Trang chủ > Đức Tổ Sư > Chơn Lý
Đại thừa giáo
Xem: 5726 . Đăng: 04/05/2022In ấn
Đại thừa giáo
Chúng ta muốn biết tiểu thừa
Ta hãy xem xét tiểu thừa trước khi
Phật sanh tiền Ưu Ba Li
Thợ cạo kém học được đi tu hành.
Tuy kém học Ngài chí thành
Chuyên về giới luật trì hành rất nghiêm
Với Ngài giới luật trước tiên
Là nền tảng đạo vững bền dài lâu.
Nương theo giới luật buổi đầu
Trở nên hiền thánh mặc dầu kém căn (trí).
Chớ người cũng được sạch trong
Giải thoát những sự trói trăn trong đời.
Sau khi Phật nhập diệt rồi
Ba Li truyền luật hướng thời phía Nam
Từ Ấn Độ sang Tích Lan
Xiêm La, Miến Điện, Cao Miên và Lào.
Đạo lan truyền đến hôm nay
Giáo lý y bát gọi ngay tiểu thừa.
Các sư còn giữ hạnh xưa
Chuyên về tạng luật sớm trưa hành trì
Sở chấp hẹp, nhưng tinh vi
Giữ gìn chính chắn nghiêm trì hạnh tăng.
Không thân cận với thế nhân
Lo tu tự độ phần mình cho xong
Đắc La Hán có lục thông
Rồi sau mới đến độ trong muôn loài.
Khi ta đã vững vàng rồi
Thì sau mới đến độ người trầm luân
Chớ người lặn hụp dưới sông
Làm sao cứu được người đang bị chìm.
Còn đại thừa hạnh trước tiên
Do Ngài Ca Diếp nối truyền khi xưa
Ngài là đệ tử Thích Ca
Nối ngôi Tổ vị Phật đà truyền trao
Ngài là bậc trí huệ cao
Giỏi về môn luận đứng đầu hàng tăng.
Hoằng dương chánh giáo siêng năng
Không câu chấp giới thánh tăng tịnh rồi.
Giáo lý Phật truyền xa xôi
Từ Bắc Ấn, Tây Tạng rồi Trung Hoa
Khởi đầu do đức Đạt Ma
Tổ sư hai tám (28) Phật gia nối truyền.
Đạo Phật đến đất Trung Nguyên
Gặp lúc Nho giáo nắm quyền trị dân
Nho giáo cầm quyền cấm ngăn
Lý do sợ Ấn xâm lăng xứ nầy.
Bồ Đề Đạt Ma đến Tàu
Chín năm dòm vách không sao phổ truyền.
Tức là Nho giáo thế quyền
Làm vách ngăn cản việc truyền đạo chân
Nhưng làm sao mà cản ngăn
Kẻ trí thức vẫn âm thầm tin theo.
Chánh pháp ẩn nhẫn hoằng khai
Người có chánh tín bỏ ngay mê lầm
Học đạo lý rất thành tâm
Lần lần sáng tạo thành công Tăng già
Là thời Bồ Đề Đạt Ma
Lúc chánh pháp mới truyền qua xứ Tàu.
Thần Quang Huệ Khả kế sau
Đạo Tín, Tăng Xán ... rốt là Huệ Năng.
Sáu cảnh ngộ rất khó khăn
Từ sơ khai, đến thành công hoàn toàn.
Trải bao giai đoạn gian nan
Thành công mà vẫn dưới quyền Nho gia.
Truyền pháp để biết chánh tà
Giới luật y bát vẫn là cấm ngăn
Nhưng giáo lý Phật xuất trần
Nho giáo không thể cấm dân theo về.
Những người trí thức lần hồi
Tìm đến học đạo để rồi biết thêm
Nhận ra pháp Phật cao trên
Khác hơn giáo lý nhơn thiên ta bà.
Như lớp nhứt khác lớp ba
Thế là Nho giáo chia ra hai phần
Đạo Nho học Phật tu hành
Đảng Nho thì lại mượn danh lo đời.
Lạm dụng quyền thế ép người
Không ngăn cấm được mượn lời tán dương
Cho là pháp Phật cao hơn
Nhưng lại ngăn cấm đạo chơn hành trì.
Họ sợ giới luật bát y
Được ban hành rộng người quy tu hành
Giáo lý Phật rất trọn lành
Còn hành vi họ thì danh lợi quyền.
Sợ người theo Phật bỏ tiên
Không tín nhiệm nữa nên tìm cách ngăn
Chánh pháp không được ban hành
Giáo lý y bát trọn lành thanh cao.
Những ai hiểu đạo thì vào
Núi rừng nhập định để trau tâm mình.
Gọi là giáo lý thiền lâm
Các sư thiền định ở trong rừng già.
Còn những sư yếu, bệnh, già
Không đủ sức khỏe nương nhà (chùa) trong thôn.
Chùa xứ Tàu do vua quan
Lập ra làm chỗ in kinh, phụng thờ
Không phải giáo hội Tăng già
Đạo tràng tịnh xá để mà học tu.
Tịnh xá thuở Phật khi xưa
Bằng tranh lá tạm trú mưa vườn rừng.
Tại chùa bá tánh cúng dâng
Các sư thủ tự bận công việc nhiều
Thờ phượng cúng kiến đủ điều
Cư sĩ có việc đều nhờ chư Tăng.
Các sư không còn trông mong
Tu định huệ được bởi không thời giờ.
Thế là quen việc lâu ngày
Thành ra nghề nghiệp sanh nhai tạc thù
Bằng kinh sách với danh từ
Tượng cốt của Phật, thừa tư gia tài.
Cũng vì ở chùa lâu ngày
Nên phải thâu nhận tín đồ cư gia.
Danh từ chức phận bày ra
Các sư đã trở nên nhà đầu tư
Không nhớ ý nghĩa Tăng sư
Khất sĩ chân chánh là như thế nào.
Học pháp Phật thật là cao
Mà sự tu lại theo Nho mới kỳ.
Học trò lớp nhứt mà đi
Làm các việc của học trò lớp ba
Tức là đã trở thành ra
Lớp nhì chính giữa biến ra đạo trời.
Nếu không chấn chỉnh kịp thời
Đạo Phật sẽ mất từ nơi pháp hành.
Sư thề độ tận chúng sanh
Sau mới thành Phật, nguyện lành bao la.
Theo như Bồ tát tại gia
Lo làm việc thế để mà độ sanh
Bao giờ địa ngục vị không
Ngài chưa thành Phật vào trong niết bàn.
Nguyện mãi ở lại trần gian
Làm Thầy đưa độ các hàng chúng sanh
Nhưng các sư lại quên rằng
Chúng sanh tấn hóa mãi sanh thêm hoài.
Các sư vui lòng làm thầy
Dạy cho lớp chót học trò số đông
Mãi lo việc của giáo tông
Niết bàn bặt lối khó mong nguyện thành.
Các sư lại tự gọi mình
Là đại thừa giáo, cho mình là cao.
Chỉ cần pháp học nâng cao,
Không cần đắc quả, để mau làm thầy
Số đông tín đồ quy y
Cho là kết quả đắc kỳ lợi danh.
Sư quên Phật tăng không tranh
Tín đồ, xã hội, gia đình Nho gia.
Tăng tu giải thoát xuất gia
Lục căn thanh tịnh an hòa không không.
Đại thừa nhập thế độ sanh
Trói buộc sanh tử đã thành trào lưu
Các sư dấn thân vào đời
Không còn dấu vết Phật thời khi xưa.
Bày ra chuông mỏ sớm trưa
Điệp phái, sớ tấu y như đạo trời.
Các sư cộng sự với đời
Làm việc phước thiện như người tại gia.
Nhơn Thiên phước báu hà sa
Không còn rảnh trí để mà định tâm.
Không lo dạy đạo chư Tăng
Ai cũng lo sắm tạo phần của riêng
Cũng như các bậc vua quan
Vua quan theo Phật khá hơn theo người.
Các sư làm thiện rất hay
Giữ gốc thiện, được đắc rày nhân tâm.
Người ta tìm đến rất đông
Nhất là những lúc thăng trầm loạn ly
Nhiều người tìm đến quy y
Chùa đông bổn đạo, hưng suy cửa thiền
Nhờ vậy giặc chóng được yên
Nên người cảm mến đức hiền các sư.
Đại thừa giáo ngày hôm nay
Trong thời mạt, đạo đổi thay pháp hành.
Cách mạng đạo Phật trở thành
Đạo Trời người độ chúng sanh các miền
Vì hoàn cảnh phải tùy duyên
Giáo pháp hạ thấp cho người hiền tu.
Nhưng dầu sao thì các sư
Chưa quên đạo lý luật nghi tăng già.
Các sư vẫn gọi nhau là
Yết ma, hòa thượng ... cùng là sa di.
Trái lại sự thực hành thì
Không đúng chánh pháp luật nghi Tăng già.
Xưa Tỳ kheo không cấp bằng
Không chức phận, khất sĩ đồng danh xưng.
Chúng sanh khất sĩ thanh bần
Xin học chơn lý giữ phần tu chơn
Giác ngộ bình đẳng không tranh
Không phân giai cấp lợi danh chức quyền.
Còn người cư sĩ chưa hành
Đúng theo chơn lý nên sanh tử hoài.
Ai cũng khất sĩ sau nầy
Tên cư sĩ tạm rồi đây không còn.
Cư sĩ bước vào đạo tràng
Nương một khất sĩ làm thầy dạy tu.
Có tên gọi là sa di
Buổi đầu lớp tạm sau nầy bước lên
Khất sĩ bình đẳng cao trên
Nên tên cư sĩ đầu tiên không còn
Hòa thượng tên tạm lúc nầy
Sa di xưng tặng ông thầy bề trên.
Hòa thượng không phải danh xưng
Với tất cả, hay cấp bằng chức danh.
Trong đạo Phật khi độ sanh
Mỗi khất sĩ dạy cho xong một người.
tập hạnh hai năm hoặc hơn
Có đủ đức hạnh, được thầy tỳ kheo.
Là vị hòa thượng trước đây
Chứng nhận giới thiệu cho người sa di
Phải có thêm một vị sư
Yết ma dạy lễ cho sa di nầy
Một vị giáo thọ làm thầy
Trao truyền giới pháp sa di cho người.
Chứng minh cho pháp sự nầy
Một giáo hội hai mươi thầy tỳ khưu
Tất cả ưng cho sa di
Nhập chúng bình đẳng việc nầy mới xong.
Yết ma, giáo thọ danh xưng
Là danh xưng tạm để dùng trong khi
Lên lớp, thọ giới lúc nầy
Không phải chức vụ của thầy tỳ kheo.
Một tiếng khất sĩ như nhau
Bình đẳng, trí huệ trước sau mỗi người.
Đạo Phật quy định sẳn rồi
Một khất sĩ dạy một người sa di
Đến khi người tập sự nầy
Lên hàng khất sĩ bấy giờ thâu thêm
Tập sự khác dạy đưa lên
Làm tròn nhiệm vụ bề trên bậc thầy.
Với trách nhiệm người làm thầy
Thật rất khó nên việc nầy phải nghiêm.
Con lỗi trách cha trước tiên
Trò không nghiêm lỗi người trên dẫn đường.
Cha, thầy nhiệm vụ thiêng liêng
Tất cả các việc hư nên học trò
Đời sống của người học trò
Là do tín chủ cúng dâng cho thầy.
Thầy lo tập sự đủ đầy
Người tập sự đối ân thầy nặng mang.
Ân dạy dỗ, ân cưu mang
Trọn lòng giao tánh mạng cho ông thầy
Tùy người dạy dỗ chỉ bày
Uốn nắn tập sự thành người tốt hơn.
Người mà tập sự ưng lòng
Lựa chọn khi bước tập hạnh xuất gia
Bởi thế tập sự sa di
Không được tự ý đổi thầy bổn sư.
Tỳ kheo trọn phận làm thầy
Giới thiệu tập sự vào hàng xuất gia
Thọ giới đủ hoặc đưa qua
Một vị sư khác để mà tu thêm.
Nhược bằng theo không được bền
Chưa hết bài vở, tự mình đổi thay
Thầy chưa gởi mà bỏ đi
Không ai nhận bởi người nầy hư tâm.
Nó đã bội nghĩa vong ân
Nó sẽ nói quấy vị thầy hôm nay
Thế rồi đến một ngày mai
Nó sẽ nói xấu vị nầy khác đâu.
Như thế tâm nó đã hư
Không thể vào lớp chơn như niết bàn.
Thâu dạy chi cho bất an
Tập sự đó bị loại ngang lúc đầu.
Đạo Phật cao siêu nhiệm mầu
Không dung chứa những người nào hạ căn.
Đành rằng sự học trăm thầy
Những trong mỗi lúc phải xong một bài
Do thầy dạy chứng nhận ngay
Đưa lên từng bậc lớp bài phân minh.
Chứ không như những học sinh
Nghe thầy lớp nhất dạy hay đi tìm
Bỏ lớp chót trốn vượt lên
Phá rối thiên hạ không nên chút nào.
Trừ ra có trường hợp sau
Đang theo học mà thầy đau nữa chừng
Hoặc chết, hoặc bị tâm thần
Không dạy được nữa mới tìm học thêm.
Đời đạo cũng vậy như nhiên
Thế gian thầy dạy ăn tiền số đông
Sau khi thầy đã dạy xong
Nó về nhà nó hư nên mặc tình.
Đạo đức thì khác cái nhìn
Tội trò thầy chịu, hết tình chăm nom
Một thầy một trò luôn luôn
Đến khi trò được nối chân theo thầy
Khi đức hạnh chưa đủ đầy
Thầy trò khắn khít không hay xa rời.
Không như cư sĩ ở đời
Sống lêu lổng, mà xưng tôi học trò.
Các sư thì quá từ bi
Cũng kêu bổn đạo của thầy chung chung.
Khi xưa Phật kỹ vô cùng
Độ một người là nên xong một người.
Nhìn như là rất hẹp hòi
Nhờ vậy Chánh pháp tăng già thạnh hưng.
Chớ không phải cần số đông
Đông không kỹ luật thì đông làm gì.
Vì vậy mà lòng từ bi
Của đại thừa giáo càng đi xa nguồn
Thì đạo Phật sẽ không còn
Tông giáo càng mạnh tín đồ càng đông
Là đạo Phật sẽ mất dần
Không còn tiếng đạo ở trong cõi đời.
Lần lần xã hội con người
Tông giáo, đảng phái vì quyền lợi riêng
Mà hằn học ố nghịch phiền
Hiểu lầm tiếng đạo Phật truyền khi xưa.
Cũng vì thế mà Trung Hoa
Thiền lâm, thừa giáo phân ra hai phần.
Thiền lâm là kẻ ở rừng
Sống bằng định huệ chuyên cần định tâm.
Đại thừa là phái canh tân
Không tu chỉ học tưởng mình là xong
Xưng tổ khoe thầy viễn vông
Tưởng mình là Phật giữa trong cõi đời
Khác đức Ca Diếp thuở nào
Đạt Ma chẳng giống, xưng thầy nhân thiên.
Gọi các sư giữ luật nghiêm
Ăn thịt, uống sữa, bát y tiểu thừa.
Nói vậy đức Phật khi xưa
Khất thực nuôi mạng tiểu thừa hay sao.
Thiếu giới luật không bát y
Tham sân không diệt có chi tự hào.
Ấy cũng bởi do học cao
Nhơn duyên cảnh ngộ đổi thay xa lần.
Đạo Phật chơn chánh không còn
Biến ra tông giáo độ đời cứu dân.
Sự cải sửa ấy là nhân
Nhà Nho theo Phật, còn gìn gốc Nho
Xuất gia giải thoát còn lo
Gia đình, xã hội khuôn phò quốc gia
Đặt mình bổn phận nước nhà
Tư riêng sái quấy nghĩ là tận trung.
Chưa hiểu đạo lý sống chung
Nên chưa cắt được phàm tâm dục tình.
Các sư không lìa vô minh
Làm sao giải thoát cho mình vượt ra
Khỏi gia đình cùng quốc gia
Đứng trên võ trụ dung hòa nhân sanh.
Các nhà sư còn nặng tình
Chưa bỏ cái chấp của mình của ta
Chấp chỗ ở, chấp tín đồ
Làm sao chánh đạo ban sơ lưu hành
Thế nên đã mấy ngàn năm
Giáo pháp cũng chỉ quẩn quanh trong vùng.
Các nước khác chẳng ai dùng
Nên sự tu ấy mất dần gốc xưa.
Đại thừa giáo là Nho gia
Không giống đạo Phật Thích Ca giáo truyền.
Quyển Đại thừa giáo có duyên
Có ra do sự chấn hưng đại thừa
Đại thừa bị nạn xứ Tàu
Sang đến xứ Việt rất lâu vẫn còn
Chưa thoát được nạn giáo quyền
Không thể đến với lý chơn nhiệm mầu.
Như chúng ta thấy từ lâu
Đã bao thế kỷ nhuốm màu Nho gia
Không còn chánh pháp Thích Ca
Người ta nói xứ Việt ta mê lầm.
Thời gian gần mấy chục năm
Đại thừa đặt sự học lên hàng đầu
Đại thừa giáo sẽ tiến mau
Tiến đến chơn lý mở mang Phật thừa.
Sẽ không còn tên đại thừa
Mà là chánh pháp khi xưa tinh tuyền
Đạo Phật Thích Ca nối truyền
Hiện đang khởi xướng tại miền Việt Nam
Sẽ từ cái học đến làm
Đến tu đắc đạo viên thành giác chơn.
Quyển nầy phân tỏ thiệt hơn
Là để chỉ rõ nguồn cơn lâu dài
Chỉ rõ một sự đổi thay
Của cái tiếng đạo xưa nay lưu truyền.
Khởi đầu cho một nhân duyên
Sự tiến cấp của một nền văn minh.
Sự tiến của dân tộc mình
Vui mừng đạo Phật hồi sinh bắt đầu.
Chắc rằng sẽ chẳng bao lâu
Đạo Phật là đạo ban đầu nguyên sơ
Không phải đại hay tiểu thừa
Hay là Nho đạo của người Trung Hoa.
Việc cải cách thật hay ho
Ngoài sự ước lượng tốt cho cuộc đời
Nhưng khi đã biết rõ rồi
Chắc là ai cũng bồi hồi mừng vui
Tán dương ca ngợi hết lời
Thật hành theo để sống đời lạc an./.
Tác giả: Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang
NT. Tuyết Liên chuyển thơ
-----oo0oo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Vị hung thần ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 1960 xem)
Trường Đạo Lý ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 4664 xem)
Võ Trụ Quan ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 2300 xem)
Con Sư Tử ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 3748 xem)
Nguồn Đạo lý ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 4996 xem)
Chơn lý Thập nhị nhơn duyên ( HT. Giác Toàn , 4196 xem)
Sợ tội lỗi ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 4412 xem)
Chư Phật ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 3772 xem)
Ăn và sống ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 5008 xem)
Hột giống ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 6160 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ