Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư

TP.HCM: HT. Giác Pháp giảng Quy Sơn Cảnh Sách tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang

Tác giả: Ban TTTT Hệ phái.  
Xem: 394 . Đăng: 27/06/2024In ấn

TP.HCM: HT. Giác Pháp giảng Quy Sơn Cảnh Sách tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang

 

Sáng 22/6/2024 (17/5/Giáp Thìn), tại khóa ACKH PL.2568 Pháp viện Minh Đăng Quang, HT.Giác Pháp - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Nghi lễ TƯGH, Phó Thường trực Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Tri sự trưởng GĐ.V, Trụ trì Tịnh xá Trung Tâm (Q.6, TP.HCM), đã có buổi thăm và chia sẻ pháp thoại cùng chư hành giả an cư, chủ đề “Quy Sơn cảnh sách”.

 

 

Mở đầu buổi giảng, dẫn tiếp lời Tổ Quy Sơn với đoạn: “Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát-na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô, ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát-na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?”, Hòa thượng giảng lược ý nghĩa cho biết: “Vô thường già bệnh không hẹn một ai. Sớm còn tối mất, trong khoảng sát-na đã qua đời khác. Giống như sương của mùa xuân, móc của ban mai, chốc lát liền không, như cây bên bờ vực, như những thực vật leo mọc trên vách giếng, làm sao có thể lâu bền được? Niệm niệm nhanh chóng nối nhau, trong một sát-na, chuyển hơi thở thì đã là đời sau. Làm sao có thể yên lòng để đời mình trôi qua vô ích như thế được?”.

Trong đoạn tiếp theo ghi: “Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự, miến ly hương đảng, thế phát bẩm sư. Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức, huýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly”, hàm ý rằng đối với cha mẹ không dâng cho miếng ăn ngon ngọt, quyến thuộc cũng quyết rời bỏ xa lìa, không thể trị an việc nước, lại chấm dứt nối dõi nghiệp nhà, xa làng bỏ xóm, cắt tóc vâng thầy học Đạo. Vậy nên bên trong cần giữ được cái niệm công phu tu tập, bên ngoài thì mở rộng cái đức hạnh không tranh chấp, xa rời trần thế, cầu mong giải thoát.

Mượn lời cổ đức, Hòa thượng khẳng định: “Nhất nhân thành đạo cữu huyền thăng, ý nói một người tu thành đạo thì chín thế hệ thăng. Thăng ở đây là duyên của người tu đạo đem đến cho dòng họ, giúp gieo tạo duyên lành với đạo thêm cho một người, khiến họ mở rộng nhận thức, có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu vể Phật pháp, từ đó hình thành mong muốn kết duyên với Phật đạo. Người thân dễ kết duyên nhất chính nhà cha mẹ của người xuất gia. Ở đời chăm sóc cha mẹ chỉ là sự báo hiếu nhỏ trọn trong một đời về ăn-mặc-ở thường ngày mà thôi. Người xuất gia giúp cha mẹ kết duyên với đường đạo, là sự báo hiếu lớn lao nhất, giúp cha mẹ thoát nẻo khổ đau luân hồi đời này và đời vị lai”.

Cũng trong ý pháp này, Hòa thượng nhấn mạnh, người xuất gia tu hành, tiếp độ chúng sanh cần lưu ý rằng, mỗi chung sanh đều có thể là cha mẹ ta từ thời quá khứ, nên sự gieo tạo, kết nối mối duyên đạo cho chúng sanh không khác với việc báo hiếu cho cha mẹ của chính mình từ thời quá khứ. Vì vậy, người thế tục chỉ báo hiếu cha mẹ ở đời hiện tại, nhưng người xuất gia lại báo hiếu cha mẹ trong ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Đồng nghĩa với việc, người đời báo hiếu nhỏ, người xuất gia cầu giải thoát là báo hiếu to lớn vậy.

 

 

Hòa thượng cũng nêu lên lời cảnh sách của Tổ Quy Sơn đối với hàng xuất gia đã thọ giới Tỷ-kheo: “Hà nãi, tài đăng giới phẩm, tiện ngôn ngã thị Tỷ-kheo. Đàn việt sở tu, khiết dụng thường trụ. Bất giải thổn tư lai xứ, vị ngôn pháp nhĩ hợp cung. Khiết liễu tụ đầu huyên huyên, đãn thuyết nhân gian tạp thoại. Nhiên tắc, nhất kỳ sấn lạc, bất tri lạc thị khổ nhân. Nẵng kiếp tuẫn trần, vị thường phản tỉnh. Thời quang yểm một, tuế nguyệt tha đà. Thụ dụng ân phiền, thí lợi nung hậu. Động kinh niên tải, bất nghĩ khí ly, tích tụ tư đa, bảo trì huyễn chất. Đạo sư hữu sắc, giới húc Tỷ-kheo, tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc. Nhân đa ư thử, đam vị bất hưu, nhật vãng nguyệt lai, táp nhiên bạch thủ. Hậu học vị văn chỉ thú, ưng tu bác vấn tiên tri. Tương vị xuất gia, quý cầu y thực!”.

Diễn giải ý nghĩa lời cảnh sách của Tổ, Hòa thượng cho biết, tại sao vừa được giới phẩm lại tùy tiện cho mình là bậc Tỳ-kheo? Dùng của thí chủ, ăn của thường trú, không biết xét nghĩ cho kỹ những thứ ấy từ đâu mà có, lại nói bừa rằng hiến cúng như vậy là lẽ tất nhiên đúng pháp. Ăn rồi, xúm đầu huyên náo, chỉ nói toàn những chuyện tạp của thế gian. Nhưng đó là cái vui nhất thời mà không biết chính cái vui đó lại là nguyên nhân của đau khổ. Bao kiếp xưa kia, chạy theo trần cảnh, chưa từng phản tỉnh. Thời giờ mãi trôi, năm tháng lần lữa, hưởng dụng càng nhiều, lợi dưỡng càng lắm, trải qua nhiều năm mà chẳng nghĩ tính đến việc rời bỏ. Tích chứa cho nhiều, cũng chỉ vì nuôi giữ lấy cái thân xác hư huyễn này mà thôi. Đấng Đạo sư có khuyên răng và khuyến khích Tỳ-kheo phải giữ thân mà tiến trên đường Đạo, còn ba việc ăn, mặc, và ngủ thường ngày đừng nên cho đầy đủ quá. Con người đa số đều đam mê những mùi vị ấy không ngừng, ngày qua tháng lại, thoáng chốc đã bạc đầu. Cho nên kẻ hậu học chưa nghe được ý chỉ huyền diệu của Phật Pháp phải học hỏi sâu rộng với các bậc giác ngộ đi trước, sao lại có thể nói rằng việc xuất gia quý ở nơi cầu cơm no áo ấm?

Hòa thượng chỉ rõ, vật thí của đàn na được Đức Phật miêu tả nặng như núi Tu di, như trong Truyện cổ Phật giáo có kể rằng, Tôn giả A Nan khi mang cà sa xuống sông, dẫu tìm đủ mọi cách, nhưng bỏ chiếc y xuống nước vẫn không chìm mà cứ nổi lên, thậm chí lấy đá tảng đè lên nhưng cà sa vẫn không chịu chìm. Thấy lạ, Tôn giả A Nan liền hỏi Phật nguyên do. Phật dạy: “Hãy đi lấy hạt cơm còn dính trong bình bát bỏ lên xem sao”.  A Nan liền đi lấy một hạt cơm còn sót lại trong bình bát bỏ lên chiếc y, quả nhiên cà sa từ từ chìm xuống nước. Nhóm Lục quần Tỷ-kheo vô cùng ngạc nhiên trước hiện tượng lạ lùng này, liền hỏi Phật nguyên nhân. Phật đáp: “Mỗi hạt cơm của tín thí cúng dàng nặng như núi Tu Di. Do đó, nếu thọ nhận của cúng dàng mà không tu hành đắc đạo thì sẽ mang nợ…”.

Qua đó, Hòa thượng sách tấn: “Là hàng tu sĩ xuất gia học Phật, đi theo hạnh Khất sĩ, mỗi người nên biết quý trọng từng hạt cơm, từng chút nhỏ vật thực cúng dường, lấy công đức tu hành mà đền đáp lại đàn na tín thí đã cúng dường. Cũng bởi ý thức được sức nặng của từng hạt cơm mà tín chủ cúng dường cho người xuất sĩ, mà trong khi thọ thực, chúng ta thường nên quán tưởng như kệ “Thọ bát”:

“Bát cơm ai sắm cực lòng
Ta dùng phải nhớ tầm công ơn người
Vì nguồn sống phải mượn hơi
Cũng như chén thuốc chữa nơi bịnh tình

Ráng tu trước độ thân mình
Sau lo độ tận chúng sanh mê lầm
Thức ăn này từ đâu đem đến
Phải chăng vì người mến đạo lành
Thương ai chín chắn tu hành
Thảo lòng, nhịn miệng kỉnh thành, kính dâng...”

 

Một số hình ảnh tại buổi giảng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban TTTT Hệ phái

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ