Trang chủ > Văn Học > Văn

Đáp đền bốn ơn nặng trong mùa Vu lan

Tác giả: Thiện Thành.  
Xem: 5018 . Đăng: 26/08/2021In ấn

 

Đáp đền bốn ơn nặng trong mùa Vu lan

 

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Vu Lan duyên khởi Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát 

 

Kính bạch Quý Ni trưởng, hàng Giáo Phẩm chứng minh

Kính bạch Chư Tôn Đức Ni 

Thưa Quý Phật tử kính mến

Qua hàng nghìn năm, Vu Lan đã trở thành một trong những ngày lễ đặc biệt sâu sắc trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta nói riêng và cả thế giới Phật giáo nói chung. Bởi đây là nét văn hóa biểu hiện sự cao đẹp bằng nếp sống thiện lành, hòa kính theo lời dạy của Đức Phật “Sống từ bi, yêu thương, tri ân và báo ân”. Đức hạnh này đã thắm đượm sâu thẳm nơi tâm hồn mỗi người và đã trở thành một triết lý sống trong xã hội loài người cách đây trên 2,5 thiên niên kỷ mãi đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Nói khác hơn, giá trị ấy đã nâng cao đời sống thanh lương, tốt đẹp, trong sáng tâm hồn và đức hạnh của mỗi người trước bối cảnh đạo đức xã hội đang dần băng hoại. Chúng ta biết, hiện nay trong sự ứng đối, giao tiếp và sống chung nhau, con người ngày càng biểu hiện rõ sự vô cảm, ít nhẫn nhục, nghèo lòng khoan dung, lãnh đạm, thờ ơ trước bao nỗi đau thương, bất hạnh của nhân sinh và muôn loài chúng sinh… Xuất phát từ ý nghĩa đó, hôm nay nhân mùa Vu Lan 2021 (Phật Lịch 2565), trong phạm vi và tầm hiểu biết hạn hẹp của người mới học Phật. Con xin mạn phép được trình bày cảm niệm của mình với tựa đề: “Đáp đền Bốn Ơn nặng trong mùa Vu Lan”.

 

Kính Bạch Quý Ni trưởng hàng Giáo Phẩm

Kính Bạch Quý Chư Tôn Đức Ni

Cùng Quý Phật tử đồng tu thân mến

Chư vị Cổ đức đã dạy: Ta có mặt trên cõi đời này, đó là nhờ ân sinh dưỡng của Cha Mẹ, có Cha Mẹ mới có ta; Khi lớn lên được hiểu đạo, được tiến bước trên con đường chánh pháp đều nhờ ân giáo dưỡng của Sư trưởng, Tổ Thầy. Lại nữa, được sống trong sự an bình, yên tâm tu tập, thọ dụng vô số phương tiện đủ đầy trong đời... tất cả đều nhờ ơn quốc gia, xã hội cùng vạn loại chúng sanh, ta mới có được môi trường hòa hợp, đạo đức, đỡ nâng, nuôi sống ta trong biển pháp an lạc và yêu thương. Chính vì thế, Đức Phật đã dạy làm người phải luôn nhớ đến bốn trọng ân:

1. Ơn Cha Mẹ: Ta luôn giữ hiếu hạnh làm đầu

Mẹ: Người cưu mang cực nhọc, vất vả suốt chín tháng mười ngày, đến khi sinh nở còn đớn đau không thể kể xiết mới hạ sinh chúng ta ra đời. Sau khi ra đời, người Mẹ phải dưỡng nuôi, cho bú mớm, trông nom, chăm sóc, dạy dỗ cho ta khôn lớn từng ngày mà không một lời oán than, trách mắng. Mẹ cũng là Người thầy đầu tiên dạy chúng ta đánh vần chữ “Nhân” cho đến khi thành người. Mẹ còn là Người hy sinh tất cả vì con, tình yêu thương dành cho con vô bờ bến.

Thứ đến là Cha: Người tần tảo nuôi dạy chúng ta khôn lớn, yêu thương con hết mực. Cha tuy ít nói, luôn thầm lặng, nhưng trong lòng không phút giây nào ngừng nghỉ tìm cách để bao bọc cho con giữa dòng đời muôn trùng phức tạp. Có thể nói, Cha là người đã vùi thân trong nắng mưa, trải bao đắng cay nhọc nhằn, nỗ lực miệt mài để cho đời con ngọt ngào, mong bồi đắp cho con một tương lai tươi sáng. Ôi! Cha cứ mãi dõi theo những bước đi của con, mong muốn nhìn con bước đến đỉnh cao của cuộc đời. Thế nên có câu:

Đức cù lao lấy lượng nào đong được?

Ấy là chữ HIẾU dạy trong luân thường.

Là đệ tử Phật, được giáo dưỡng để có được nhận thức sâu sắc về công ơn sanh thành, dưỡng dục vô bờ bến của hai bậc Cha Mẹ. Chúng con thiết nghĩ, mỗi người cần thể hiện rõ niềm hạnh phúc khi được phụng dưỡng Mẹ Cha về vật chất lẫn tinh thần. Chăm lo cho Cha Mẹ bằng tất cả niềm thương yêu, tôn kính, có thế mới thể hiện đúng ý nghĩa hiếu hạnh theo tinh thần Phật dạy. Nên biết rằng, cuộc đời được đầy đủ ân phước khi chúng ta còn có Cha, có Mẹ, đó cũng là ưu ái của Trời Phật ban cho chúng ta.

Đặc biệt hơn nữa như Phật đã dạy, nếu Cha Mẹ chúng ta vắng bóng trên cuộc đời, chúng ta vẫn có thể báo hiếu (Kinh Vu Lan Bồn).

Bởi vì tình thương ấy đều có thể cảm nhận thật sâu trong lòng mà không cần dùng đến ngôn ngữ, bởi ngôn ngữ chẳng qua cũng chỉ là những dòng sông, con rạch nhỏ làm sao chuyển tải nỗi tấm lòng của đại dương. Như câu ca dao sau đây đã miêu tả:

Ngôn ngữ trần gian như túi rách,

Đựng sao đầy hai tiếng Mẹ Cha!

Ôi! Ân tình, cốt nhục, chín chữ cù lao là một dòng duyên sinh nối tiếp, chuyển biến và tái tạo thọ mệnh của chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay nên phải tri ân, cảm trọng và đền đáp. Như bài kệ sau đây đã trình bày:

Sinh, Cúc, Phủ, Súc, Trưởng, Dục

Đó là sáu chữ trong hàng cù lao

Nhớ thêm ba chữ nữa nào

Cố, Phục, Phúc đủ chín (chữ) vàng khắc ghi

Tâm con dốc báo ân nghì,

Quãng đời còn lại con thì không quên.

Công Cha, đức Mẹ cao vời,

Lòng con khắc giữ suốt đời không phai.

Trải trăm nghìn kiếp đọa đày,

Đáp đền ân nặng như là trời cao.

Đội ơn chín chữ cù lao,

Dưỡng, Sanh kể mấy non cao cho vừa.

2. Ân Tam bảo và Thầy Tổ: Ta thể hiện đúng vai trò của người Phật tử

Khi hình hài đã vững, đủ trí lớn khôn, nếu chúng ta có duyên lành gặp được pháp Phật, được học hiểu giáo lý, tiến bước trên đường tu học Phật pháp, đó là nhờ ân giáo dưỡng của Sư trưởng, của Tổ Thầy. Nên nói, ân sâu dày và to lớn của Tam Bảo và Thầy Tổ sẽ dẫn dắt cho ta một hướng sống thiện lành.

Để báo đáp ân Tam Bảo và Thầy Tổ, Phật tử chúng ta phải làm tròn bổn phận, nghĩa là nghe những lời Phật dạy, làm theo những việc Phật đã làm, sống đúng theo con đường Phật đã sống. Ngoài bổn phận làm người cho xứng với danh nghĩa con người, cho tròn nhân cách, Phật tử còn luôn cố gắng trau dồi đức hạnh, tu tâm dưỡng tánh, để thân tâm được an lạc, thanh tịnh, hầu hưởng được hạnh phúc trong hiện tại và bước lên đường giải thoát trong tương lai.

Mỗi Phật tử chúng con nguyện luôn cố gắng để vượt thoát khỏi kiếp sống luân hồi khổ đau, vượt khỏi sự trói buộc của vô minh, mê lầm. Chúng con từ vô thỉ đến nay, vẫn sống say chết ngủ trong trường giả danh mộng huyễn, luân hồi đã nhiều đời nhiều kiếp. Ngày nay, chúng con may mắn nhờ phúc báo đời trước, được làm con Phật, mắt được hữu duyên tham cứu, tiếp cận tam tạng giáo điển, tai được nghe Phật pháp, lời răn dạy của chư Tôn đức. Chúng con thiết nghĩ, mỗi người cần phải gắng sức tu tập hơn, dứt bỏ những thói quen mê lầm phiền não, tịnh hóa thân tâm, để cho tâm tánh được tiến hóa dần đến chỗ hoàn toàn viên mãn, như vậy mới khỏi phụ công truyền dạy của Thầy Tổ đã rũ bỏ hết bụi trần, cắt ái từ thân, dày công thuyết pháp, chỉ bày cho chúng con những phương pháp tu hành, chuyên tâm tu trì, không gián đoạn để thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Công ơn Thầy Tổ mênh mông,

Dù đi hay ở vẫn không phụ lòng.

Thầy như trăng sáng trời trong,

Lắng soi tâm thức suốt thông lòng mình.

Nhờ Thầy ta vững niềm tin,

Chuyên tâm tu học tự tin chính mình.

Tình Thầy là cả bóng hình,

Là mây là gió đẹp tình diệu ân.

Thầy về cùng với Pháp Thân,

Hoà chung thất đại sáng vầng sao mai.

Ơn Thầy còn mãi hôm nay,

Con xin nguyện nhớ chẳng thay đổi lòng.

3. Ân quốc gia, xã hội: Ta phải làm tròn bổn phận của người công dân tốt

Cha Mẹ đã cho ta hình hài và dày công dưỡng dục, thì quốc gia, xã hội là nơi bao bọc, là nền móng vững chắc để bảo vệ an ninh, tạo mọi điều kiện cho ta phát triển về mọi mặt, trong đó bao hàm cả việc tu hành lẫn truyền trao giáo pháp. Nhờ Quốc gia thái bình, xã hội yên lành, dân nhân biết yêu thương hòa ái... mới xây dựng, giữ gìn được nếp văn hóa tinh thần cao đẹp, tất nhiên mọi sự tốt đẹp đó đều được hun đúc từ ngàn đời với bao hy sinh của các bậc tiền bối hữu công.

Vậy nên, để đáp đền ân quốc gia, xã hội chúng ta phải có: Nhận thức đúng đắn, ý thức tôn trọng pháp luật; Làm cho mọi người Việt Nam hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc; Nêu cao ý thức công dân, tích cực loại bỏ, tránh xa tà đạo, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; Tôn vinh chánh đạo, đắp tô cái đẹp, phát huy cái thiện, sự cao thượng, buông bỏ các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến quá trình xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người.

4. Biết ân đối với môi trường và vạn loại chúng sanh:

Chúng ta đã biết, môi trường và vạn loại chúng sanh không thể tách rời trong cộng sinh của loài người trên trái đất. Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản, đất để xây dựng nhà cửa… các loài thú cùng nhau sinh sống để cân bằng hệ sinh thái, cung cấp cho ta cảnh đẹp thiên nhiên để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Nhưng hiện nay chúng ta đang sống trong môi trường bị con người tàn phá hết sức nặng nề, ví như “người con” bất hiếu với “Cha Mẹ”, hoặc nếp sống trụy lạc... đây là hình ảnh biểu hiện môi trường tự nhiên, môi trường đạo đức làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội cộng đồng nói chung. Do đó, là người Phật tử hằng ngày chúng ta được thừa hưởng biết bao vật dụng, từ vật chất lẫn tinh thần đều nhờ bao công sức gian khó của mọi người. Vậy nên, để vừa được thừa hưởng cuộc sống chất lượng cao, chúng ta phải biết ơn và đền ơn bằng sự bảo vệ môi trường và vun đắp, trợ giúp cho vạn loại chúng sanh, lòng biết ơn ấy được thể hiện qua ý thức giữ gìn môi trường sống bằng lối sống đạo đức, không sát sanh, hại vật, tổn hại lẫn nhau, tàn phá rừng xanh…

Nếu chúng ta hiểu và đáp đền được “bốn ơn nặng” này thì chắc chắn chúng ta sẽ có cuộc sống thanh thản, tâm an tạo điều kiện tu học cho nhau để cùng nhau tiến hóa, đó là cách thể hiện tấm lòng tôn kính, nhớ ơn đến Đức Thế Tôn.

Tóm lại, trong bốn ơn nặng (Tứ trọng ân), ơn Cha Mẹ được Đức Phật nhắc đến rất nhiều. Vì vậy, khi nào chúng ta còn nghĩ tưởng đến công ơn Cha Mẹ, còn thực hiện hiếu hạnh là chúng ta đang thể hiện sự biết ơn và báo ơn, điều đó không gì hơn bằng việc làm thiện lành ngay trên cuộc đời này và tích tạo nhân lành vun đắp phước lạc cho mình và người, đó chính là chúng ta đang ở gần Phật. Nên Đức Phật đã dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, nếu một người biết ơn và đền ơn, thì dù sống xa Ta ngàn dặm vẫn như đang ở bên cạnh Ta. Còn người không biết ơn và không đền ơn, thì dù ở bên cạnh Ta cũng giống như cách xa Ta ngàn dặm”.

Trước khi kết thúc, con kính chúc Quý Ni trưởng hàng Giáo Phẩm, Quý Tôn đức Ni thêm một hạ lạp, nghiệp Đạo tăng trưởng, kính nguyện cầu Tam Bảo chứng minh cho hàng Phật tử, cư sĩ tại gia chúng con đủ duyên được tham dự buổi lễ Vu Lan Đại hiếu hôm nay, để thúc liễm và nhắc nhở chúng con luôn thực hành trọn vẹn hiếu tâm, hiếu đạo đối với Tứ trọng ân và luôn được sống an lành trong chánh pháp.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

 

Thiện Thành - Tịnh Xá Ngọc Vân - Bình Thuận

 

-----ooOoo----- 

 

BÀI LIÊN QUAN

Cảm niệm - bài của Thiện Khai Ngọc Yên  (6154 xem)

Mẹ ơi con chưa lớn  ( Ngọc Hương , 8108 xem)

Vu Lan - Nhớ ân đức Tam bảo và Cha Mẹ  ( Thông Trí , 4516 xem)

Tâm tình sẻ chia “An yên giữa đại dịch”  ( Diệu Minh , 3112 xem)

Nẻo về bình an mùa đại dịch  ( Liên Lạc , 6336 xem)

Sài Gòn ơi! Hãy yêu thương, thông cảm và sẻ chia  ( Nhuận Thiền , 2756 xem)

Thư gửi bạn mùa dịch  ( Nguyên Cẩn , 3568 xem)

Cải tạo mình  ( Nguyễn Nguyên An , 4180 xem)

Ngày của tình thương, ngày của an lành  ( Như Liên , 2732 xem)

TT.Thích Trí Chơn: "Giáo dưỡng đệ tử là một sứ mệnh lớn"  ( T. Nhuận , 3396 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ