thương mãi lên trên hàng đầu

Con người ham muốn quá cao

Nên dụng thương mãi làm giàu bản thân.

Đời lộn ngược, đạo chôn chân

Thương nghệ ngất nghểu hai chân trên trời

Nông bụng ruột gan lộn nhào

Tay công nghệ không nơi nào bám yên

Đầu lộn trở xuống đảo điên

Bao giờ đến lúc sĩ hiền nâng cao

Sĩ hiền xưa dạy đạo mầu

Đâu phải nghệ nghiệp góp thâu bạc tiền

Thương nghệ đè bẹp sĩ hiền

Thật là nguy hại đảo điên cõi trần

Xét kỷ nguồn đạo lý chân

Võ trụ sanh ngược nông dân làm đầu

Công thương rồi sĩ sanh sau

Thời gian xoay chuyển sĩ cao trên đầu.

Công thương tham lợi dưới sâu

Vận cuộc xoay chuyển cầm đầu quyền năng.

Thần quyền chúa tể chăn dân

Lo cho dân tội khó khăn vô cùng

Vô thường thay đổi luật chung

Kẻ bám một chỗ chắc không an toàn.

Khi xưa Phật có dạy rằng:

Bánh xe xoay chuyển chân mình đứng trên

Sao khỏi trơn trợt ngả nghiêng

Chỉ bậc trí tuệ tùy duyên ứng thời

Mới đứng vững giữa cuộc đời

Bình yên vĩnh viễn là người toàn năng

Người làm vua mà khăng khăng

Cách thế cai trị cho dân một thời

Khi thời thế đã chuyển dời

Không làm vua được những thời đại sau

Thầy giáo dạy một lớp cao

Hay một lớp chót làm sao dạy bền

Vì học trò chưa tiến lên

Ông sẽ thất nghiệp vì không học trò

Xưa Phật học cách làm vua

Cũng y như thế tùy trình độ dân

Nếu chúng sanh quá lạc lầm

Thì trong lúc đó Phật làm ma vương

Làm vua trong lúc nhiểu nhương

Để dẫn dắt kẻ lạc đường tiến lên

Chúng sanh trình độ cao hơn

Thì lúc đó Phật có tên vua người

Khi tâm chúng sanh thuần rồi

Ngài làm vua pháp dạy người tu tâm

Hoặc làm bậc Chuyển luân vương

Thay đổi danh pháp tùy thời tùy duyên

Không cố chấp khỏi lụy phiền

Nên không khổ não vô thường không ta

Nhưng trong lúc sống dung hòa

Nhơn duyên thay đổi biến ra khác hình

Vẫn không hay cứ tưởng mình

Là nhân vương mãi nên thành u mê

Có lắm vị quá chấp nê

Nên bị thất bại nặng nề gian nan

Ấy bởi lỗi nhịp thời gian

Hiểu lầm tên gọi chấp trong việc làm

Nên mới vướng phải chấp thường

Bị khổ bởi cái vô thường lăn xoay

Nguồn đạo lý đã chỉ bày

Bánh xe vận chuyển luân hồi lăng xăng

Những ai đeo bánh xe lăn

Phải nên giác ngộ lý chơn tỏ tường

Mục đích chỗ đến cuối đường

Là đạo đức là con đường của ta

Được vậy tai nạn lánh xa

Làm việc hữu ích dung hòa khắp nơi.

Bằng chẳng vậy quyết định rồi

Tự mình tránh khỏi cuộc đời nhiểu nhương

Tự mình tìm một con đường

Đến nơi đạo đức sống thường  vui thay.

Khá hơn con kiến đeo hoài

Cho bị chết dẹp dưới tay vô thường

Con mọt ở giữa cây căm

Bị nhào lộn bị lăn xoay điên đầu

Có hiểu nguồn đạo thâm sâu

Mới thấy chơn lý nhiệm mầu tự nhiên

Chúng sanh mới tiến chưa hiền

Vô minh chấp lấy ái triền khổ thân

Tham mê vật chất bụi trần

Sa đọa địa ngục khổ thân đời đời

Khổ rồi giác ngộ nẻo  vui

Trở lại sống thật đượm mùi từ bi.

Trí huệ sáng dứt mê si

Không còn cái ác tránh đi lỗi lầm

Con đường người trí kiếm tầm

Kêu là đường đạo trí nhân ra vào

Để dấu đạo đức đời sau

Đạo đức võ trụ dạt dào bao la

Đạo sanh đời, sống hiền hòa

Là chốn đạo đức nơi ta trở về.

Phật tăng đệ tử các Ngài

Từng đi như vậy khứ lai cõi trần

Hiềm vì sai lạc bước chân

Hiểu sai chơn lý đạo dần lạc xa

Rồi khi khổ chết xảy ra

Người sẽ giác ngộ về nhà Như Lai

Đạo đời, đời đạo lăn xoay

Ít ai còn hiểu đạo hay là đời

Trường đạo đức chỗ đến nơi

Giáo lý thế giới ta người sống chung.

Vậy mà ít ai hiểu thông

Nghĩ ra xét kịp để không lạc lầm

Phải vương lấy nghiệp gia đình

Tham riêng vật chất đấu tranh ích gì

Đúng y như vậy chớ chi

Cả nhân loại đều hiểu y như rằng

Không có xã hội gia đình

Chỉ có đạo đức lớp trên thuận hòa

Không có lớp nhì, lớp ba

Niết bàn rốt ráo mới là quý hay

Thiên đường, nhơn loại tạm thời

Ông già chỗ đến cho người trẻ con

Ai rồi cũng đến lớp trên

Bằng không giác ngộ bước lên nẻo lành

Thời gian nó vẫn âm thầm

Nó vẫn xô tới mà mình đi lui

Chống cự đứng lại thụt lùi

Cho bị tai nạn có vui sướng gì.

Bằng ở một chỗ lâu thì

Rồi cũng chán nãn giành chi nhọc phiền

Thế nên đời đạo một trường

Hai lớp dưới để làm nền lớp trên

Thiếu một lớp cũng không xong

Bài ai nấy học mới mong yên bình.

Nếu như tất cả học sinh

Bằng ông già hết thiện thanh vô cùng.

Nếu lớp dưới hết chẳng xong

Học sinh mới cũ dồn chung khổ nàn.

Đời là gầy dựng đạo tràng

Khuyến khích đạo đức, tôn sùng đạo chơn

Trẻ nhỏ hiểu lầm nguồn cơn

Rằng đời ố đạo ai đương việc nầy

Nếu có chỉ là một vài

Người ta ố ngạo kẻ hay làm càn

Cõi đời ngày nay không an

Bởi có cây thú hiện đang rất nhiều

Chưa theo đạo đức được đâu

Nên trường đạo đức phải cần chia ra

Gia đình xã hội tạm mà

Rèn trau tâm trí cho ta trưởng thành.

Sự thi tuyển là chiến tranh

Chiến tranh thử thách đạo tâm gia đình

Ai mà đạo đức hoàn toàn

Sẽ được trúng tuyển vẽ vang vô cùng.

Mặt đất thế giới chung hùn

Chứa nuôi học dạy con chung vạn nhà.

Con ma ma bắt chẳng tha

Đất chôn con đất, thi mà không xong

Thì còn phải ở lại trong

Gia đình, xã hội chờ mong một ngày.

Sự thật chơn lý sắp bày

Lượm cục đất đem ném vào hư không

Thế nào cũng rớt chẳng không

Ác đen dơ nặng khó mong còn hoài

Cho nên người giác ngộ rồi

Thì ngoài mục đích sống đời học tu.

Kẻ ấy chưa sống được đâu

Chưa có cái sống, ở lâu với đời.

Nên thánh nhân xưa có lời

Sáng hiểu đạo, chiều chết thời cũng an.

Biết rõ mục đích con đàng

Chậm mau cũng đến nên càng vui thay

Còn nếu sự sống lâu ngày

Mà chưa hiểu đạo thiệt thòi biết bao.

Sống mà không hiểu đạo mầu

Sống thêm tội lỗi, sống đâu ích gì

Kim ngôn Phật dạy mấy lời

Người sống trăm tuổi ở đời xưa nay

Chưa thấy viên ngọc báu này

Không bằng người sống một ngày hiểu thông.

Ngọc là pháp bảo đại đồng

Nguồn đạo lý thật thuận dòng ứng cơ

Chỉ cho người biết lối về

Thấy ra tội lỗi u mê bao đời.

Phật bậc giác ngộ cao vời

Chúng sanh gặp Phật biết rồi ham tu

Chán cho cái kiếp phù du

Hiểu được vậy sẽ bắt đầu đi lên.

Nguồn đạo lý là tiếng chuông

Ngân nga vang dội mộng hồn tiêu tan

Hiểu được đạo lý ngọn nguồn

Tức như ta gặp pháp vương hiện tiền.

Phật xưa nói pháp tùy duyên

Dùng nhiều thí dụ pháp huyền, pháp khai

Thinh Văn thính giả mỗi người

Nghe lời phương tiện hiểu ngay tâm mình.

Người trí rõ biết không lầm

Đời nay nghiên cứu sách kinh thật nhiều

Phân tích chia chẻ lắm điều

Sinh ra ngờ vực lắm điều thị phi.

Thấu được nguồn đạo diệu kỳ

Chúng ta biết được đạo từ nơi tâm

Tâm làm chủ các pháp hành

Từ tâm lưu xuất pháp lành, pháp mê.

Làm ruộng, buôn bán đủ nghề

Phật, trời, địa ngục du hề tự tâm

Tâm làm công thợ lâu năm

Chiêu cảm khổ não hơn thân nhọc nhằn

Cảnh ngoài dẫu có thăng trầm

Chỉ khi tâm chủ lạc lầm mới nguy.

Như vậy thì tùy cách đi

Trèo cao té nặng mê si lạc lầm

Nguồn đạo lý hướng tự tâm

Tâm sẽ soi sáng cõi trần trang nghiêm

Nguồn đạo lý như ngọn đèn

Soi đường dẫn lối trang nghiêm cõi trần.

Những bậc tri thức ước mong

Sự thật chơn lý thấm nhuần chúng sanh.

Ai cũng là bậc đại hành

Nguồn đạo lý được ban hành thôn g lưu.

Như cơpn nắng hạn khát khô

Suối nguồn đạo lý luân lưu cõi trần

Người người đều được thấm nhuần

Ích lợi quý báu rất cần khắp nơi

Chơn lý soi sáng cõi đời

Chơn lý lẽ thật, cõi đời giả duyên.

Là chơn lý chẳng tư riêng

Là công lý không ẩn, quyền, tiệm phương.

Nguồn chơn lý pháp cao trên

Hơn các quyển khác tự nguồn pháp thiêng

Vậy nên các bậc hữu duyên

Mừng vui thích hợp, cần chuyên thực hành./.

 

 

Tác giả: Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang

NT. Tuyết Liên chuyển thơ

 

-----oo0oo-----

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

BÀI LIÊN QUAN

Chơn lý Thập nhị nhơn duyên  ( HT. Giác Toàn , 1336 xem)

Sợ tội lỗi  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 1256 xem)

Chư Phật  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 1824 xem)

Ăn và sống  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 2072 xem)

Hột giống  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 2056 xem)

Đi Tu  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 2244 xem)

Tông Giáo  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 1508 xem)

Giác Ngộ  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 2400 xem)

Khuyến Tu  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 1380 xem)

Chánh Pháp  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 2804 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ